Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác hiệu quả cơ sở vật chất của nhà trường và địa phương trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học

docx 13 trang skquanly 19/07/2024 800
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác hiệu quả cơ sở vật chất của nhà trường và địa phương trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác hiệu quả cơ sở vật chất của nhà trường và địa phương trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác hiệu quả cơ sở vật chất của nhà trường và địa phương trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 KHAI THÁC HIỆU QUẢ CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA NHÀ TRƯỜNG VÀ 
ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
 SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến 
 Thực hiện nghị quyết số 29 về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp 
ứng yêu cầu Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã 
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ngành GD – ĐT đã có những bước chuyển đáng kể trong 
việc đổi mới các hình thức dạy học nhằm đưa những kiến thức HS được học tập gần hơn với 
đời sống thực tế của các em. Các em không những chỉ được học trên sách vở mà các em còn 
được học ngoài không gian lớp học, được tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn liền 
với đời sống thực tế của các em, làm cho việc tiếp thu kiến thức của các em trở nên dễ dàng 
hơn, hấp dẫn hơn, kích thích được trí tò mò, sự sáng tạo của các em trong quá trình học tập.
 Bác Hồ, một vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà giáo ưu tú đã từng nói: “Học đi đôi với hành”, 
câu nói này đặc biệt có ý nghĩa trong công tác giáo dục bởi những kiến thức mà học sinh được 
học chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó được áp dụng trong cuộc sống, được phục vụ đời sống 
của con người. Vì vậy hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những hoạt động mà học 
sinh không những áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống mà nó còn giúp học sinh khám 
phá tìm hiểu những kiến thức có liên quan đến đời sống thực tế, gắn liền với đời sống thực tế 
của con người một cách chủ động, sáng tạo và đạt hiệu quả cao.
 Cha ông ta đã từng dạy “Chăm hay không bằng tay quen”, tham gia các hoạt động trải 
nghiệm sáng tạo ngoài việc áp dụng kiến thức vào cuộc sống, khám phá những điều thú vị gắn 
liền với đời sống con người, nó còn giúp học sinh được rèn các kĩ năng lao động, kĩ năng làm 
việc giúp hình thành những con người có thói quen lao động và làm việc hiệu quả, kích thích 
trí tò mò, sự sáng tạo của HS, góp phần tạo ra những sản phẩm có ích cho xã hội. Ngày nay 
việc học tập gắn liền với đời sống luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các cấp quản lý 
giáo dục, của các nhà giáo đang ngày đêm đứng trên bục giảng.
 Khoa học đã chứng minh phần lớn các sáng kiến được tạo ra từ những điều tưởng chừng 
như rất đơn giản trong đời sống thực tế của con người từ“Quả táo rơi”đến định luật Vạn vật 
hấp dẫn của Niu – tơn;Từ câu chuyện thú vị của Ác – si – mét hay từ những thắc mắc của con 
người như:
 “ Thuyền to, thuyền nặng hơn kim
 Thế mà thuyền nổi, kim chìm tại sao?”
 đến việc phát minh ra lực đẩy Ác – si – mét để giải đáp về cơ chế nổi của các vật trên 
mặt nước Tất cả những phát minh đó đều được bắt nguồn từ thực tế đời sống từ đó kích thích 
trí tò mò của các nhà khoa học thôi thúc họ phải tìm hiểu để có được những phát minh vĩ đại 
có tác dụng to lớn trong đời sống của con người. sự đồng thuận và hỗ trợ của cha mẹ học sinh. Đây cũng là một khó khăn không nhỏ khi tổ chức 
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS. 
 – Mất thời gian đầu tư, tìm hiểu về địa điểm. tổ chức hoạt động, đoạn đường HS phải di 
chuyển khi hoạt động, thời gian tổ chức, những thuận lợi và những khó khăn có thể gặp phải 
trong quá trình tổ chức thực hiện.
 – GV ít khi tham gia trực tiếp các sự kiện nên chưa có kinh nghiệm tổ chức các buổi trải 
nghiệm nhằm tạo được hứng thú và lôi cuốn HS đối với hoạt động này.
 – Việc xây dựng kế hoạch gặp không ít khó khăn với nhà trường và với GVbởi kế hoạch 
xây dựng có chi tiết đầy đủ rõ người rõ việc và tạo được tâm thế cho đối tượng tham gia một 
cách hợp lý thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo mới có được thành công như mong muốn. Những 
thiếu sót trong khi xây dựng kế hoạch cũng có thể có thể dẫn đến việc tổ chức không thành 
công các hoạt động này
CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ KHAI THÁC HIỆU QUẢ CƠ SỞ VẬT CHẤT NHÀ TRƯỜNG, 
ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG 
TẠO CHO HS TIỂU HỌC.
 1. Tập huấn cho cán bộ giáo viên nhân viên về các hoạt động trải 
 nghiệm sáng tạo trong nhà trường
 Trước đây, khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đa số GV làm thay HS ở hầu hết 
các khâu: lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị. HS chỉ tham gia thực hiện theo kế 
hoạch của GV lập sẵn và với chỉ một số ít HS trong lớp được tham gia. Còn khi tổ chức 
HĐTNST với yêu cầu tất cả HS đều được tham gia đầy đủ các bước thì đây thực sự là nhiệm 
vụ mới mẻ, khó khăn nên GV còn rất lúng túng trong khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực 
hiện. Do vậy tổ chức tập huấn để mỗi GV nắm chắc nội dung, mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và 
các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là rất cần thiết. 
 Vì vậy, tôi đã tiến hành tập huấn cho giáo viên về hoạt động trải nghiệm sáng tạo với các 
nội dung sau:
 1. Giúp GV hiểu thế nào là hoạt động trải nghiệm sáng tạo: 
 Theo Tài liệu tập huấn về Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu họccủa hai tác 
giả Đinh Thị Kim Thoa và Bùi Ngọc Diệp cho biết:
 Trong Giáo dục học, thuật ngữ hoạt động giáo dục được hiểu theo hai nghĩa: hoạt động 
giáo dục theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Hoạt động giáo dục theo nghĩa rộng bao gồm hoạt 
động dạy học (nhằm chủ yếu phát triển mặt nhận thức và các năng lực trí tuệ) và hoạt động 
giáo dục (nghĩa hẹp – nhằm chủ yếu phát triển mặt tình cảm, động cơ năng lực quan hệ xã 
hội). Gọi tên hai hoạt động nhưng thực chất chúng luôn đi song song với nhau bởi “trong 
dạy học có giáo dục, trong giáo dục có dạy học”, không có việc dạy học kiến thức nào lại không GV cần mạnh dạn giao việc cho hội đồng tự quản thực hiện các nhiệm vụ quản lí lớp, 
duy trì tổ chức sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần, tổ chức sinh nhật Khuyến khích các em 
tích cực tham gia trang trí lớp, tự tổ chức các hoạt động vui chơi, đăng kí tham gia các câu lạc 
bộ,tránh làm thay, làm hộ HS. GV chỉ đóng vai trò là người tư vấn giúp đỡ. Làm như vậy các 
em mới có cơ hội bộc lộ khả năng của bản thân, rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết. 
Từ đó có thêm các kĩ năng cần thiết để tổ chức HĐTNST hiệu quả.
 5. Tổ chức phong phú các hình thức, phương pháp dạy học trên lớp.
 HĐTNST có nội dung rất đa dạng và mang tính tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều 
môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục. Vì thế khi dạy học trên lớp, GV cần tổ chức bằng 
nhiều hình thức, phương pháp dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm, trò chơi, đố vui, ứng dụng 
công nghệ thông tin, các kĩ thuật dạy học tích cực Đặc biệt là phương pháp Bàn tay nặn bột. 
Dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột chính là tổ chức HĐTNST ngay trong từng môn 
học.
 6. Tạo cơ hội cho tất cả HS tham gia vào cả quá trình của HĐTNST.
 HĐTNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ nhằm phát 
triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Thông qua HĐTNST 
hình thành những năng lực, kỹ năng sống, phẩm chất tốt đẹp của HS. Chính vì thế, để tổ chức 
HĐTNST, mỗi GV phải giúp đỡ, hỗ trợ các em tham gia từ khâu thiết kế xây dựng kế hoạch 
đến khâu triển khai HĐTNST để các em thấy được vai trò vị thế, trách nhiệm của các em khi 
tham gia vào tất cả các khâu của HĐTNST.
 1. Nghiên cứu nội dung chương trình các môn học, các hoạt động giáo 
 dục của từng lớp trong trường.
 – Trường Tiểu học Nam Thượng đã thực hiện mô hình trường học mới VNEN từ năm 
học 2015-2016 nên các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tiết dạy ngoài không gian lớp học cũng 
được thường xuyên tổ chức thực hiện có hiệu quả. Việc tổ chức các HĐTNST cũng đã có được 
nền tảng từ các năm học trước tuy nhiên quy mô chưa lớn, số lượng chưa nhiều.
 – Từ năm học 2016-2017 đến năm học 2018-2019, BGH nhà trường đã có được những 
định hướng cụ thể để GV tổ chức các HĐTNST thông qua việc tìm hiểu nội dung chương trình 
các môn học và các hoạt động giáo dục.
 – Ngay từ đầu năm học, BGH nhà trường yêu cầu GV lập bảng thống kê các môn học, 
các hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoài giờ lên lớp có thể tổ chức thành các HĐTNST sau 
đó nộp về BGH nhà trường. Trong bảng thống kê yêu cầu ghi rõ tên môn, tên bài, nội dung 
hoạt động bao gồm 1 hoạt động, cả bài, nhiều bàihay cả một chủ đề, thời gian, không gian tổ 
chức HĐTNST đó.
 – Đối với các HĐTNST gồm 1 hoạt động thì GV chỉ cần điều chỉnh Tài liệu hướng dẫn 
học giúp HS tham gia các hoạt động HĐTNST một cách hiệu quả. Đối với những HĐTNST là 
một bài, nhiều bài hay một chủ đề, GV cùng với HS xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng 
HĐTNST. – Những năm gần đây, với phong trào xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn đã 
thay đổi, khang trang hơn, sạch đẹp hơn, đáp ứng các yêu cầu, các tiêu chí của chuẩn nông thôn 
mới. Mặt khác việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào đời sống lao động sản xuất cũng giúp cải 
thiện đời sống, giảm bớt sự khó nhọc của người dân trong quá trình lao động sản xuất.
 – Cơ sở vật chất ở địa phương bao gồm các công trình công cộng cũng được xây dựng 
khang trang như điện, đường, trường trạm, nhà văn hóa, đền, chùa, nghĩa trang liệt sĩ Các 
địa phương xây dựng nông thôn mới đều xây dựng quy ước, hương ước giúp cho người dân 
địa phương trong đó có cả GV và HS cùng xây dựng, giữ gìn và bảo vệ làm cho cảnh quan môi 
trường ở địa phương rất sạch đẹp, rất gần gũi, thân thiện.
 – Mỗi địa phương lại có truyền thống riêng được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang 
thế hệ khác, từ năm này sang năm khác như các làng nghề truyền thống, có các lễ hội truyền 
thống, các cơ sở như khu di tích lịch sử, khu văn hóa, cơ quan, nhà vườn, khu chăn nuôi, đồng 
ruộng Ngày nay, các địa phương còn có thêm những cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp hay 
công trường  đều có thể là địa điểm để HS được thực hành, trải nghiệm sáng tạo.
 – Mặt khác để HS được rèn luyện về kỹ năng khi tham gia các HĐTNST thì hoạt động 
của các làng nghề truyền thống hay các hoạt độnggieo trồng hoặc thu hoạch nông sản tại địa 
phương hoặc ở mỗi gia đình cũng được coilà nơi HS trải nghiệm để rèn kỹ năng, và giáo dục 
truyền thống cho HS.
 – Tất cả các điều kiện cơ sở vật chất tại địa phương nêu trên cũng chính là điều kiện lý 
tưởng để tổ chức các HĐTNST để giúp cho HS có thể hiểu rõ hơn các hoạt động sản xuất, sinh 
hoạt của người dân địa phương, góp phần hình thành ở các em những phẩm chất, năng lực cơ 
bản nhằm hình thành những con người mới. Điều đặc biệt quan trọng là khi tổ chức cho các 
em tham gia các HĐTNST sẽ giúp các em gần gũi hơn với cuộc sống của gia đình, của cộng 
đồng, làm cho các kiến thức các em thu được không xa rời cuộc sống thực tế, giúp các em biết 
yêu người thân, gia đình, yêu quê hương, đất nước.
 1. IV. Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo
 Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho mỗi HĐTNST, được gọi là thiết kế HĐTNST 
cụ thể. Đây là một bước rất quan trọng trong việc tổ chức các HĐTNST. Khi thiết kế HĐTNST 
chúng ta đã phải tính toán tới rất nhiều yếu tố như con người, thời tiết, không gian, thời gian 
và yếu tố góp phần quan trọng đến thành công của HĐTNST chính là cơ sở vật chất. Vì thế, 
thiết kế HĐTNST chính là khâu cơ bản nhằm trả lời các câu hỏi: Để tổ chức được HĐTNST 
cần sử dụng điều kiện phương tiện gì? Các phương tiện, điều kiện đó có ở đâu? Sử dụng các 
phương tiện, điều kiện đó như thế nào? Ai thực hiện? Thực hiện như thế nào?
 Việc thiết kế các HĐTNST cụ thể được tiến hành theo các bước sau:
 Bước 1: Đặt tên cho hoạt động
 Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên của hoạt động tự nó đã nói lên 
được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Tên hoạt động cũng tạo ra được sự 
hấp dẫn, lôi cuốn,tạo ra được trạng thái tâm lí đầy hứng khởi và tích cực của học sinh. Vì vậy, 
cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để đặt tên hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_khai_thac_hieu_qua_co_so_vat_chat_cua.docx