Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm trong công tác hướng nghiệp cho học sinh Khối 9

docx 48 trang skquanly 18/05/2025 70
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm trong công tác hướng nghiệp cho học sinh Khối 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm trong công tác hướng nghiệp cho học sinh Khối 9

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm trong công tác hướng nghiệp cho học sinh Khối 9
 MỤC LỤC
MỤC LỤC ......... Trang 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........... Trang 2
Chương 1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........... Trang 3
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp ........... Trang 3
1.2. Mục đích nghiên cứu ........... Trang 4
1.3. Phương pháp nghiên cứu ........... Trang 5
1.4. Đối tượng và phạm vi áp dụng ........... Trang 5
1.5. Căn cứ đề xuất giải pháp ........... Trang 6
1.6. Kế hoạch thực hiện ........... Trang 12
Chương 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG 
 Trang 13
GIẢI PHÁP
2.1. Quá trình hình thành ........... Trang 13
2.2. Giải pháp đề xuất, đã nghiên cứu hay áp dụng thử nghiệm ........... Trang 18
2.3. Nội dung của giải pháp mới hiện nay ........... Trang 18
Chương 3. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP ........... Trang 33
3.1. Thời gian áp dụng hoặc áp dụng thử của giải pháp ........... Trang 33
3.2. Hiệu quả đạt được hoặc dự kiến đạt được ........... Trang 34
3.3. Khả năng triển khai, áp dụng của giải pháp ........... Trang 35
3.4. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp ........... Trang 35
Chương 4. Kết luận và đề xuất, khuyến nghị ........... Trang 36
4.1. Kết luận ........... Trang 36
4.2. Đề xuất, kiến nghị ........... Trang 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........... Trang 38
PHỤ LỤC Trang 39
 ........... Chương 1
 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
 Tư vấn hướng nghiệp là một hoạt động quan trọng không thể thiếu ở các 
trường trung học và phổ thông, nhằm giúp học sinh nâng cao hiểu biết về nghề, theo 
chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ 
thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, 
kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp 
phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân 
cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng 
góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
 Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, 
năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo 
các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực 
để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành 
nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề 
hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
 Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển 
những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách 
công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp 
phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục 
học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với 
những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới về chính 
bản thân mình, từ đó định hướng đúng đắn và đưa ra quyết định chọn nghề phù hợp. 
Trong công tác này, nó là một quá trình giáo dục lâu dài, gian khổ và phức tạp. Lựa 
chọn một nghề nghiệp phù hợp cho mỗi người là một việc thật sự khó khăn, và càng 
khó khăn hơn đối với đối tượng là học sinh lớp 9. Mặc dù các em đã được học lồng 
ghép hướng nghiệp trong suốt quá trình các môn học, Việc định hướng lớp 9 sớm sẽ giúp nhiều bạn học sinh chọn cho mình hướng đi 
riêng khi tốt nghiệp THCS.
 Nhiều bạn dù có năng lực nhưng điều kiện tài chính của gia đình không cho 
phép. Thay vì tiếp tục học, nhiều bạn sẽ chuyển sang học nghề để nhanh chóng 
kiếm tiền nuôi bản thân mình, phụ giúp cho cha mẹ. Việc định hướng sớm sẽ giúp 
học sinh tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí. Thay vì tiếp tục học cấp 3 với sự 
khó khăn của gia đình và kết quả phải nghỉ học giữa chừng. Học viên đã định 
hướng sớm và đi theo con đường đúng đắn.
 Nghề nghiệp dành cho học sinh THCS rất nhiều. Do đó, nếu không có ý 
định học tiếp, hãy định hướng cho học sinh của mình học các ngành nghề phổ biến 
như: sửa chữa, lắp ráp ô tô, học nail, học làm sale, cơ khí, điện lạnh....
 Động viên hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao 
động trẻ tuổi có văn hoá.
 Những học sinh đủ điều kiện học tập tiếp tục thi và học vào các trường 
THPT thì việc định hướng nghề cũng là bước khởi đầu cho việc lựa chọn nhóm 
khoa phù hợp với nghề nghiệp.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
 - Nghiên cứu tài liệu.
 - Quan sát, Điều tra.
 - Phỏng Vấn.
 - Xử lí số liệu.
 - Vấn đáp.
 - Thuyết trình.
 - Nghiên cứu trường hợp điển hình.
 - Dạy học theo dự án.
 - Phương pháp thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi.
 - Phương pháp trò chơi.
1.4. Đối tượng và phạm vi áp dụng
 - Đối tượng là học sinh trường THCS Võ Trường Toản + Chọn nghề do dựa dẫm vào ý kiến của người khác, không độc lập trong chọn 
nghề.
+ Chọn nghề do bị hấp dẫn bởi bề ngoài của nghề mà không hiểu hết nội dung 
lao động của nghề đó.
+ Cho rằng có thành tích cao một môn học văn hoá nào đó là làm được nghề cần 
đến tri thức của môn đó.
+ Không hiểu biết về những năng lực, các đặc điểm thể chất, sức khoẻ bản thân, 
lại không có đầy đủ thông tin về những chống chỉ định y học.
- Sự phù hợp trong lựa chọn nghề của cá nhân:
 Về cơ bản, một nghề có những yêu cầu cụ thể sau:
+ Những yêu cầu về sinh lỷ - Y tế
+ Những yêu cầu về mặt tâm lỷ
+ Những yêu cầu về mặt kỹ năng lao động
1.5.2. Vận dụng những thông tin liên quan đến công tác hướng nghiệp ở lớp 
9A3.
 Giáo viên đã và đang tiến hành từng bước nhằm cung cấp và giúp học sinh 
xử lí các thông tin mà học sinh cần phải nắm bắt và hiểu biết trong quá trình lựa 
chọn và ra quyết định chọn trường và ngành nghề.
* Thông tin về bản thân:
- Hiểu biết về nguyện vọng, hứng thú của bản thân đối với trường và ngành 
nghề lựa chọn.
- Nắm được được động cơ lựa chọn trường và ngành nghề của bản thân.
- Nắm được các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thể hiện ở năng lực, khả 
năng, tính cách, hoàn cảnh gia đình.
* Thông tin về các trường nghề lựa chọn:
- Thông tin về tuyển sinh của các trường THPT.
- Thông tin về nội dung, mục đích, yêu cầu của nghề.
- Thông tin về những thuận lợi, khó khăn của nghề.
- Thông tin về giá trị kinh tế của nghề. 1.5.3. Cơ sở thực tiễn
 Những năm trước đây, ngành giáo dục đã chú ý quan tâm đến công tác 
hướng nghiệp cho học sinh phổ thông song công tác này chỉ giao trách nhiệm chính 
cho Trung Tâm Kĩ Thuật Hướng Nghiệp. Trong những năm gần đây để đáp ứng 
yêu cầu của mục tiêu phát triển giáo dục, công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ 
thông đã được ngành giáo dục chú trọng . Cụ thể là từ năm 2004 - 2005 đã đưa 
chương trình dạy nghề cho học sinh khối 8 vào kế hoạch dạy học cụ thể, đến nay 
thì công tác hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh khối 9 được xem là một hoạt 
động có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở khoa học cho việc tuyển chọn lao động trong 
chừng mực nhất định, hướng nghiệp còn góp phần vào việc phân công sử dụng 
hợp lý học sinh tốt nghiệp ra trường. Trong thời gian qua cán bộ quản lý ở các 
trường đã làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh ở trường mình. Đa số các 
nhà quản lý đã vận dụng phương châm" Học đi đôi với hành", đưa hoạt động 
hướng nghiệp vào hoạt động dạy học cụ thể. Tuy nhiên chất lượng của công tác 
hướng nghiệp của phần lớn các trường THCS hiện nay còn thấp, đặc biệt là các 
trường ở địa bàn nông thôn, miền núi vùng sâu, vùng xa chưa thực hiện một cách 
có hiệu quả, chưa phát huy được tác dụng của việc dạy học, chỉ thực hiện trên lý 
thuyết suôn hoặc giao trách nhiệm cho Trung Tâm Kĩ Thuật Hướng Nghiệp. Các 
hình thức tổ chức hướng nghiệp chưa phong phú, chưa có tính sáng tạo, hiệu quả 
chưa cao, việc phân công giảng dạy chưa hợp lý, chưa phù hợp với năng lực của 
mỗi người. Việc kiểm tra, đánh giá chưa được chú trọng, còn khoán trắng cho giáo 
viên.
 Từ năm học 2005 - 2006 đến nay công tác hướng nghiệp cho HS khối 9 
được đưa vào kế hoạch hoạt động dạy học chính khoá. Với yêu cầu đó đòi hỏi 
người quản lý, GVCN, GV bộ môn phải thực hiện một cách nghiêm túc. Trong 
những năm qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp của trường đã đạt được một số 
kết quả trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và ngành: Phần 
lớn học sinh thấy được tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp trong nhà trường 
phổ thông, giúp các em định hướng được nghề nghiệp, làm quen được với A, trong khi rất nhiều các em có năng lực và tương lai thực sự nếu lựa chon các 
khối thi khác. Cùng với đó là hiện tượng số lớn học sinh khi đăng ký dự thi đại 
học, cao đẳng lựa chọn vào những trường và những ngành có cái danh “kêu” mà 
không quan tâm đến mình có đủ năng lực, mình có yêu thích không và học ngành 
đó sau này sẽ làm gì, cơ hội việc làm ra sao? Điều này được phản ánh bởi con số 
trên 30% thí sinh đăng ký thi đại học, cao đẳng chọn các ngành thuộc khối kinh 
tế, tài chính, ngân hàng và kinh doanh mà không quan tâm đến khả năng “lọt cửa” 
của mình.
 Lý giải cho điều nay có nhiều lý do, trong đó tác động từ gia đình và x u 
hướng phong trào là khá phổ biến. Nhưng chắc chắn có một lý do quan trọng là do 
công tác hướng nghiệp của chúng ta còn nhiều bất cập. Và hệ quả là quá nhiều lao 
động trẻ sau khi được đào tạo trong các cơ sở giáo dục sau trung học không tìm 
được việc làm phù hợp với năng lực của mình trong khi các doanh nghiệp, các đơn 
vị sử dụng lao động lại mỏi mắt không tìm ra được lao động chuyên môn cần thiết.
 Ngoài việc giảng dạy một cách hình thức chương trình chính khóa (một 
tiết/tháng) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường cũng đã chỉ đạo 
việc lồng ghép - tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào giảng dạy của các tổ bộ môn, 
dạy nghề, hoạt động Đoàn Thanh niên, hoạt động ngoài giờ, dã ngoại, tham quan 
các nhà máy, xí nghiệp. Thế nhưng, kết quả đạt được không như mong đợi, bởi 
chỉ có khoảng 50% học sinh yêu thích và tích cực với những hoạt động này.
 Với sự thay đổi đó, cộng thêm là việc nội dung chương trình chưa phục vụ 
được tính đặc thù của từng vùng miền hay nhóm đối tượng; số lượng ngành nghề 
đề cập trong nội dung giáo dục hướng nghiệp cấp THPT còn hạn chế, những ngành 
nghề về nghệ thuật, nghề truyền thống chưa được quan tâm, những chủ đề tham 
quan, giao lưu ít khả thi... dẫn đến việc học sinh không hào hứng với hoạt động 
giáo dục hướng nghiệp. Trong khi đó, khi tham gia quá trình đào tạo về sau, công 
tác tư vấn nghề nghiệp hầu như bị buông xuôi. Các cơ sở đào tạo nghề, trung cấp 
chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học gần như không có các hoạt động tư vấn nghề Chương 2
 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP
2.1. Quá trình hình thành
 Trường THCS Võ Trường Toản là một trong những ngôi trường có truyền 
 thống học tập tốt trên địa bàn tỉnh BR - VT. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhà 
 trường tương đối khang trang, hiện đại (có đủ phòng học để học 1 buổi, đủ các 
 phòng chức năng để phục vụ việc thí nghiệm - thực hành). Những điều kiện trên 
 vừa là lợi thế, vừa là thách thức rất lớn đối với GV giảng dạy tại trường. Từ thực 
 tế trên, bản thân tôi trong quá trình giảng dạy bộ môn, luôn cố gắng lồng ghép để 
 HS nhận ra tầm quan trọng của những năng lực, phẩm chất cần thiết mà mình sẽ 
 được trau dồi thông qua bộ môn, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sông, 
 hình thành các năng lực và phẩm chất cần thiết.
Thực trạng
 Không thể phủ nhận, hướng nghiệp là bước đi quan trọng đầu tiên, giúp 
bạn nhanh chóng chạm tới thành công trong tương lai từ sự nghiệp cho đến cuộc 
sống đời thường. Thế nhưng việc chọn đúng ngành, học đúng trường tưởng dễ mà 
lại khó.
 Theo khảo sát của bộ phận tuyển sinh và định hướng nghề của các trường năm 
2017, có đến 15 - 20% sinh viên sau khi tốt nghiệp mới biết bản thân chọn sai 
ngành. Có nhiều nguyên do khiến bạn lâm vào tình trạng trên như: chưa hiểu rõ 
về mình, không nắm bắt được nhu cầu xã hội trong tương lai... Đặc biệt hơn, giới 
trẻ hiện lựa chọn nghề không phải cho bản thân mà chỉ vì người khác. Cụ thể là:
 • Chọn ngành nghề vì gia đình.
 • Chọn ngành nghề vì bạn bè.
 • Chọn ngành nghề theo số đông.
 • Chọn đại vì không biết mình phù hợp ngành nào

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_vien_chu_nhiem_trong_cong_tac_huo.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm trong công tác hướng nghiệp cho học sinh Khối 9.pdf