Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp

Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. ............................ PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài “Vì lợi ích 10 năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người.” Câu nói trên của Bác Hồ đã thấm nhuần vào Đường lối của Đảng và Chủ trương của Nhà nước ta. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã nêu ra việc phát triển - giáo dục toàn diện. Vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của người thầy trong lớp học. Đối với người giáo viên không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và ý thức làm chủ tương lai của đất nước. Người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoài chiến trường, muốn dành thắng lợi thì người đó phải biết tổ chức, bao quát, xử lí tốt các tình huống mới giành được thắng lợi. Giáo viên chủ nhiệm là người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp và tính tự giác của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. GVCN lớp phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn, quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THCS là tổng phụ trách Đội, Đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục HS trong lớp phụ trách. Trong thực tế có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ giáo viên chủ nhiệm lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng của chức vụ này chưa đúng với các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí giáo dục quy định và thậm chí có cả những phương pháp giáo dục lỗi thờiỞ đâu đó, giáo viên chủ nhiệm lớp nóng nảy, thô bạo đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng như đuổi hàng chục học sinh ra khỏi giờ học, bắt học sinh đi bằng đầu gối 100 vòng quanh lớp, bắt viết 100 bản tự kiểm điểm v.v... Ngược lại có những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản 1 Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. ............................ Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lứa tuổi từ 12 – 15, đặc biệt với học sinh lớp 9 học sinh cuối cấp THCS, trong đề tài khoa học vấn đề được đề cập đến là chọn nhóm kĩ năng nào để giáo dục cho học sinh và lồng ghép như thế nào vào các giờ sinh hoạt để trang bị cho các em những hiểu biết tối thiểu, những kĩ năng cơ bản khi hết cấp học THCS. III. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài Đề tài này được áp dụng với học sinh lớp 9A năm học 2017 – 2018 của trường THCS tôi đang công tác. Kết quả thực hiện đề tài này sẽ được rút kinh nghiệm bổ sung trong những năm học sau để hoàn thiện hơn. 3 Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. ............................ Kĩ năng sống là các kĩ năng mang tính tâm lý xã hội, là các khả năng để thích ứng và hành vi tích cực cho phép các cá thể giải quyết có hiệu quả nhu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Năng lực tâm lý xã hội đề cập đến khả năng một người thể hiện những hành vi đúng đắn hay những hành vi phù hợp khi tương tác với những người khác trong các điều kiện ngoại cảnh khác nhau và trên cơ sở một nền văn hóa nhất định. Năng lực tâm lý xã hội đóng vai trò chủ chốt trong việc duy trì sức khỏe thể chất, tâm lý và giúp cá nhân sống vui vẻ với những người khác. Theo quan niệm này kĩ năng sống được chia thành 3 nhóm: Nhóm các kĩ năng nhận thức; nhóm các kĩ năng xã hội; nhóm các kĩ năng cảm xúc. Các kĩ năng cần chú ý giáo dục cho học sinh THCS hiện nay là những kĩ năng mang tính tâm lý xã hội là các khả năng để thích ứng và hành vi tích cực cho phép cá thể giải quyết có hiệu quả NHU CẦU và THÁCH THỨC trong cuộc sống hàng ngày khác với các kĩ năng chuyên môn. 2. Vai trò của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học? Kĩ năng sống như những nhịp cầu giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Những người có kĩ năng sống là những người biết làm cho mình và người khác cùng hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính họ. Kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe, xã hội và bảo vệ quyền con người. Các cá nhân thiếu kĩ năng sống là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học có thể thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực và do vậy sẽ giảm bớt tệ nạn xã hội. Kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe, xã hội và bảo vệ quyền con người. Giáo dục kĩ năng sống giúp con người sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hội hiện đại. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được ghi trong luật pháp Việt Nam và quốc tế. 5 Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. ............................ Để sống hội nhập và góp phần tích cực cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, không thể không giáo dục kĩ năng sống cho thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh. Việc giáo dục kĩ năng sống nhằm giáo dục sống khỏe mạnh là hết sức quan trọng giúp các em rèn hành vi có trách nhiệm, ứng phó với sức ép trong cuộc sống, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với thách thức trong cuộc sống. II. Cơ sở thực tiễn 1. Thực trạng vấn đề Thực trạng xã hội những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, xuất hiện những vụ án nghiêm trọng mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm..., thậm chí là tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kĩ năng giao tiếp lại rất kém. Các em sẵn sàng đánh nhau, chửi bậy, sa đà vào các tệ nạn xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ cả mạng sống. Nguyên nhân của những hiện tượng trên chính là do giới trẻ thiếu hụt kĩ năng sống. Trong trường, qua nhận xét của các thầy cô giáo bộ môn, các thầy cô giáo chủ nhiệm và qua thực tế kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh cho thấy rằng những năm gần đây cần phải chú ý nhiều hơn tới việc dạy cách ứng xử và các kĩ năng sống cần thiết cho học sinh để tránh những hậu quả đáng tiếc cho học sinh. Tuy nhiên việc dạy kĩ năng sống cho học sinh mới chỉ dừng ở việc lồng ghép với các môn học chính khóa và lồng ghép vào một vài hoạt động ngoại khóa của nhà trường do vậy công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. 2. Nguyên nhân Việc dạy kĩ năng sống chưa mang lại hiệu quả rõ rệt là do: Thực tế, việc giáo dục kĩ năng sống không phải là vấn đề mới với nhà trường. Tuy nhiên, kĩ năng sống chưa được xem là môn học chính thức mà được dạy lồng ghép vào các giờ học chính khoá nên chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Việc lồng ghép kĩ năng sống vào bài học chưa mang lại nhiều hiệu quả vì thiếu sinh động, chưa thể thu hút và tác 7 Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. ............................ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỘT BÀI DẠY KĨ NĂNG SỐNG Vận dụng Thực hành, luyện tập Trải nghiệm và suy ngẫm Khám phá, tìm hiểu kiến thức, kĩ năng Khám phá tìm hiểu kiến thức kỹ năng Trải nghiệm suy ngẫm Thực hành luyện tập Vận dụng 2. Giải pháp 2: Phân loại và lựa chọn các kĩ năng sống. a. Dựa trên cách phân loại từ lĩnh vực sức khỏe, kĩ năng sống được chia làm 3 nhóm: - Nhóm 1: Kĩ năng nhận thức: bao gồm các kĩ năng cụ thể như: tư duy phê nhán, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, khả năng sáng tạo, tự nhận thức về bản thân, đặt mục tiêu, xác định giá trị - Nhóm 2: Kĩ năng đương đầu với cảm xúc: bao gồm động cơ, ý thức, trách nhiệm, cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát, tự điều chỉnh - Nhóm 3: Kĩ năng xã hội hay kĩ năng tương tác: bao gồm kĩ năng giao tiếp, tính quyết đoán, kĩ năng thương thuyết, lăng nghe, hợp tác, thong cảm, nhận thức sự thiện cảm của người khác b. Lựa chọn kĩ năng giáo dục: Trên cơ sở phân loại trên tôi mạnh dạn liệt kê và lựa chọn 10 kĩ năng sống cần thiết cho khối học sinh THCS. Đó là các kĩ năng: 9 Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. ............................ a. Phương pháp động não: Động não là phương pháp tích cực nhằm huy động những ý tưởng mới mẻ, độc đáo, những giả định về một chủ đề nào đó của các thành viên trong một thời gian ngắn. Các thành viên được cổ vũ một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng). Cách tiến hành: - GV hay người hướng dẫn nêu câu hỏi hoặc vấn đề (có nhiều cách trả lời) cần được bàn trước cả lớp, hoặc từng nhóm từ 4 đến 10 bạn. - Khích lệ người học phát biểu ý kiến càng nhiều càng tốt: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau. Các ý kiến có thể nói hoặc có thể viết ra giấy. - Để người học tự nguyện hoặc cử một người làm thư kí ghi lại mọi ý kiến phát biểu lên bảng hoặc giấy to, tránh trùng lặp: + Phân loại các ý kiến + Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý + Tổng hợp ý kiến và hỏi xem người học còn thắc mắc hay bổ sung gì không? Lưu ý: • Phương pháp động não có thể dùng để thảo luận bất kì một vấn đề nào. Tuy nhiên, nó đặc biệt phù hợp với những vấn đề ít nhiều đã quen thuộc với những người tham gia hoạt động. • Phương pháp này có thể dùng cho cả câu hỏi có phần kết đóng và kết mở. • Các ý kiến phát biểu nên ngắn gọn và súc tích • Hoan nghênh và chấp nhận tất cả mọi ý kiến đóng góp; không nên phê phán, nhận định đúng, sai ngay. • Kết thúc thảo luận nên nhấn mạnh rằng kết luận này là kết quả của sự tham gia chung của tất cả mọi người. • Động não không phải là một phương pháp hoàn chỉnh mà chỉ là sự khởi đầu, giúp người học biết về những điều là cơ sở cho việc hình thành thái độ và kĩ năng có liên quan đến KNS cần học. 11 Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. ............................ + Cử người hướng dẫn chơi (quản trò) + Thông báo kế hoạch, thời gian, nội dung trò chơi đến học sinh. + Phân công nhiệm vụ cho các lớp, tổ nhóm, đội chơi để chuẩn bị điều kiện phương tiện (lực lượng; phục trang như quần áo, khăn, cờ; còi; phần thưởng) cho cuộc chơi. Bước 2. Tiến hành trò chơi. + Ổn định tổ chức, bố trí đội hình: Tuỳ từng trò chơi, địa điểm tổ chức, số lượng người chơi để bố trí đội hình, phương tiện cho phù hợp, có thể theo đội hình hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn hay chữ U .... + Xác định vị trí cố định hoặc vị trí di động của người quản trò sao cho mọi khẩu lệnh các em đều nghe thấy, các động tác các em đều quan sát được, thực hiện được, ngược lại bản thân người quản trò phải phát hiện được đúng, sai khi các em chơi. + Giới thiệu trò chơi: Phải giới thiệu ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ thực hiện, bao gồm các nội dung sau: Thông báo tên trò chơi, chủ đề chơi. Nêu mục đích và các yêu cầu của trò chơi. Nói rõ cách chơi và luật chơi; cách đánh giá thắng thua và một số tình huống có thể xảy ra. + Chơi nháp: Sau khi giới thiệu trò chơi, cần phải chơi thử (chơi nháp) 1, 2 lần để người học nắm vững cách chơi và hiểu rõ hơn trò chơi. Rút kinh nghiệm và điều chỉnh ngay những sai lệch khi chơi nháp. + Chơi thật - Dùng khẩu lệnh bằng lời, còi, kẻng, chuông, trống để điều khiển cuộc chơi. - Người quản trò hay nhóm trọng tài cần quan sát, theo dõi kỹ, chính xác để đánh giá thắng thua và rút kinh nghiệm. - Động viên, cổ vũ cuộc chơi thật sôi động (bằng reo, hò, vỗ tay). - Kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm những trường hợp phạm luật. - Kết thúc trò chơi theo quy định hoặc có thể điều chỉnh thời gian chơi sao cho phù hợp với diễn biến thực tế. Bước 3. Kết thúc trò chơi 13
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giao_vien_chu_nhiem_giao_duc_ki_nang_s.doc