Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn thiết kế một số trò chơi trong PowerPoint để tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học

docx 20 trang skquanly 17/07/2024 1180
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn thiết kế một số trò chơi trong PowerPoint để tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn thiết kế một số trò chơi trong PowerPoint để tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn thiết kế một số trò chơi trong PowerPoint để tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học
 1/15
 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 Cấp Tiểu học là cấp học nền móng của ngành giáo dục, tạo đà cho các cấp 
học sau này, các em được cung cấp những kiến thức cơ bản. Phương pháp giáo 
dục Tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học 
sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học để bồi dưỡng 
phương pháp tự học, tự rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác 
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 
 Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học luôn là một vấn đề cần thiết hơn 
bao giờ hết với mỗi giáo viên, nhưng đổi mới sao có hiệu quả để giúp học sinh 
tiếp cận kiến thức một cách tích cực, chủ động luôn là một vấn đề trăn trở với 
các nhà giáo. Chất lượng dạy học được nâng cao khi có sự hỗ trợ của CNTT 
(công nghệ thông tin), phương pháp sử dụng “Trò chơi học tập” có thể được 
hiểu đó là một phương thức, cách thức truyền tải một thông điệp, một nội dung 
cụ thể nào đó đến học sinh thông qua hình thức trò chơi – chơi mà học, từ đó ý 
nghĩa của nội dung bài học được truyền tải một cách nhẹ nhàng, nhưng đầy sâu 
sắc và dễ hiểu đến các em. 
 Thực tế phần đa giáo viên tại trường Tiểu học Phú Cường qua tìm hiểu tôi 
thấy việc sử dụng PowerPoint còn chưa thành thạo, Cụ thể giáo viên đã sử dụng 
phần mềm để thiết kế bài giảng nhưng rất đơn điệu, thiếu trò chơi học tập. Có 
những bài học cũng có trò chơi nhưng chưa phát huy hết tính năng của phần 
mềm. Nhiều giáo viên cho rằng việc thiết kế trò chơi mất thời gian, phức tạp 
nhất là thời gian suy nghĩ các câu hỏi, hình thức tổ chức trò chơi, các hiệu ứng 
đặc biệt là để thiết kế được một trò chơi hay cần phải có kĩ năng cơ bản. 
 Qua đó tôi đã nghiên cứu và đưa ra đề tài “Hướng dẫn thiết kế một số trò 
chơi trong PowerPoint để tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học” nhằm giúp 
giáo viên có thể tự mình thiết kế được một số trò chơi đơn giản, bên cạnh đó tôi 
cũng đưa ra một số trò chơi được thiết kế sẵn. Giúp cho học sinh hào hứng hơn, 
kích thích trí tò mò của học sinh qua mỗi bài học, giúp các em học hành tiến bộ 
hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
 Giúp giáo viên có thể tự thiết kế một số trò chơi học tập trong phần mềm 
PowerPoint để giúp học sinh học tốt, vui vẻ và thoải mái trong giờ học.
 Tìm hiểu thực trạng, tìm ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc thiết 
kế trò chơi học tập trong phần mềm PowerPoint của giáo viên trường Tiểu học 
Phú Cường. Đưa ra một số trò chơi học tập được thiết kế sẵn trong PowerPoint. 3/15
 PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Các khái niệm có liên quan
a. Trò chơi học tập là gì?
 Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh.
b. Phần mềm Powerpoint là gì?
 Microsoft Powerpoint là một phần mềm ứng dụng quan trọng của 
Microsoft Office để tạo ra bản trình bày minh họa (presentation); nó là một phần 
mềm mạnh, linh hoạt và dễ học. 
 Powerpoint giúp bạn không những chỉ tạo ra các màn trình chiếu trên máy 
tính phục vụ việc thiết kế bài giảng mà còn tạo ra nhiều sản phẩm khác như: các 
slides cho phim đèn chiếu; các tờ giới thiệu cho khán giả; các phác thảo hoặc 
chú giải. Bạn cũng có thể sử dụng Powerpoint thiết kế các mẫu chủ yếu cho một 
báo cáo của cơ quan; các trang tiêu đề, biểu đồ, bảng kê, các ảnh chụp và hình 
ảnh được quét vào máy tính - nhưng sở trường của chương trình là gia tăng các 
chất liệu cho việc trình diễn có minh hoạ.
2. Tác dụng của việc thiết kế trò chơi học tập
 Giúp cho giáo viên giảm bớt thời gian làm đồ dùng dạy học như tranh, 
ảnh, bảng phụ
 Giáo viên tiết kiệm được thời gian, vì thế có thể mở rộng, khắc sâu kiến 
thức cho học sinh, liên hệ thực tế. 
 Giáo viên không cần ghi nội dung bài lên bảng nên giáo viên có nhiều 
thời gian để theo dõi, kiểm tra việc học và ghi bài của học sinh. 
 Tạo được sự tương tác sinh động, hấp dẫn cho học sinh, kể cả những học 
sinh yếu, kém cũng tập trung chú ý bằng những hình ảnh đẹp, kết hợp với 
hiệu ứng Animation và kĩ thuật Trigger.
 Không chỉ nâng cao chất lượng học tập của học sinh mà còn giúp các em 
thay đổi cách học tập, cách sống, cách tư duy giúp.
3. Các loại trò chơi học tập
a. Trò chơi học tập bắt buộc trong sách giáo khoa
 Nhận biết các vật xung quanh, Đi chợ giúp mẹ, Ai gọi tên các bộ phận cơ thể 
nhanh nhất, Tập sắp xếp, Trang trí góc học tập của bạn, Ai nhanh, ai đúng.
b. Các trò chơi học tập trong phần mềm PowerPoint 5/15
 Trước khi đưa ra các biện pháp để giải quyết các vấn đề trong đề tài nghiên 
cứu tôi đã khảo sát bằng phỏng vấn nhanh thực trạng của giáo viên và học sinh. 
Tôi đã thu được kết quả như sau:
 Về giáo viên: Mức độ thành thạo của giáo viên về kĩ thuật sử dụng phần 
mềm Powerpoint.
 Tổng số giáo viên Thành thạo Chưa thành thạo
 đứng lớp
 TS Tỉ lệ % TS Tỉ lệ %
 19 8 42,1 11 57,9
 Bảng 1. Điều tra về mức độ thành thạo PowerPoint của giáo viên
 Về học sinh: Ý kiến của học sinh trong bài học chưa có trò chơi học tập.
 Số HS Hứng thú Bình thường Không hứng thú
 được 
 SL % SL % SL %
 hỏi
 74 15 20,3 25 33,8 34 45,9
 Bảng 2. Kết quả khảo sát ý kiến của học sinh trước khi áp dụng đề tài
III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
3.1. Nâng cao kĩ năng sử dụng phần mềm PowerPoint cho giáo viên
 Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, họp tổ chuyên môn đề học tập, 
tham khảo ý kiến đồng nghiệp về kỹ năng sử dụng Powerpoint trong bài giảng.
 Thiết kế bài giảng điện tử hay và trò chơi vui nhộn, lí thú, bổ ích thì cần 
phải nắm kĩ và sử dụng thành thạo các thao tác và kĩ thuật cơ bản:
 + Định dạng trong phần mềm: thay đổi phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu 
sắc, căn lề, .
 + Chèn hình ảnh, đồ họa, âm thanh, video clip vào Slide.
 + Sử dụng các hiệu ứng trong PowerPoint để hoàn thiện nội dung và hình 
thức của một bài giảng.
 + Thực hiện liên kết giữa các Slide, các File, Chương trình.
 + Chạy thử chương trình và sửa chữa.
 Phân tích, đánh giá bài dạy của các môn học, tùy theo từng môn học mà 
thiết kế các trò chơi phù hợp với đặc thù môn học đó, tùy theo chương, bài dạy 
mà thiết kế các trò chơi mang tính tổng hợp hay mang tính củng cố hoặc dẫn dắt 
vào bài mới. 7/15
Bước 4: Tiến hành chơi 
 - Hô hiệu lệnh dứt khoát cho các nhóm đồng loạt tiến hành.
 - Giáo viên quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về cách chơi. 
Bước 5: Tổng kết trò chơi
 - Giáo viên kiểm tra kết quả, đánh giá.
 - Đánh giá theo yêu cầu: Đúng (đẹp), nhanh.
 - Đánh giá từng nhóm và công bố kết quả.
 - Nhận xét thái độ của người tham gia chơi và rút kinh nghiệm.
 - Tổng kết trò chơi có nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
 - Tổng kết lại những gì học được qua trò chơi.
3.2.4. Thiết kế bộ trò chơi cụ thể 
 Tùy theo ý tưởng của mỗi người mà thiết kế trò chơi khác nhau. Bậc tiểu 
học các em học với phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” nên tôi thiết kế 
Slide nền cho bộ trò chơi theo hình thức “Vườn trò chơi”, trong vườn có hai 
chú khỉ với 2 bông hoa, mỗi bông tượng trưng cho một nhóm trò chơi học tập. 
Các trò chơi trong từng nhóm do tôi thiết kế và sưu tầm.
 Hình 1 – Trang chủ chọn trò chơi 
 Trang chủ chọn trò chơi gồm có hai nhóm, mỗi trò chơi tương ứng với từng 
cánh hoa:
 - Nhóm trò chơi tìm ô chữ gồm các trò chơi: Giải cứu công chúa, đuổi hình 
bắt chữ, chiếc nón kì diệu, ong tìm chữ, đố vui, trò chơi ô chữ. 
 - Nhóm các trò chơi trắc nghiệm gồm các trò chơi: Gấu qua sông, chim bắt 
sâu, bắn bóng bay, cầu thủ tí hon, chuột tìm thức ăn, ai là triệu phú.
 Giáo viên sau khi soạn giảng bằng phần mềm trình chiếu sẽ được hướng 
dẫn kết nối đến với đường dẫn của bộ trò chơi Hyperlink để lấy liên kết trò chơi. 
Khi vào tiết học hoặc sau khi dạy xong bài, ôn tập chương thì giáo viên sẽ sử 
dụng kí hiệu đường dẫn để lấy trò chơi thích hợp với môn học của mình bằng 
cách nhấp chuột chọn cánh hoa có trò chơi tương ứng. 9/15
 Lần lượt làm như vậy với các đáp án sai còn lại. 
 Nếu muốn trò chơi hấp dẫn hơn ta có thể tải một đoạn nhạc trên mạng sao 
cho phù hợp với trò chơi rồi chèn vào slide.
b/ Tổ chức trò chơi: 
 Với trò chơi này ta có thể tổ chức cho học sinh chơi đội hoặc cá nhân, các 
em sẽ thay phiên nhau trả lời từng câu hỏi, ai nhanh sẽ được trả lời trước và kết 
quả cuối cùng sẽ được tính bằng số lần trả lời đúng và số câu trả lời đúng, đội 
nào có câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ là đội thắng cuộc. 
 Tổ chức trò chơi này sẽ giúp học sinh rèn luyện trí nhớ, có thể nội dung 
bài vừa mới học xong 
3.3.2. Trò chơi “Ô chữ” 
 Mục đích: Ôn lại kiến thức bài học
 Cách thức thực hiện: Dùng để khởi động đầu giờ học, kiểm tra bài cũ sau 
khi học xong một chương, một phần hay củng cố các kiến thức, ôn tập. Kích 
thích hứng thú học tập, huy động tất cả mọi đối tượng học sinh cùng tham gia. 11/15
  Chọn thẻ Insert Shapes chọn hình Oval và chèn vào bên trái mỗi 
hàng. Nhấn Shift để vẽ hình tròn, các bạn cũng có thể vẽ các hình cho câu hỏi 
tùy ý và chỉnh sửa kích thước cho hình. 
  Trong thẻ Format các bạn chọn kiểu hình trong phần Shape Styles, đổ 
màu nền cho hình trong phần Shape Fill, màu viền trong phần Shape Outline, 
hiệu ứng trong phần Shape Effects.
  Để nhập nội dung cho hình tròn vừa vẽ ta chuột phải vào hình và 
chọn Edit Text sau đó nhập nội dung tương ứng (ví dụ: Nhập số 1, tương ứng 
với câu 1). Chọn chữ bạn nhập và chỉnh sửa font chữ, kiểu chữ, cỡ chữ trong 
phần Font của thẻ Home.
  Nháy chọn từng ô hàng ngang đã tạo hiệu ứng tại chỗ (đã làm ở trên) và 
Trigger với từng ô số tương ứng (hàng ngang thứ nhất liên kết với ô số 1, hàng 
ngang số 2 thì liên kết với ô số 2) như hình dưới. 
Bước 3: Tạo nội dung ô chữ.
 Nhấn phím Ctrl và kích chuột tất cả các ô hàng ngang và copy/paste 1 lần, 
trồng lên khung chữ đã tạo trước đó (các hàng ngang trùng nhau).
 Gõ nội dung vào từng hàng vừa copy thêm, căn chỉnh kích cỡ chữ trong ô 
sao cho đẹp mắt (ví dụ như chữ BÁC SĨ phía dưới), rồi chọn hiệu ứng làm xuất 
hiện (Animations Add Animation Entrace). 
 Nháy chuột chọn từng hàng ngang vừa sao chép, tạo hiệu ứng và Trigger với 
textbox Đáp án tương ứng.
Bước 4: Tạo nội dung câu hỏi và nút Đáp án
 Tạo một textbox và gõ nội dung câu hỏi cho từng hàng ngang rồi lại chọn 
hiệu ứng làm xuất hiện (Animations Add Animation Entrace). 13/15
với màu lúc đầu. Gõ nội vào từng ô theo hàng dọc, chọn hiệu ứng xuất hiện. 
Trigger với nút, khi giáo viên kích vào đó đáp án sẽ hiện ra. 
 Với mỗi trò chơi khác nhau, học sinh sẽ cảm nhận được tầm quan trọng 
của tất cả các môn học, từ đó sẽ kích thích niềm đam mê học tập của học sinh 
và chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng cao hơn.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
 Sau khi áp dụng các biện pháp trên ở trường tôi tiến hành kiểm tra, đánh 
giá và thu được kết quả như sau:
  Đội ngũ giáo viên biết giảng dạy bằng phần mềm trình chiếu có kết hợp 
bộ trò chơi làm cho tiết học sôi nổi hơn. 
  Chất lượng bài dạy đạt hiệu quả cao, đa số các em ghi nhớ kiến thức sau 
khi được giáo viên truyền đạt thông qua bộ câu hỏi củng cố.
  Trình độ chuyên môn, trình độ nhận thức, năng lực bồi dưỡng CNTT của 
giáo viên được nâng dần lên, kể cả số lượng và chất lượng. 
  Hiện nay trường đã có gần 80% giáo viên biết thiết kế 1 số trò chơi đơn 
giản bằng PowerPoint.
  Học sinh hứng thú với các môn học hơn, các em ghi nhớ bài lâu hơn. Các 
em tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Đặc biệt là các em tự tin, mạnh dạn 
hơn rất nhiều trong hoạt động nhóm cũng như cá nhân.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_thiet_ke_mot_so_tro_choi_tro.docx