Sáng kiến kinh nghiệm Giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật

doc 25 trang skquanly 17/04/2025 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật
 Giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
 GIÚP GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC 
 GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT 
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Nhằm thực hiện hoàn thành mục tiêu giáo dục của Đảng, Nhà nước đặt ra 
trong thời kì đổi mới và hội nhập, trong đó có giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết 
tật. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong 
các nhà trường hiện nay là một vấn đề rất quan trọng. Không ai khác ngoài lực 
lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nói chung, trong đó giáo viên chủ nhiệm nói 
riêng là nòng cốt đã góp phần làm nên sự thành công trong công tác giáo dục 
hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Những việc làm cần thiết là tìm ra nhiều giải pháp, 
biện pháp tích cực nhằm hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục 
hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Quá trình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật là 
việc làm vất vả mà người giáo viên chủ nhiệm phải hoàn thành. Khi nhà trường, 
giáo viên nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng sử dụng các giải pháp, biện 
pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật phù hợp sẽ nâng cao chất lượng giáo 
dục toàn diện cho học sinh khuyết tật. Tạo cơ hội cho các em học sinh khuyết tật 
giảm bớt thiệt thòi và có điều kiện học tập, vui chơi, hòa nhập với bạn bè cùng 
trang lứa.
 Trong những năm gần đây trường Tiểu học Trưng Vương có nhiều học 
sinh khuyết tật học hòa nhập tại trường. Cụ thể như năm học 2012- 2013 có 8 
học sinh khuyết tật học hòa nhập, năm học 2013 - 2014 có 6 học sinh khuyết tật 
học hòa nhập, năm học 2014 - 2015 có 6 học sinh khuyết tật học hòa nhập, trong 
đó có nhiều dạng khuyết tật khác nhau nhưng đại đa số các em thiểu năng trí tuệ.
 Hiện nay công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật vẫn còn xem nhẹ, 
chưa thực sự được các thầy cô giáo nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng 
đặc biệt quan tâm một cách đúng mức bởi do nhiều nguyên nhân khách quan và 
chủ quan, cụ thể: Về phía Đảng, Nhà nước, cơ quan chủ quản chưa có chính 
sách ưu đãi đối với giáo viên chủ nhiệm có trẻ khuyết tật học hoà nhập, đổi mới 
cách đánh giá học sinh tiểu học theo TT 30, có nhiều thay đổi trong việc điều 
động cán bộ giáo viên hàng năm. Giáo viên chủ nhiệm quá nhiều áp lực, nhiều 
việc phải hoàn thành, phải bắt nhịp với sự đổi mới, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm 
chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, đại 
đa số chú trọng chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn, các phong trào, dường 
như họ ít chú trọng, còn xem nhẹ đến công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết 
tật, thậm chí có giáo viên chủ nhiệm suy nghĩ chưa đúng đắn: “Trong lớp có học 
sinh khuyết tật học hoà nhập như có thêm gánh nặng”, khi phân công chuyên 
môn giáo viên chủ nhiệm không muốn nhận lớp có trẻ khuyết tật học hoà 
nhập, Song song với nhiều yếu tố nhận thức, tâm lý, tinh thần trách 
nhiệm,thì giáo viên chủ nhiệm họ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ 
năng về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật một cách bền vững nên công tác giáo 
Người thực hiện: Ngô Phong Ba và Trần Thị Hồng Thúy - Trang 1 - Giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
thực hiện những biện pháp giải pháp hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng 
giáo dục cho trẻ học hoà nhập khuyết tật tại trường Tiểu học Trưng Vương xã 
Bình Hòa, Krông Ana.
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Giáo viên chủ nhiệm có học sinh khuyết tật học hoà nhập lớp 1B, 2A, 
2B, 2C, 4B tại trường Tiểu học Trưng Vương.
 Học sinh khuyết tật đang học hòa nhập tại lớp 1B, 2A, 2B, 2C, 4B trường 
Tiểu học Trưng Vương.
 Một số cha mẹ có con em khuyết tật học hoà nhập tại trường.
 Cán bộ quản lý nhà trường.
 Một số thầy cô giáo trong nhà trường không làm công tác chủ nhiệm.
I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu lĩnh vực Giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục 
hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường Tiểu học Trưng Vương từ năm học 
2012 - 2013; 2013 - 20145 và năm học 2014 - 2015.
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phân tích tổng hợp
 Khảo sát
 Điều tra
 Tìm hiểu - Nghiên cứu các nguồn tài liệu 
 Quan sát, thống kê, 
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Việc giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập là một chủ trương đúng đắn của 
Đảng, Nhà nước Việt Nam ta, thể hiện sự quan tâm đúng mức đến Quyền trẻ 
em, thể hiện giàu tính nhân văn và thực sự có ý nghĩa đối với trẻ khuyết tật trong 
toàn xã hội. Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ngày càng được Đảng, Nhà nước 
quan tâm sâu sắc, coi đây như một nhiệm vụ chính trị phải hoàn thành trong thời 
kì đổi mới và hội nhập. Được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng 
của nền giáo dục nước ta hiện nay. Mỗi năm học đều có các văn bản chỉ đạo cụ 
thể của Phòng Giáo dục: Công văn số 891/PGDĐT-GDTH V/v hướng dẫn thực 
hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 cấp tiểu học; Công văn số 1012/PGDĐT-
GDTH V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 cấp tiểu học; , 
hướng dẫn thực hiện của các ban ngành về công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ 
khuyết tật: Công văn số ... Phối hợp với Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật 
của tỉnh tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, giáo viên cốt cán của các nhà 
Người thực hiện: Ngô Phong Ba và Trần Thị Hồng Thúy - Trang 3 - Giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
 - Các tổ chức chính quyền quan tâm: Tặng danh hiệu thi đua cho giáo 
viên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong năm học. Tuyển sinh đối tượng 
học sinh khuyết tật nặng có nhu cầu học tập tại trung tâm trẻ khuyết tật.
 - Trường TH Trưng Vương đã góp phần hoàn thành công tác phổ cập 
PCGDTHMĐ2 của huyện nhà.
 - Một số phụ huynh thể hiện sự quan tâm con em khuyết tật học hòa 
nhập. 
 * Khó khăn: 
Trường Tiểu học Trưng Vương là một trong những trường hàng năm có tỉ lệ học 
sinh khuyết tật học hòa nhập nhiều nhất so với các trường tiểu học trong huyện. 
Năm học 2012 - 2013 có 270 học sinh trong đó có 08 học sinh khuyết tật học 
hòa nhập chiếm tỉ lệ 3,0 % học sinh toàn trường. Năm học 2013 - 2014 có 268 
học sinh trong đó có 06 học sinh khuyết tật học hòa nhập chiếm tỉ lệ 2,3 % học 
sinh toàn trường. Năm học 2014 - 2015 có 267 học sinh trong đó có 06 học sinh 
khuyết tật học hòa nhập chiếm tỉ lệ 2,3 % học sinh toàn trường, đây là một con 
số tương đối cao. Đời sống nhân dân ở đây phần lớn gặp rất nhiều khó khăn về 
mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung, đại đa số họ sống chủ yếu 
là nghề làm nông, một số hộ dân là người các dân tộc thiểu số, hộ nghèo trình độ 
học vấn, nhận thức còn hạn chế, nhiều gia đình có con em diện khuyết tật nhưng 
cha mẹ vẫn phải đi làm ăn xa, gửi con cho người thân,... Vì thế việc quan tâm 
của một số cha mẹ học sinh có con em khuyết tật còn hạn chế, thậm chí có phụ 
huynh dường như bỏ mặc, phó thác con cho người thân, cho nhà trường, không 
một lần thăm hỏi kể cả dịp tết lễ.
 Một số học sinh khuyết tật trí não nặng, lên cơn, đi học không chuyên 
cần, không đáp ứng được các lĩnh vực: Môn học và hoạt động giáo dục, Năng 
lực, Phẩm chất, đặc biệt có em không kiểm soát hành vi sinh hoạt cá nhân nên 
giáo viên chủ nhiệm rất vất vả, chất lượng học tập của các em rất thấp còn rất 
thấp, 100% học sinh không đánh giá,
 Một số giáo viên chủ nhiệm chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác 
giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, khi nhận công tác chủ nhiệm có học sinh 
khuyết tật chưa thực sự vui vẻ, hào hứng, ngại nhận nhiệm vụ, xem như có thêm 
gánh nặng.
 Hiệu quả công tác giáo hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở một số giáo viên 
chưa cao, công tác phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường chưa 
chặt chẽ, chưa năng động.
 Một vài giáo viên chủ nhiệm chưa làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho 
trẻ khuyết tật, chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình, xem nhẹ công tác 
giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, chưa nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ chính 
trị phải hoàn thành. 
 Qua điều tra, khảo sát giáo viên chủ nhiệm có học sinh khuyết tật học hòa 
nhập một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến học sinh khuyết tật, chưa tận tụy 
Người thực hiện: Ngô Phong Ba và Trần Thị Hồng Thúy - Trang 5 - Giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
chuyên cần. Các em vui tươi phấn khởi khi đến trường, tham gia các hoạt động 
giáo dục, nói lên ước mơ, mong muốn của mình “Thích đi học, thích làm cô 
giáo,”
 Góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ năm học 
nhà trường đề ra hàng năm.
 *Hạn chế
 Một số giải pháp mà đề tài nêu còn hạn chế về nhiều mặt, chưa hoàn toàn 
phát huy hết vai trò, trách nhiệm, nhận thức sâu sắc của người giáo viên chủ 
nhiệm trong công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Vẫn còn tình trạng giáo 
viên chủ nhiệm than phiền, kêu ca với ban giám hiệu những khó khăn, ngại làm 
công tác chủ nhiệm khi lớp có học sinh khuyết tật trí não nặng, có nhiều sự tác 
động xung quanh của đồng nghiệp, dạng khuyết tật, áp lực từ cấp trên và tình 
hình xã hội (Hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, kinh nghiệm,) dẫn đến một vài 
giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự nhiệt huyết với công tác giáo dục hòa nhập trẻ 
khuyết tật. 
 Chưa tìm hiểu hết các cơ sở lí luận, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp.
 Chưa có nhiều lí luận trong việc viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm giúp 
giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. 
 Chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật chưa có nhiều tiến bộ.
 Chưa vận dụng linh hoạt hết các giải pháp có tính thuyết phục cao để giáo 
viên chủ nhiệm hứng thú làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
 c. Mặt mạnh - mặt yếu
 * Mặt mạnh
 Đề tài được xây dựng trên cơ sở thực tiễn tại đơn vị trường tiểu học 
Trưng Vương nên thuận lợi trong việc thu thập minh chứng, thông tin về công 
tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
 Được tổ tư vấn góp ý, giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời về mọi mặt và đánh giá cao 
về tính hiệu quả.
 Nội dung đề tài thông qua hội đồng sư phạm, được các đồng chí giáo viên 
chủ nhiệm đón nhận, đóng góp thêm các giải pháp và vận dụng để làm tốt công 
tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. 
 Nội dung đề tài được triển khai, khi vận dụng vào thực tế đã tăng số 
lượng giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết 
tật.
 Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh hàng năm.
 Giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết 
tật là là cơ sở, là tiêu chí cho việc xếp loại thi đua cuối năm học. 
Người thực hiện: Ngô Phong Ba và Trần Thị Hồng Thúy - Trang 7 - Giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
 * Về học sinh
 1. Có nhiều dạng khuyết tật khác nhau, đại đa số các em trí não phát triển 
 chậm, một số hệ thần khinh bị tổn thương nặng, đến trường học để hòa 
 nập chứ không theo kịp các lĩnh vực giáo dục đặt ra, không kiểm soát 
 được các hành vi : 70%
 2. Hoàn cảnh gia đình khó khăn : 10%
 3. Do bệnh tái phát : 10%
 4. Gia đình ít quan tâm, tâm lí phó thác việc giáo dục cho giáo viên, nhà 
 trường : 10%
 * Các yếu tố 
 Giáo viên chủ nhiệm chưa làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ 
khuyết tật một phần do yếu tố chủ về quan tâm lí cá nhân ngại giáo dục trẻ 
khuyết tật học hòa nhập, một phần do tác động bởi các ý kiến khách quan từ 
những giáo viên chủ nhiệm không có học sinh khuyết tật học hòa nhập, không 
có chế độ ưu đãi cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm có học sinh khuyết tật học hòa 
nhập, phụ huynh có con em khuyết tật học hòa nhập thường phó thác cho số 
phận, ít quan tâm đến việc giáo dục,...
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 Như trên đã nêu, nếu giáo viên chủ nhiệm chưa nhận thức sâu sắc về 
quan điểm, mục tiêu giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật của Đảng, Nhà nước 
ta, chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình, chưa thực sự tâm huyết với 
công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, sẽ ảnh hưởng đến nhiều thành 
phần: gia đình, nhà trường, xã hội, đặc biệt bản thân các em là người phải gánh 
chịu nhiều thiệt thòi. Nghiêm trọng hơn chưa hoàn thành mục tiêu giáo dục hòa 
nhập cho trẻ khuyết tật mà Đảng, Nhà nước, Ngành, trường đề ra trong từng 
năm học. 
 Những nguyên nhân sâu xa, những yếu tố tác động đến giáo viên chủ 
nhiệm chưa làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật đó là:
 e.1. Nguyên nhân từ phía Ban giám hiệu nhà trường
 Ban giám hiệu chưa thường xuyên có kế hoạch, tổ chức chuyên đề công 
tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật để giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm trao đổi 
và có thêm kinh nghiệm.
 Chưa tổ chức tập huấn tâm lý cho giáo viên chủ nhiệm có học sinh 
khuyết tật học hòa nhập, chưa làm tốt công tác tâm lí với phụ huynh, chưa tích 
cực tham mưu với các cấp có thẩm quyền có chính sách ưu đãi đối với giáo viên 
chủ nhiệm làm công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. 
 Chưa chỉ đạo các đoàn thể quan tâm, tổ chức nhiều hoạt động giáo dục 
ngoài giờ lên lớp đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, để thu hút học 
sinh khuyết tật đến trường học hòa nhập.
Người thực hiện: Ngô Phong Ba và Trần Thị Hồng Thúy - Trang 9 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_giao_vien_chu_nhiem_lam_tot_cong.doc