Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học

pdf 29 trang skquanly 12/07/2024 790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học
 Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học” 
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin ngoài những tác động 
tích cực đến đời sống xã hội nó cũng gây ra không ít tác động tiêu cực như: tạo 
một hình tượng hư ảo trên mạng xã hội, nghiện game, phát tán những thông tin thất 
thiệt, Học sinh phổ thông là những đối tượng dễ bị tác động tiêu cực nhất bởi lẽ 
các em đang ở độ tuổi có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, muốn khẳng định 
bản thân hay nổi loạn để gây sự chú ý. 
 Bên cạnh đó, với những áp lực trong cuộc sống đối với các em như: gia đình 
đổ vỡ, thường xuyên bị bố mẹ la mắng hay sự kỳ vọng quá lớn từ gia đình, thầy cô 
khiến các em bị áp lực, căng thẳng. Khi tình trạng này kéo dài, khiến các em dễ rơi 
vào tình trạng trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc. 
 Theo báo Tuoitre.vn đưa tin ngày 12/4/2018 “Đầu tháng 1 - 2018, một nữ 
sinh 12 tuổi tại Hà Tĩnh tự tử ngay tại lớp học. Trước khi ra đi, em để lại hai bức thư 
tuyệt mệnh, một bằng tiếng Anh, một bằng tiếng Việt. Một nam sinh lớp 10 vừa cười 
vừa khóc nhảy từ tầng 4 xuống sân một trường THPT nội trú tại Thành phố Hồ Chí 
Minh nam sinh này cũng để lại thư tuyệt mệnh kể rằng cậu quá áp lực vì học tập”. 
Như vậy, có không ít học sinh vì áp lực học tập đã bị trầm cảm dẫn đến các em 
chọn cách tìm cái chết để giải thoát cho bản thân. 
 Chỉ 0,29 giây với khoảng 400.000 kết quả khi gõ tìm kiếm cụm từ “bạo lực 
học đường” khiến ta thật bất ngờ. Những hình ảnh học sinh nam - nữ giải quyết vấn 
đề bằng nắm đấm chứng tỏ mình là các đàn anh, đàn chị khiến dư luận không khỏi 
phẩn nộ. Đây là những hành vi lệch lạc do các em không kiềm chế được cảm xúc, 
thiếu kĩ năng giải quyết vấn đề. 
 Tóm lại, có thể thấy học sinh có những biểu hiện hay hành vi sai lệch là do các 
em đang gặp khó khăn về tâm lí. Nếu được tư vấn kịp thời sẽ giúp các em có thể tự 
giải tỏa căng thẳng, có những hành vi đúng đắn hơn. Giáo viên chủ nhiệm chính là 
người mẹ thứ hai, là một nhà tư vấn, là một người làm công tác xã hội giúp các em 
vượt qua những khó khăn, trở ngại ấy một cách khoa học. Để làm được điều này giáo 
viên chủ nhiệm cần trang bị cho mình những kĩ năng và kiến thức về tâm - sinh của 
Người viết: Phạm Thị Cẩm Tú - Trường Tiểu học Minh Tân - Dầu Tiếng - Bình Dương 1 
 Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học” 
 Hai là, những trò chơi đường phố hay các game trên điện thoại hấp dẫn 
khiến trẻ bị kích thích. Từ đó tâm lí trẻ bị ảnh hưởng không nhỏ, gây nên các hành 
vi tiêu cực. 
 1.2.2 Hỗ trợ học sinh giải quyết những yếu tố nảy sinh trong quá trình 
học tập 
 Khi vừa chuyển đổi hoạt động chủ đạo từ vui chơi là chính ở trường mầm 
non sang hoạt động học tập ở trường tiểu học, quá trình này đòi hỏi các em có tính 
tích cực và tự giác cao hơn. Do tính chất phức tạp của hoạt động học tập cũng như 
yêu cầu ngày càng cao của gia đình và xã hội, nhiều học sinh rơi vào trạng thái 
căng thẳng, áp lực gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập và cuộc sống. 
 Giáo viên cần quan tâm đến nhu cầu tâm lí của học sinh, những tâm tư 
nguyện vọng của các em thay vì trách phạt, kỉ luật khi các em không hoàn thành 
nhiệm vụ học tập. 
 1.3 Nội dung tư vấn học đường 
 Tư vấn học đường cho học sinh gặp khó khăn trong học tập 
 Tham vấn học đường cho những học sinh có vấn đề về cảm xúc và hành vi 
 2. Cơ sở thực tiễn 
 2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài 
 Nhi đồng lớp 1, 2, 3 và đội viên lớp 4, 5 Liên đội tiểu học Minh Tân năm 
học 2018 - 2019. Số lượng: 830/415 nữ. 
 Học sinh lớp 5/3 trường tiểu học Minh Tân năm học 2019 – 2020. Số lượng: 
33/17 nữ. 
 2.2 Mục tiêu tư vấn học đường 
 Một là, tham vấn học đường tạo động lực cho sự phát triển ở học sinh tiểu 
học và các thành viên khác trong trường học. Các hoạt động tham vấn học đường 
định hướng cho học sinh tìm được mục đích và sự hứng thú trong học tập, học sinh 
tự vượt qua những khó khăn trong học tập. 
 Hai là, tham vấn học đường phòng ngừa các tình huống đẩy học sinh – giáo 
viên đế bất lực hoặc cản trở quá trình phát triển của học sinh. VD: ngăn chặn học 
sinh thích chơi game điện tử hơn là đọc sách hay phòng ngừa bạo lực học đường. 
Người viết: Phạm Thị Cẩm Tú - Trường Tiểu học Minh Tân - Dầu Tiếng - Bình Dương 3 
 Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học” 
 Nhận thức của học sinh còn hạn chế, chưa nhận thấy hậu quả từ những hành 
vi sai trái; các em dễ bị cám dỗ trước những chiêu trò của kẻ xấu. Hôn nhân gia 
đình không bền vững, nhiều em phải sống xa và thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, các 
em cảm thấy mặc cảm, xấu hổ về gia đình dẫn tới xa lánh, không hòa đồng cùng 
bạn bè. 
 PHẦN III: CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
 1. Cần nắm rõ đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học 
 Để hoạt động tư vấn học đường cho học sinh đạt kết quả cao nhất đòi hỏi 
người làm công tác tư vấn cần xác định, nắm rõ về đối tượng cần được tư vấn. Qua 
đó đưa ra nội dung, phương pháp và hình thức tối ưu nhất phù hợp với từng nhóm 
đối tượng khác nhau. 
 Sau quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy được học sinh tiểu học nói chung và 
học sinh lớp tôi chủ nhiệm có một số đặc điểm như sau: 
 a. Đa cảm, dễ xúc động 
 Các em hết sức hồn nhiên, trong sáng. Các em luôn tự hào về những năng 
lực sở trường, mong muốn được người khác công nhận. Cá em rất vui khi được 
thưởng bằng vật chất hơn là những lời khen. Khi nhận xét học sinh, giáo viên cần 
tránh phê bình hay quát tháo. 
 Các em có một tình yêu to lớn dành cho gia đình mình. Trong trường hợp 
nếu gia đình đỗ vỡ các em sẽ dễ mặc cảm và rất dễ xúc động. Các em dễ bị tổn 
thương trước những hành động thô bạo hoặc những lời trách móc. Những hình ảnh 
bạo lực, những lời nói xúc phạm có thể gây ám ảnh cho các em một thời gian dài. 
 b. Hiếu động 
 Về mặt tâm - vận động: Các em thích khám phá thế giới xung quanh bằng 
nhiều cách khác nhau. Các em chơi hang say hết mình, luôn muốn giành chiến 
thắng để khẳng định bản thân mình. 
 Về sinh hoạt học tập: Các em dễ hào hứng cuốn theo các ý tưởng, các kiến 
thức lí thú mới lạ và không ngừng đặt ra các câu hỏi “Tại sao?”, “Làm thế nào?” 
 c. Nhiều ước mơ 
Người viết: Phạm Thị Cẩm Tú - Trường Tiểu học Minh Tân - Dầu Tiếng - Bình Dương 5 
 Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học” 
cô giáo. Dễ dàng nhận thấy, nhận thức của học sinh tiểu học được chia 2 loại cụ 
thể như sau: 
 Một là, nhận thức cảm tính. Tri giác của các em mang tính đại thể, ít đi vào 
chi tiết và không ổn định. Ở buổi học đầu tiên tri giác thường gắn liền với hành 
động trực quan. Trẻ thích quan sát các hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn. 
Chính vì vậy, chúng ta cần thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang tính màu sắc, 
khác lạ so với bình thường khi đó sẽ kích thích được trẻ tri giác tích cực và chính 
xác. 
 Hai là, nhận thức lí tính. Tư duy được chuyển dần từ trực quan sang trừu 
tượng. Khả năng khái quát hóa dần phát triền. Tuy nhiên hoạt động phân tích, tổng 
hợp còn hạn chế. Trí tưởng tượng phát triển phong phú hơn so với lứa tuổi mầm 
non nhờ bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày một nhiều. 
 Như vậy, có thể khẳng định học sinh tiểu học rất dễ thích nghi, tiếp nhận cái 
mới và luôn hướng tới tương lai. Mỗi em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, 
lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội ở một trình độ nhất định. Để tập trung cao 
độ, ghi nhớ có chủ định các em luôn cần sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn 
bè, mọi người xung quanh. Người thầy phải biến những kiến thức khô khan thành 
những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra những câu hỏi gợi mở, thu hút các em vào các 
hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển nhân cách toàn 
diện. 
 3. Cần nắm rõ các bước và nguyên tắc trong tư vấn học đường 
 3.1 Nguyên tắc 
 Giáo viên cần nắm vững các nguyên tắc sau để quá trình tư vấn đạt hiệu quả 
cao nhất: 
 Một là, tin tưởng vào học sinh. Đảm bảo mối quan hệ tin tưởng giữa giáo 
viên - học sinh. 
 Hai là, tôn trọng tính bảo mật và thông tin riêng tư do học sinh cung cấp. 
 Ba là, thái độ không phán xét với học sinh. 
 Bốn là, những trợ giúp cần phù hợp với nhu cầu của học sinh, đảm bảo tính 
tiết kiệm và hiệu quả từ nhiều khía cạnh (Thời gian, tiền của,). 
Người viết: Phạm Thị Cẩm Tú - Trường Tiểu học Minh Tân - Dầu Tiếng - Bình Dương 7 
 Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học” 
tôn trọng của giáo viên đối với học sinh, giúp cải thiện mối quan hệ, học sinh dễ 
cởi mở hơn. 
 4.2 Kĩ năng hỏi 
 Hỏi là kĩ năng cơ bản, có ý nghĩa quan trọng trong tham vấn học đường. 
Mục đích chính của việc hỏi là nhằm khám phá những thông tin về vấn đề của học 
sinh như: nhận thức, suy nghĩ, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội, Hỏi 
để làm rõ mọi khía cạnh, để khơi dậy, để phân tích và suy xét giải quyết vấn đề. 
 Giáo viên khi tham vấn học đường cần chú ý cách đặt câu hỏi đúng nội dung 
với thái độ phù hợp, nhẹ nhàng. Cần hỏi về cả xúc, suy nghĩ, hành vi của học sinh. 
Hỏi những thông tin liên quan về hiện tại chứ không chỉ quá khứ. Hỏi về những 
nhu cầu, mong muốn của các em. 
 Khi hỏi tránh những câu hỏi bắt đầu bằng từ “Tại sao”, “Vì sao”. Tránh hỏi 
dồn dập nhiều câu hỏi cùng một lúc. Khi hỏi cần chú ý quan sát những biểu hiện, thái độ 
của học sinh để điều chỉnh câu hỏi đóng hay mở một cách phù hợp. 
 Thái độ của giáo viên khi hỏi và nhận thông tin phản hồi: Lắng nghe, tôn trọng, 
không phê phán, dành thời gian để học sinh suy nghĩ; Không hối thúc, vội vàng; Có hành 
vi khích lệ, động viên, khen ngợi kịp lúc. 
 4.3 Kĩ năng phản hồi 
 Những phản hồi của giáo viên là rất cần thiết, nó mang lại nhiều lợi ích như: 
giúp học sinh trải nghiệm cảm xúc, sáng tỏ được những suy nghĩ băn khoăn, tạo 
niềm tin để học sinh cởi mở chia sẽ thông tin,  
 Chính vì vậy, khi học sinh đưa ra những quyết định hay hành động thể hiện 
sự nổ lực, cố gắng thì việc cho lời khen là rất cần thiết để học sinh thêm phấn đấu. 
Giáo viên có thể nói những lời khen, khích lệ như: “Rất tốt”, “Đúng rồi”, “Em thật 
tuyệt”, “Giỏi lắm”, 
 Giáo viên cần đưa ra những nhận định về hành vi của học sinh. Cần giúp học 
sinh thẳng thắn nhìn nhận vấn đề: “Rõ ràng em đã làm đúng”, “Có lẽ nếu em 
không đánh bạn sẽ tốt hơn”, “Em chắc chắn có thể làm tốt điều này” 
 Giáo viên cần khích lệ học sinh giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. Gợi 
mở để học sinh phân tích và nhận thấy những hậu quả do cảm xúc tiêu cực mang 
Người viết: Phạm Thị Cẩm Tú - Trường Tiểu học Minh Tân - Dầu Tiếng - Bình Dương 9 
 Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học” 
quyết vấn đề dưới nhiều góc cạnh khác nhau; học sinh có sự tương tác, học hỏi lẫn 
nhau,  
 6. Cần xây dựng được môi trường học tập, rèn luyện xanh - sạch - đẹp 
và an toàn 
 Xây dựng môi trường học tâp, rèn luyện xanh - sạch - đẹp và an toàn có vai 
trò then chốt góp phần vào thành công của hoạt động tư vấn học đường. Yếu tố 
môi trường xung quanh tác động đến cảm xúc của học sinh biểu hiện cụ thể như 
sau: 
 Nếu ở trường các em có các giác an toàn, được bảo vệ (không bị bạn bắt nạt, 
thầy cô không la mắng) thì sẽ tập trung học tập, không bị phân tán suy nghĩ và 
ngược lại. 
 Nếu khuôn viên trường rộng rãi, thoáng mát có nhiều cây xanh tạo được cảm 
giác thoải mái, các em có nơi để vui chơi và tham gia các hoạt động trải nghiệm thì 
các em sẽ yêu thích đến trường. 
 Nếu mối quan hệ của giáo viên - giáo viên, giáo viên - học sinh, học sinh - 
học sinh gần gũi, thân thiện các em sẽ có được cảm giác trường học như gia đình, 
là nơi che chở - chia sẻ khó khăn cũng như vui buồn. 
 Muốn được như vậy, giáo viên cần là người đề xuất nhà trường kịp thời tu 
sửa cơ sở vật chất; phối hợp cùng liên đội thường xuyên tổ chức cho học sinh lao 
động tổng vệ sinh trường lớp, trồng và chăm sóc cây xanh ở trong lớp và ngoài 
khuôn viên trường. Giáo viên cần gương mẫu thực hiện công tác giữ vệ sinh 
chung, giáo dục học sinh biết yêu quý cái đẹp, biết giữ gìn tài sản chung của nhà 
trường, quý trọng thành quả lao động của mình và người khác. 
Người viết: Phạm Thị Cẩm Tú - Trường Tiểu học Minh Tân - Dầu Tiếng - Bình Dương 11 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_vien_chu_nhiem_voi_cong_tac_tu_va.pdf