Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 1 làm quen với thư viện tại trường Tiểu học Phan Bội Châu

doc 12 trang skquanly 21/04/2025 270
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 1 làm quen với thư viện tại trường Tiểu học Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 1 làm quen với thư viện tại trường Tiểu học Phan Bội Châu

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 1 làm quen với thư viện tại trường Tiểu học Phan Bội Châu
 Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện tại trường TH Phan Bội Châu
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 Lý do chọn đề tài 
 Trong những năm qua cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành 
giáo dục cũng đã có những bước chuyển mình tích cực với quyết tâm đổi mới 
để đưa chất lượng giáo dục lên ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó nổi bật nhất là“ Việc đổi mới phương 
pháp, nâng cao chất lượng dạy và học ” và phong trào“ Xây dựng trường học 
thân thiện, học sinh tích cực ”. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì không thể 
thiếu các yếu tố: Nội dung giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân 
viên phụ trách thiết bị, thư viện và cơ sở vật chất trường học mà thư viện 
trường phổ thông có vai trò đặc biệt quan trọng.
 Mỗi chúng ta đang sống và làm việc chắc chắn rằng ai ai cũng có những 
hoài bão, ước mơ, những suy nghĩ ý kiến của mình. Song có một câu châm 
ngôn làm tôi nhớ mãi “Ai nắm bắt được nhiều thông tin người đó sẽ chiếm ưu 
thế hơn so với người khác”. Quả vậy, trong thời buổi cơ chế thị trường như 
hiện nay con người hơn nhau ở chỗ ai nắm bắt được nhiều thông tin hơn tức 
người đó sẽ chiến thắng. Vậy thì câu hỏi đặt ra bây giờ là, những thông tin đó 
tìm kiếm ở đâu ? Để trả lời cho câu hỏi đó không ai hết chính Thư viện là nơi 
sẽ đáp ứng toàn bộ yêu cầu, nguyện vọng tìm kiếm thông tin của con người 
một cách chính xác, nhanh chóng. Thư viện là một công cụ để chứng minh 
cho điều đó.
 Trường tiểu học Phan Bội Châu, huyện Krông Ana tỉnh Đăk Lăk đã và 
đang tích cực dấy lên xây dựng phong trào“ Trường học thân thiện, học sinh 
tích cực ” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành trong toàn ngành giáo dục. 
Thư viện trường cũng đã có những bước đổi mới rõ nét theo những nội dung 
trên song cũng chưa đạt được kết quả như mong muốn như chưa đáp ứng được 
nhu cầu học tập, mở rộng kiến thức cũng như chưa đáp ứng hết nhu cầu giải trí 
của học sinh, đặc biệt là các em học sinh đầu cấp chưa thực sự tự tin và mạnh 
dạn và cũng chưa biết thư viện là cái gì. Vì những lý do nêu trên, tôi đã chọn 
và thực hiện đề tài 
“ Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện tại trường tiểu học Phan 
Bội Châu ” làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn góp một phần 
vào việc phát triển môi trường đọc tại thư viện trường tiểu học Phan Bội Châu.
I. 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 
 a) Mục tiêu
 Đề tài: “Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện tại trường tiểu 
học Phan Bội Châu”. Được hình thành trên cơ sở thực tiễn nói trên, nhằm mục 
đích nâng cao chất lượng hoạt động Thư viện, góp phần nâng cao chất lượng 
giảng dạy của giáo viên, nâng cao kiến thức cho học sinh.
 - Giúp cho học sinh có thói quen thích đọc sách, Ham mê tự nghiên cứu 
tìm tòi tài liệu tham khảo để phục vụ việc học tập.
 - Nguồn tài liệu của thư viện được luân chuyển thường xuyên và liên tục 
phát huy tối đa tác dụng của tài liệu. Đồng thời bạn đọc sẽ biết và quý trọng 
sách báo hơn.
 b) Nhiệm vụ
 Nguyễn Thị Bình 1 Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện tại trường TH Phan Bội Châu
và vạch ra kế hoạch “ Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện ” để 
các em tự tin và hòa nhập cùng với các anh chị lớp trước thường xuyên và tự 
tin khi đến với các hoạt động thư viện.
II.2 Thực trạng thư viện trường tiểu học Phan Bội Châu 
a) Thuận lợi, khó khăn
 * Thuận lợi
 Được sự chỉ đạo sát sao sự quan tâm đặc biệt của ban giám hiệu, tập thể 
hội đồng sư phạm, ban đại diện hội cha mẹ học sinh cùng học sinh toàn trường 
đồng tâm chung tay góp sức ủng hộ.
 Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện, 
tiến hành phát động phong trào đọc sách đến toàn thể giáo viên và học sinh. 
Được Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên đầu tư kinh phí để nâng cấp 
phòng đọc, bổ sung vốn tài liệu và sự phối hợp tích cực của các đoàn thể, tổ 
Cộng tác viên thư viện để tôi thực hiện tốt mọi kế hoạch của thư viện đã đề ra.
 - Thư viện được cơ cấu bố trí 2 phòng ở vị trí khá thuận lợi cho việc qua 
lại của học sinh và giáo viên, cán bộ công nhân viên chức khi đến Thư viện 
mượn sách, báo, tài liệu tham khảo.
 - Nhà trường đã trang bị cho thư viện một bộ máy vi tính kết nối mạng 
nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn, và tra cứu mạng.
 - Trong năm cũng đã bổ sung một số đầu sách tương đối đảm bảo về số 
lượng và chất lượng.
 * Khó khăn 
 - Cơ sở vật chất còn thiếu, bàn ghế phòng đọc chưa đúng quy cách.
 - Bạn đọc là học sinh học 2 buổi / ngày nên thời gian đọc sách quá ít, 
nhiều em có hoàn cảnh khó khăn việc đi lại không thuận tiện.
 - Bạn đọc là học sinh bậc tiểu học nên rất tinh nghịch, hiếu động rất khó 
khăn trong việc quản lý các em trong giờ đọc sách.
b) Thành công, hạn chế
 * Thành công
 Thư viện nhà trường đã nhiều năm liền liên tục được công nhận danh 
hiệu thư viện tiên tiến cho đến nay.
 Thư viện mở cửa hoạt động thường xuyên các ngày trong tuần nên số 
lượng bạn đọc đến mượn sách, đọc sách ngày càng nhiều hơn, lượng sách luân 
chuyển trong ngày nhiều hơn.
 * Hạn chế
 - Số học sinh lớp 1 các em còn bỡ ngỡ chưa mạnh dạn khi đến thư viện 
và cũng chưa thực sự hiểu rõ thư viện là gì, và vào thư viện không biết mượn 
sách gì? Vì các em chưa biết đọc.
 - Giờ ra chơi các em có nhu cầu đọc sách nhiều song phòng đọc chỉ 
phục vụ được 1 lớp / buổi
c. Mặt mạnh, mặt yếu
 * Mặt mạnh
 - Cơ sở vật chất thư viện tương đối tốt, có phòng đọc, đầy đủ bàn ghế 
cho giáo viên và học sinh đọc sách.
 - Vốn tài liệu, sách báo các loại đảm bảo phong phú đa dạng, 
 Nguyễn Thị Bình 3 Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện tại trường TH Phan Bội Châu
 Vì những thực trạng trên mà năm học 2014 – 2015 tôi đã thiết nghĩ phải 
có giải pháp để tháo gỡ thắc mắc sự ngây ngô đó trong các em học sinh lớp 
một đó là “ Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện ” để các em cùng 
hòa nhập với các anh chị trong trường và hiểu ý nghĩa của thư viện nhằm nâng 
cao phong trào đọc sách trong toàn trường.
II.3 GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP 
a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 
 Vào đầu tháng 9 tôi đã tham mưu với lãnh đạo nhà trường đề xuất kế 
hoạch “Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện ” dựa trên cơ sở tình 
hình thực tế của nhà trường, lấy ý kiến chỉ đạo từ ban giám hiệu, sự phối kết 
hợp với các đoàn thể giáo viên chủ nhiệm và học sinh trong nhà trường.
 Để giúp các em lớp một làm quen với thư viện ngay từ những buổi đầu 
tôi đã áp dụng các biện pháp sau đây:
 - Mang truyện xuống lớp đọc cho các em nghe ( giờ ra chơi)
 - Cho các em tham quan thư viện (Giới thiệu thư viện)
 - Giới thiệu nội quy và quy và quy định của thư viện
 - Giới thiệu các anh chị tổ cộng tác viên thư viện
 - Giới thiệu sách phù hợp với lứa tuổi các em
 - Hướng dẫn các em sử dụng thư viện, lịch đọc của các em 
 - Giới thiệu các hoạt động của thư viện
b) Nội dung và cách thức thực hiện 
 Ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch đưa ra ý tưởng xin ý kiến chỉ đạo 
của lãnh đạo nhà trường được sự thống nhất cao tôi phối hợp với giáo viên chủ 
nhiệm lớp 1A và 1B cùng thực hiện.
* Bước 1: Mang truyện xuống lớp đọc cho các em nghe ( giờ ra chơi)
 Vào khoảng đầu năm học tháng 9 tôi xuống lớp 1 làm quen với các em, 
giới thiệu tên mình và chọn những cuốn sách như truyện cổ tích, truyện tranh 
hình ảnh nhiều sinh động, chữ ít tôi mang xuống lớp đọc cho các em nghe một 
vài mẩu chuyện ngắn dễ hiểu, dễ nhớ để các em cảm thấy hứng thú, rồi dần 
dần tôi làm quen và giới thiệu cho các em biết công việc của mình làm và chỉ 
phòng thư viện cho các em biết và hình dung được công việc của thư viện là gì 
và làm những việc gì. Và cho các em lịch cụ thể để cho các em vào thư viện 
tham quan.
* Bước 2: Cho các em tham quan thư viện (Giới thiệu thư viện)
 Trong buổi gặp gỡ tại phòng thư viện tôi hướng dẫn và chỉ rõ cho các 
em biết từng loại tủ sách cụ thể và từng loại mảng sách như tủ sách giáo viên 
dành cho giáo viên, tủ sách giáo khoa dùng cho cả học sinh và giáo viên, tủ 
sách tham khảo cũng dùng cho giáo viên và đồng thời cả học sinh khi cần tra 
cứu và ôn luyện thi học sinh giỏi, tủ sách trưng bày để giới thiệu những cuốn 
sách mới bổ sung để bạn đọc biết để mượn, tủ báo, tạp chí dùng cho các thầy 
cô đọc hàng ngày, tiếp đó tôi giới thiệu tủ sách thiếu nhi là sách dành cho học 
sinh như các em được tha hồ lựa chọn, và tôi lấy ra một số sách truyện tranh, 
báo măng non hình ảnh nhiều bắt mắt gây sự chú ý tìm tòi, giới thiệu cho các 
em và cho các em được cầm xem. Sau cùng tôi tôi hướng dẫn cho các em sắp 
xếp ngồi vào bàn đọc và xem tranh các em rất vui mừng và hứng thú.
* Bước 3: Giới thiệu nội quy và quy và quy định của thư viện
 Nguyễn Thị Bình 5 Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện tại trường TH Phan Bội Châu
 Trên đây là các bước thư viện thực hiện “ Hướng dẫn học sinh lớp 1 
làm quen với thư viện tại trường TH Phan Bội Châu ”. Đến nay các em đã 
mạnh dạn, tự tin không bỡ ngỡ khi bước vào thư viện.
c) Điều kiện để thực hiện biện pháp, giải pháp 
 Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, sự phối hợp nhiệt tình 
của giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ cộng tác viên thư viện đã cùng nhau thực hiện 
thành công “ Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện tại trường tiểu 
học Phan Bội Châu ”
 - Giáo viên chủ nhiệm quản lý học sinh lớp mình, nhắc nhở các em thực 
hiện.
 - Cán bộ thư viện trực tiếp hướng dẫn các em các bước.
 - Tổ cộng tác viên thư viện hỗ trợ cùng CBTV để hướng dẫn và giới 
thiệu.
d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 
 Các giải pháp, biện pháp trên đã tạo cho học sinh lớp 1 có mối quan hệ 
thân thiện tự nguyện mỗi khi đến thư viện và hòa đồng cùng các anh chị lớp 
trên không còn rụt rè e thẹn hay sợ sệt như những ngày đầu mới vào.
 Bản thân đã phối kết hợp với các giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức 
cho học sinh tạo sự hoà đồng thân thiện giữa các lớp với nhau, giúp đỡ lẫn 
nhau, các em lớp lớn hướng dẫn dặn dò các em lớp 1 khi đọc sách song phải 
đặt đúng nơi quy định không được mang sách về nhà, giữ gìn, bảo về tài sản 
chung của của thư viện cũng như nhà trường.
 Bởi vậy các mối quan hệ giữa cán bộ thư viện, học sinh, giáo viên luôn 
có quan hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ cho nhau không thể thiếu một trong 
các yếu tố đó. Nếu thiếu một trong các yếu tố đó thi không thể trở thành thư 
viện.
e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
* Kết quả khảo nghiệm:
 - Bằng những biện pháp khả thi đã nêu trên giúp cho học sinh lớp 1 làm 
quen với thư viện, để từ đó các em biết cách và tự tin mỗi khi vào thư viện để 
mượn sách, báo tự phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của mình. Những 
năm học trước đây chỉ có học sinh từ khối 2 đến khối 5 đến thư viện đọc sách, 
báo năm học 2014 – 2015 cả học sinh lớp 1 cũng đến thư viện để xem sách, 
báo...
 Nhờ đó qua kết quả thống kê cho thấy thời gian gần đây phong trào đọc 
sách ở thư viện trường tiểu học Phan Bội Châu đã được nâng lên rõ rệt.
* Giá trị khoa học: 
 - Phong trào đọc sách trong nhà trường được cải thiện rõ rệt.
 - Các em đọc sách với niềm say mê, tự nguyện không cần giáo viên 
nhắc nhở như trước.
 - Chất lượng giáo dục hai mặt của nhà trường ngày càng được nâng lên 
các em đi tham gia học sinh giỏi các cấp đạt kết quả cao tăng lên trông thấy so 
với các năm trước.
II.4 KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, GIÁ TRỊ KHOA 
HỌC CỦA VẤN ĐỀ
 KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN
 Nguyễn Thị Bình 7 Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện tại trường TH Phan Bội Châu
giữ sách tốt hơn. Những kết quả đã đạt được chưa phải là cao 
nhưng đã đưa hoạt động Thư viện dần đi vào nề nếp và thành thói quen. Tôi sẽ 
không ngừng học hỏi những sáng kiến kinh nghiệm của Thư viện bạn, vận 
dụng những sáng tạo trong công tác của mình, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ 
đặt ra là: Thư viện là trung tâm văn hóa giáo dục trong nhà trường là nơi cung 
cấp được nhiều kiến thức căn bản, bổ ích và thú vị cho giáo viên và học sinh, 
là nơi rèn luyện thói quen tự học tự, nghiên cứu, tạo hứng thú cho cả thầy và 
trò vươn lên tầm cao của tri thức và nhân cách. Điều mà tôi luôn mong muốn 
đó là “Thư viện thực sự trở thành người bạn thân thiết của giáo viên và học 
sinh trong nhà trường ”.
 Cuối cùng xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu 
nhà trường, sự giúp đỡ nhiệt tình của tổ công tác thư viện và sự đóng góp ý 
kiến quý giá của các thầy cô giáo giàu kinh nghiệm trong nhà trường đã giúp 
tôi hoàn thành và áp dụng có hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm này.
III.2/ Kiến nghị
* Đối với cấp trên 
 - Vào đầu năm học nên mở các lớp tập huấn cho cán bộ thư viện trong 
huyện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, và thống nhất một số 
mẫu sổ sách của thư viện.
 - Nếu luân chuyển nhân viên Thư viện nên luân chuyển trong khoảng 
thời gian đầu tháng 6. Để chị em tiếp cận được tài liệu bàn giao có thực, hoàn 
thiện cập nhật hồ sơ sổ sách trong dịp hè để tiện theo dõi và quản lý. 
* Đối với giáo viên 
 - Giáo viên thường xuyên tuyên truyền giáo dục nhắc nhở học sinh có ý 
thức tham gia tốt các hoạt động phong trào của thư viện phát động. Đặc biệt là 
thường xuyên nhắc học sinh có ý thức tốt trong việc bảo quản sách báo của 
thư viện và tự giác tham gia các hoạt động phong trào của thư viện, tích cực 
ủng hộ đầu sách cho thư viện để thư viện ngày càng hoàn thiện và phong phú 
hơn.
 Buôn Trấp, ngày 19 tháng 01 năm 2015
 NGƯỜI VIẾT
 Nguyễn Thị Bình
 Nguyễn Thị Bình 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_1_lam_quen_voi.doc