Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học
Sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học ’’ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI VIỆC XÂY DỰNG NỀ NẾP LỚP HỌC ----- ----- A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: I. Cơ sở lí luận: Trong thế kỉ 21, khi mà đất nước ta đang trên bước đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì giáo dục được coi như là một vấn đề trọng yếu hàng đầu. Vậy mỗi thành viên chúng ta được đứng trong hàng ngũ những người làm công tác giáo dục cần nhận thức được sứ mệnh cao cả của mình, cần có trách nhiệm để đưa đất nước ngày càng đi lên, phải biết bắt tay vào làm những việc nhỏ nhất nhằm góp phần nâng cao chất lượng thực sự của ngành giáo dục. Như Bác Hồ từng nói: " Muốn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, trước hết cần phải có những con người Xã hội Chủ nghĩa ". Tôi muốn dẫn chứng lời dạy của Bác để chúng ta thấy rằng tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục là vấn đề rèn luyện cho học sinh có một thói quen tốt. Những thói quen tốt sẽ giúp hình thành nề nếp tốt. Nề nếp được coi là một chuổi thói quen làm việc thường xuyên và có khoa học. Ở lứa tuổi học sinh thì nề nếp sẽ giúp các em nắm tri thức nhân loại và hình thành đạo đức, tác phong của con người Xã hội Chủ nghĩa. Về tâm lý, học sinh ở lứa tuổi lớp Một còn rất ngây ngô, dễ tin nhưng lại rất biết nghe lời cô giáo. Các em còn ngây thơ, trong trắng như một tờ giấy trắng. Các em rất dễ tiếp thu những thói quen tốt lẫn thói quen xấu. Nếu như giáo viên thường xuyên giáo dục và rèn luyện thì những thói quen tốt sẽ dần dần được hình thành trong các em và sẽ trở thành thói quen. Trái lại, nếu không được giáo dục và rèn luyện đúng cách các em dễ sa vào những thói hư tật xấu, rất khó sửa chữa về sau. Nề nếp học tập tốt sẽ giúp các em nắm vững được kiến thức trong từng tiết học, hình thành cho học sinh những kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống... Như vậy, chứng tỏ rằng muốn nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh thì vấn đề đầu tiên là giáo viên phải hình thành nề nếp cho học sinh, đặc biệt ở lứa tuổi tiểu học, bởi các em mới bắt đầu làm quen với môi trường giáo dục. II. Cơ sở thực tiển: Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh là một ngôi trường có bề dày về truyền thống học tập và các hoạt động, luôn là một trong những trường dẫn đầu trong các phong trào thi đua, trong đó không thể không nói đến nề nếp lớp học. Năm học 2015 - 2016, tôi được Nhà trường phân công dạy và chủ nhiệm lớp Một. Tình hình chất lượng nề nếp đầu năm học còn chưa cao, do các em vừa được 1 Giáo viên: Nguyễn Thị Liễu – Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh Sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học ’’ III. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp 1B trường Tiểu học Thị Trấn Gio Linh, năm học 2015 - 2016. Tổng số: 38 học sinh ; Nữ: 16 học sinh. IV. Phương pháp nghiên cứu: 1. Khảo sát. 2. Điều tra. 3. Đánh giá. C. NỘI DUNG: Để đáp ứng nhu cầu về mục tiêu đào tạo hiện nay và lâu dài, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh. Vấn đề xây dựng nề nếp lớp học hiện nay đang được mọi người quan tâm, tiếp tục triển khai sâu rộng và có hiệu quả. Cho nên, ngay từ khi nhận lớp tôi đã bắt tay vào công việc. I. Khảo sát tình hình thực tế: Lớp 1B có 38 em, trong đó có 16 em nữ. Qua điều tra ban đầu, trong số 38 em, có 17 em là con cán bộ công nhân viên chức, 9 em bố mẹ buôn bán, 6 em bố con nông dân, phải ở với ông bà, có 1 em thuộc hộ cận nghèo, 5 em có hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn. 1. Định chuẩn khảo sát * Chuẩn 1: Nề nếp học: Đạt: A Chưa đạt: B. * Chuẩn 2: Nề nếp tự quản: Đạt: A Chưa đạt: B. * Chuẩn 3: Nề nếp sinh hoạt tập thể: Đạt: A Chưa đạt: B. * Chuẩn 4: Nề nếp vệ sinh: Đạt: A Chưa đạt: B. 3 Giáo viên: Nguyễn Thị Liễu – Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh Sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học ’’ - Học sinh lớp 1 là lớp đầu cấp, các em mới làm quen với môi trường giáo dục mới nên đa số các em còn bỡ ngỡ, các em hiếu động, thích chơi, chưa có ý thức học tập cũng như tham gia mọi hoạt động. - Các hoạt động đều không thực hiện theo nề nếp như các lớp trên. II. Giải pháp thực hiện: Xuất phát từ tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo những tài liệu có nội dung về đề tài, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, nhận thức đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, nắm vững tình hình cụ thể của lớp. Xác định rõ những khó khăn và thuận lợi của lớp, từ đó tìm ra một số giải pháp hữu hiệu nhất. 1. Giải pháp thứ nhất: Hướng dẫn học sinh làm quen với lớp học và một số nề nếp của Nhà trường. Làm quen với lớp học và một số nề nếp của Nhà trường giúp học sinh biết được vị trí các khu vực trong nhà trường, làm quen với một số nề nếp sinh hoạt và rèn thói quen để thực hiện đúng nội quy, nề nếp sinh hoạt của Nhà trường. - Để làm quen với trường, lớp, vào đầu năm học, tôi đã giúp học sinh biết nội quy của trường đối với học sinh khi đến trường. Giải thích rõ từng nội quy cho học sinh hiểu một cách tường tận. - Hướng dẫn học sinh đi quan sát khuôn viên nhà trường, giới thiệu về vị trí các khu vực như: Dãy các phòng học, thư viện, văn phòng, khu vệ sinh cho học sinh, tập cho học sinh làm quen với hiệu lệnh trống,... - Xây dựng cho học sinh kĩ năng sống: Biết cách giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh lớp học, trường học, bảo vệ môi trường và cây cảnh xung quanh trường, biết bảo vệ của công, bảo vệ sách vở, đồ dùng, dụng cụ học tập. - Đối với lớp học, giáo viên chia lớp thành 3 tổ và chỉ định tở trưởng cho từng tổ. Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết tên lớp và tên cô giáo chủ nhiệm. Hướng dẫn học sinh tự giới thiệu về mình với các bạn ngồi cùng bàn, sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh nói trước lớp theo gợi ý: + Em tên gì ? + Nhà em ở đâu ? + Nay em vào học lớp nào? + Em được cô giáo phân công vào tổ nào ? Bạn nào là tổ trưởng ? + Bạn ngồi cùng bàn với em tên gì ? Trong lớp em còn quen biết bạn nào nữa không ? 5 Giáo viên: Nguyễn Thị Liễu – Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh Sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học ’’ Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh để ghi vào sổ chủ nhiệm. Quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 3.2. Bầu ban cán sự lớp. Để thực hiện tốt mọi nề nếp của lớp học thì sau khi nhận lớp, ổn định một số nề nếp tôi đã chọn các em có năng lực, học tốt, nhiệt tình với công việc, được bạn bè yêu mến, tin tưởng bầu vào ban cán sự lớp. Đổi ban cán sự lớp 1 tháng 1 lần, đổi tổ trưởng 2 tuần 1 lần để tất cả các em được làm cán sự lớp, giúp các em mạnh dạn, tự tin trước mọi người. Tất cả đều được phân công công việc cụ thể, rõ ràng: - Nhiệm vụ của lớp trưởng: + Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp. + Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi xếp hàng vào lớp. + Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục. + Giữ trật tự lớp khi giáo viên chấm bài, khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần,... + Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể. - Nhiệm vụ của lớp phó học tập: +15 phút đầu giờ: giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làm bài. + Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu. +Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết. + Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học. - Nhiệm vụ của lớp phó văn thể mĩ: + Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt đèn, quạt khi ra về. +Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi vệ sinh do trường, lớp tổ chức. + Có nhiệm vụ theo dõi hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt tập thể, ... + Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp. Mỗi em phải làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, lớp trưởng và 2 lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung. 7 Giáo viên: Nguyễn Thị Liễu – Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh Sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học ’’ Khi mới cắp sách đến trường, hầu hết các em đều chưa có ý thức về nề nếp trong học tập. Mọi môn học đối với các em hoàn toàn mới mẻ, gây nhiều lúng túng cho các em trong mỗi buổi học ví dụ như việc sử dụng đúng sách vở, đồ dùng học tập cho từng môn. Những ngày đầu tôi hướng dẫn các em một cách tỉ mỉ, quy định đồ dùng học tập của các em gồm có một bút chì, tẩy, thước, bộ đồ dùng học Toán và Tiếng việt. Hướng dẫn các em nhận biết các loại sách qua bìa của sách và nội dung bài học của từng ngày. Nhận biết vở qua màu sắc, hình ảnh trên bìa vở. Lên lớp, ngoài việc thực hiện dạy học theo đúng chương trình chính khóa, tôi còn giúp các em làm một số công việc khác: Bao bọc sách vở cho học sinh,...Quy định cho các em dùng chung một loại vở cho từng bộ vở. Ví dụ: Sách Tiếng Việt tập 1 có bìa màu vàng, hình cô giáo và các bạn học sinh. Sách Toán có bìa màu xanh, có các số,... Đối với vở tôi qui định ngay trên bảng tên: vở số 1 dùng để học Tiếng việt, vở số 2 dùng để học Toán, vở số 3 học Tập vẽ, vở số 4 học Thủ công các em chỉ cần nhìn số chọn đúng vở để học. Để giúp các em mở sách, vở đúng nội dung bài học, tôi hướng dẫn các em làm mũi tên chỉ bài trong từng quyển sách để làm dấu, học đến bài nào, các em gấp mũi tên ở ngay bài đó, tiết sau chỉ cần lật sang bài sau để học. - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác học tập trên lớp. Rèn nếp giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập cũng là một nội dung quan trọng trong việc dạy dỗ các em. Việc ngăn nắp trong khi sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập cũng là yếu tố dẫn đến thói quen học tập nghiêm túc. Tôi hướng dẫn các em cách lấy sách vở , đồ dùng nhanh, không gây tiếng động, thực hiện được theo các ký hiệu của giáo viên yêu cầu. Năm nay là năm đầu thực hiện dạy Tiếng Việt theo Công nghệ giáo dục, thực sự vào đầu năm học tôi cũng thấy băn khoăn, lo lắng khi đọc sách thiết kế một tiết dạy với nhiều trang sách và trong tiết học lại có sự thay đổi liên tục về sử dụng đồ dùng; vẽ mô hình, viết bảng, viết vở; đọc to, nhỏ, nhẩm, thầm, Tuy nhiên, khi sử dụng các kí hiệu đã trở thành thói quen thì các em thực hiện rất tốt, giáo viên không phải nói nhiều nhưng hiệu quả mang lại rất cao, khiến tôi rất hài lòng. Ví dụ: Tôi viết sắn lên góc trái bảng: S - V – B – N; T – N – N - T và quy ước với học sinh. Chẳng hạn, khi tôi viết vào dưới chữ S số 45 các em sẽ giở sách trang 45; viết vào dưới chữ V số 27 các em sẽ giở vở trang 27; Gõ 1 lần dưới chữ B là lấy bảng, gõ 2 lần là cất bảng, gõ nhẹ theo hồi vào bàn là học sinh xóa bảng, Giữa giáo viên và học sinh có sự kết hợp nhịp nhàng. 9 Giáo viên: Nguyễn Thị Liễu – Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_vien_chu_nhiem_voi_viec_xay_dung.doc