Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn có sự tham gia của cộng đồng
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn có sự tham gia của cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn có sự tham gia của cộng đồng

TÊN ĐỀ TÀI: HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài Ngày 16/10/1968, Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành Giáo dục nhân dịp bước vào năm học mới. Trong bức thư, Bác yêu cầu nền giáo dục nước nhà: « Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa trò với nhau, giữa các bộ các cấp, giữa nhà trường với nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó. Giáo dục cần đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đưa sự nghiệp giáo dục của chúng ta lên những bước phát triển mới ». Luật Giáo dục của Việt Nam cũng nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tính chất, nguyên lý giáo dục: Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.” Để thực hiện tốt các mục tiêu trên trường Tiểu học Lê Hồng Phong đã và đang thực hiện Mô hình trường học mới VNEN, sau gần 3 năm thí điểm thực hiện mô hình này thì nhiều cha mẹ học sinh vẫn băn khoăn không biết mô hình này có phù hợp với lứa tuổi của các em học sinh tiểu học? Các em có tiếp thu được kiến thức đầy đủ và hiệu quả hơn cách dạy và học truyền thống của Việt Nam? Để giải tỏa những thắc mắc, lo âu của các bậc phụ huynh và tâm lý của các em học sinh khi tiếp cận mô hình này tôi chọn đề tài: “ Hiệu trưởng chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn có sự tham gia của cộng đồng », để giúp cộng đồng hiểu rõ hơn Phương pháp dạy và học theo mô hình VNEN giúp học sinh có tính tư duy, sáng tạo trong học tập: Coi quá trình tự học của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu, chức năng và các hình thức tổ chức dạy học theo Mô hình trường học mới VNEN.Giúp cha mẹ học sinh và cộng đồng hiểu rõ và tích cực tham gia xây dựng Mô hình trường học mới. 1 những tình huống nguy hiểm; qua đó nâng cao chất lượng giáo dục và tạo ra sự thay đổi bền vững, lâu dài. II.2.Thực trạng a. Thuận lợi - Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của PGD&ĐT Krông Ana, được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường và sự đồng thuận của tập thể giáo viên dạy theo mô hình trường học mới VNEN. - Đây là năm thứ ba thực hiện dạy theo mô hình trường học mới nên giáo viên tổ chức tốt các hoạt động dạy học, tự tin hơn trong giảng dạy, học sinh đã thành thạo với 10 bước học tập và năm học này, đội ngũ giáo viên được tập huấn bài bản, kĩ lưỡng, thực hành thành thục hơn. - Đa số giáo viên tích cực trong công tác giảng dạy và giáo dục, luôn tìm tòi sáng tạo trong các hoạt động; cha mẹ học sinh rất quan tâm đến công tác giáo dục, luôn đồng thuận cùng nhà trường trong mọi hoạt động; học sinh hào hứng với mô hình trường học mới, tự tin, năng động. - BGH nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tham tốt các đợt chuyên đề, dự giờ để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. - Cơ sở vật chất của các trường cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Mô hình trường học mới. b. Khó khăn - Giáo viên lớp 5 dạy năm đầu tiên tiếp cận mô hình nên còn lúng túng. Học sinh kĩ năng đọc hiểu còn hạn chế, ý thức tự học chưa cao, một số em nhút nhát, kĩ năng điều khiển nhóm của nhóm trưởng còn yếu nên giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ rất vất vả. - Một số lớp có số học sinh đông, diện tích phòng học chật chội gây khó khăn cho giáo viên trong việc kiểm tra kết quả học của các nhóm. - Số phiếu học tập, đồ dùng của học sinh quá nhiều nên giáo viên khá vất vả trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học. - Một số cha mẹ học sinh chưa thật sự tin tưởng vào hiệu quả của Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam. c.Thành công, hạn chế Thành công của nhà trường khi thực hiện mô hình này đối với học sinh: Đây là mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục. Các phòng học dạy theo mô hình VNEN được bố trí giống như phòng học bộ môn, thư viện linh động với đồ dùng dạy và học sẵn có để HS tham khảo; góc đồ dùng học tập, góc cộng đồng, góc trưng bày sản phẩm... Mô hình VNEN thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy HS làm trung tâm, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân HS; chuyển việc truyền thụ của GV thành việc hướng dẫn HS tự học. Lớp học do HS tự quản và được tổ chức theo các hình thức, như: Làm việc theo cặp, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, trong đó hình thức học theo nhóm là chủ yếu. Học sinh được học trong môi trường học tập thân thiện, thoải mái, không bị gò bó, luôn được gần gũi với bạn bè, với thầy cô, được sự giúp đỡ của bạn học trong lớp, trong nhóm và thầy cô, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em. học sinh khá giỏi được phát huy, 3 •Điểm mạnh Có thể thấy mô hình trường học mới có thể đáp ứng được nhiều mục tiêu giáo dục, gắn kết tốt hơn nhà trường với gia đình và xã hội; gắn lý luận với thực tiến, gắn học đi đôi với hành. Mô hình này đáp ứng được nhiều yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diên và bước đầu ứng dụng có hiệu quả ở địa phương trên địa bàn trường đóng. •Điểm yếu Nếu học sinh đọc, viết yếu thì tiếp cận với mô hình trường học mới rất khó khăn, vì tiếp cận với mô hình trường học mới các em phải đọc tài liệu nhiều. Một số ít cha mẹ học sinh trình độ thấp khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh các hoạt động ứng dụng. e. Phân tích Nhà trường chỉ đạo bộ phận chuyên môn, các tổ chuyên môn, giáo viên phải làm tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh và nhân dân, đặc biệt là cha mẹ học sinh có con học Dự án mô hình trường học mới VNEN, nắm rõ chủ trương thử nghiệm dự án của Bộ GD&ĐT, nắm được cơ bản cách thức tổ chức giảng dạy và học tập theo mô hình này. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các tiêu chuẩn như: đánh giá hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và hoạt động theo từng môn học; đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực chung của học sinh như: tự phục vụ, tự quản, giao tiếp, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; đánh giá sự hình thành, phát triển các phẩm chất của học sinh về các chủ đề: yêu quê hương, đất nước, yêu cha mẹ và gia đình, yêu trường lớp và bạn bè, yêu con người; sự tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm, trung thực, kỷ luật, chăm học, chăm làm, thích hoạt động nghệ thuật, thể thao. Đặc biệt, mô hình trường học mới VNEN chỉ áp dụng được cho học sinh từ lớp 2, điều quan trọng là ngay từ lớp 2 học sinh có đọc thông viết thạo mới tự đọc, tự học theo tài liệu, sách hướng dẫn; chỉ cần đọc kém, viết kém thì không học được theo mô hình này, do vậy nhà trường đã tập trung chỉ đạo các giáo viên tổ 1 phải đặc biệt quan tâm đến học sinh lớp 1, dạy học đảm bảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng, chú ý đến việc học xong lớp 1 học sinh phải đọc thật thông, viết thật thạo thì lên lớp 2 mới học theo mô hình trường học mới được Ngoài kinh phí đầu tư của Dự án, sách vở cấp đến học sinh, giáo viên nhà trường phải tham mưu cho địa phương quan tâm đầu tư thêm cơ sở vật chất cho các lớp học theo Dự án. Các bậc cha mẹ học sinh cần quan tâm đến điều kiện học tập tại lớp của con em mình, thường xuyên chia sẻ cùng con em mình trong học tập, vui chơi, trong cuộc sống của trẻ.Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên tham gia dự án về chuyên môn nghiệp vụ, cách thức tổ chức lớp học theo mô hình, cách đánh giá kết quả học sinh theo tổ nhóm chuyên môn, theo trường và theo cụm trường, tăng cường dự giờ thăm lớp, trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau để áp dụng phương pháp dạy học mới đạt kết quả cao. Thời gian triển khai Dự án chưa dài, nên một số giáo viên chưa thật sự hiểu bản chất và ý nghĩa của mô hình. Vì vậy việc thực hiện còn mang tính hình thức, chưa linh hoạt; việc dạy - học và các hoạt động của học sinh còn chưa thật tự nhiên, hiệu quả phối hợp giữa học tập cá nhân 5 Những vấn đề Nội dung truyền thông cần truyền thông Mô hình Goi tắt là VNEN là nơi học sinh cùng nhau học tập để lĩnh trường học hội các kiến thức liên quan mật thiết đến cuộc sống của các mới Việt em. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, khích lệ các em Nam tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp, ứng xử bình đẳng; cha mẹ học sinh và cộng đồng cùng tham gia tích cực vào việc chăm sóc và giáo dục con em Mô hình trường học mới Việt Nam tập trung vào đổi mới sư phạm: Đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp học; đổi mới phương pháp đánh giá, đổi mới tổ chức lớp học Phương pháp -Phương pháp dạy: Giáo viên không giảng bài để truyền thụ dạy-học kiến thức cho học sinh mà hướng dẫn học sinh làm việc với tài liệu Hướng dẫn học qua hình thức hoạt động nhóm có sự hỗ trợ của đồ dung học tập; sự tác động của môi trường lớp học, trường học; mối quan hệ tương tác giữa các học sinh, giữa học sinh với gia đình và cộng đồng - Phương pháp học: Học sinh không tiếp thu kiến thức thụ động mà chủ động làm việc độc lập với tài liệu, thao tác với các đồ vật, quan sát trực tiếp, phân tích so sánh và tương tác với các bạn trong nhóm, tương tác với giáo viên và cộng đồng. Thông qua các hoạt động học sinh hình thành các kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng phân tích, phê phán, học sinh được trải nghiệm, tập trung phát triển năng lực của từng cá nhân. Tài liệu Tài liệu được viết dưới dạng các hoạt động học tập: hoạt Hướng dẫn động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng. tài học liệu được dùng chung cho học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh (3 trong 1) Đáng giá quá Điểm số không phải là điều quan trọng nhất, quan trọng là trình học tập học sinh được đánh giá thường xuyên, liên tục trong suốt của học sinh quá trình học tập , qua sự phản hồi của giáo viên một cách kịp thời. Kết quả đánh giá học sinh dựa trên cơ sở học sinh tự đánh giá, đánh giá của bạn, của giáo viên Trong qúa trình làm việc nhóm học sinh có cơ hội tranh luận và đánh giá lẫn nhau. Thông qua đó, giáo viên kịp thời phản hồi tới học sinh về quá trình làm việc và kết quả học tập của các em. Tổ chức lớp Bàn ghế không kê theo kiểu truyền thống học Bàn ghế được kê theo nhóm phù hợp với sự tương tác giữa các học sinh trong nhóm và giáo viên 7
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_hieu_truong_chi_dao_sinh_hoat_chuyen_m.doc