Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc thiểu số tại trường PTDTNT Trung học cơ sở huyện Krông Ana

docx 22 trang skquanly 21/12/2024 70
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc thiểu số tại trường PTDTNT Trung học cơ sở huyện Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc thiểu số tại trường PTDTNT Trung học cơ sở huyện Krông Ana

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc thiểu số tại trường PTDTNT Trung học cơ sở huyện Krông Ana
 Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc thiểu số tại 
 trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana”
 MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
 A. PHẦN MỞ ĐẦU: 2
 1 I. Lý do chọn đề tài. 2
 II. Mục tiêu, nhiêm vụ của đề tài.
 III. Đối tượng nghiên cứu. 11
 IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 14
 V. Phương nghiên cứ
 14
 14
 B. PHẦN NỘI DUNG: 15
 I. Cơ sở lý luận. 15
 II. Thực trạng.
 2 III. Nội dung và hình thức giải pháp. 16
 C. PHẦN KẾT, KIẾN NGHỊ. 22
 I. Kết luận. 23
 II. Kiến nghị
 3
 4 Chú thích phần viết tắt – tài liệu tham khảo 24
 Người thực hiện: Võ Đại Luân 
 P. Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana
 1 Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc thiểu số tại 
 trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana”
 Do đặc thù của các trường PTDTNT THCS hầu hết đối tượng học sinh là 
con em đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện như: ÊđêGia 
rai, Tày, Nùng, Mường, Thái Nên mỗi dân tộc, mỗi địa phương có phong tục 
tập quán, ngôn ngữ khác nhau. Khi mới vào trường PTDTNT THCS các em còn 
nhỏ (độ tuồi từ<= 13 tuổi) có không ít em chưa thành thạo tiếng phổ thông. Khả 
năng tiếp thu của các em còn chậm. Các em rất rụt rè trong giao tiếp. Hơn nữa 
hiện nay trong xã hội vấn nạn giáo viên đánh đập học sinh vẫn còn xảy ra không 
ít và nhiều lý do khác làm cho các em sợ thầy cô, ngại giao tiếp với thầy cô. Vì 
vậy tôi mạnh dạn đưa nội dung giáo dục kỷ luật kỷ luật tích cực đối với học sinh 
dân tộc thiểu số để toàn thể giáo viên trong trường nghiên cứu vận dung vào việc 
giáo dục kỷ luật cho học sinh DTTS trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana 
để giúp các em học tốt các môn học, có tinh thần yêu trường, mến bạn,quí thầy 
cô và giúp các em luôn luôn cảm thấy: “Mỗi ngày mình sống ở trường là một 
niềm vui, niềm hạnh phúc” 
 II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
 1. Mục tiêu: 
 Mục tiêu củađề tài GDKLTC là giúp học sinh DTTS tại trường PTDTNT 
THCS Krông Ana phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và 
các kỹ năng sống cơ bản nhằm phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và 
sáng tạo, hình thành nhân cách học sinh, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên 
hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 2. Nhiệm vụ:
 • Đối với lãnh đạo nhà trường.
 + Tổ chức tuyên truyền vận động
 Tuyên truyền, vận động là một trong những biện pháp quan trọng để cán bộ 
quản lý giáo dục tác động đến nhận thức của giáo viên. Công tác tuyên truyền, 
vận động càng rộng rãi, thường xuyên bằng nhiều hình thức phong phú như treo 
panô, khẩu hiệu, tờ rơi sẽ giúp giáo viên thay đổi nhận thức trong thời gian sớm 
nhất.
 + Cung cấp sách báo, tài liệu:
 Sách báo, tài liệu là một trong những nguồn cunhg cấp thông tin không thể 
thiếu, giúp cho việc thay đổi nhận thức của giáo viên. Thông qua nguồn thông tin 
này, giáo viên tự học hỏi và tích lũy kinh nghiệm giao dục học sinh mà không 
dung hình phạt.
 + Tổ chức các lớp tập huấn:
 Các lớp tập huần, hội thảo luôn mang lại cho giáo viên những ý tưởng hay. 
Cán bộ quản lý giáo dục cần tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn để giáo viên 
nhận thức được mục đích việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, 
giúp họ chọn lọc, sáng tạo những hình thức giáo dục phù hợp với đối tượng học 
sinh lớp mình.
 Người thực hiện: Võ Đại Luân 
 P. Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana
 3 Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc thiểu số tại 
 trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana”
 Mời phụ huynh tham gia vào các hoạt động tập thể do nhà trường / lớp 
tổ chức.
 III. Đối tượng nghiên cứu:
 Giáo dục kỷ luật tích cực cho học sinh dân tộc thiểu số trường PTDTNT 
THCS HuyệnKrông Ana từ năm học 2015-2017.
 IV. Giới hạn của đề tài:
 Học sinh trường PTDT nội trú Krông Ana, thực hiện áp dụng từ năm học 2015 - 
2017.
 V. Phương pháp nghiên cứu:
 Đề tài được thực hiện bằng cách đem lý thuyết áp dụng vào thực tế, có 
điều chỉnh bổ sung và từ thực tế rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thực 
hiện.
 Quá trình nghiên cứu, thực hiện sử dụng các phương pháp sau:
 Viết thành chuyên đề để cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh thảo 
luận, bàn bạc và góp ý cụ thể từng nội dung.Tổ chức chuyên đề phổ biến cho 
toàn thể cán bộ, giáo viên nắm vững nội dung để thực hiện.
 Qua quá trình triển khai thực hiện có lấy ý kiến đóng góp của cán bộ giáo 
viên, phụ huynh và học sinh để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực 
tế ở trường.
 B. PHẦN NỘI DUNG
 I. Cơ sở lý luận:
 Trong trường học, khi học sinh vi phạm các quy định, quy tắc của lớp, 
của trường, tùy mức độ vi phạm, các em sẽ bị kỷ luật theo mức độ và hình thức 
khác nhau. Trong thực tế có rất nhiều hình thức kỷ luật học sinh. Do ảnh hưởng 
của tư tưởng Nho giáo và cách giáo dục truyền thống “Yêu cho roi cho vọt, ghét 
cho ngọt cho bùi” “Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”, nhiều giáo viên sử 
dụng các hình thức như mắng nhiếc, sỉ nhục, đánh, tát, phạt quỳ, bêu riếu Biện 
pháp cuối cùng của hình thức là đuổi học sinh. Biện pháp này thể hiện sự bất lực 
của giáo viên đặc biệt là giáo viên các trường có học sinh DTTS, vô hình chung 
chúng ta đẩy ra ngoài xã hội những “sản phẩm kém GD chất lượng” và đó chính 
là mầm mống của các hiện tượng tiêu cực gây rối loạn trật tự xã hội tại các vùng 
miền núi.
 1 Kỷ luật và giáo dục kỷ luật:
 Chúng ta biết rằng kỷ luật là những quy tắc quy định, luật lệ mà con 
người phải thực hiện, chấp hành, tuân theo để đạt được mục tiêu đề ra.Kỷ luật là 
chìa khóa vạn năng giúp con người trở nên hoàn tất và thành công trong cuộc 
sống.
 Người thực hiện: Võ Đại Luân 
 P. Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana
 5 Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc thiểu số tại 
 trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana”
 II. Thực trạng 
 1. Thực trạng về tâm sinh lý của học sinh
 Thực trạng về tâm sinh lý của học sinh THCS người DTTS được mô tả 
một số nội dung dưới đây:
 1.1 Một số vấn đề về tri giác:
 Tri giác là một quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính 
của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan.
 Nghiên cứu đặc điểm tri giác của học sinh THCS người DTTS có thể rút 
ra một số nhận xét sau:
Độ nhảy cảm của thính giác của các em rất cao, mắt các em rất tinh. Tai và mắt 
của các em rất tinh nhạy la do từ nhỏ các em đã theo người lớn vào rừng săn bắn, 
bẫy chim, tìm cây, tìm rau rừng nên hình thành thói quen tri giác tập trung, 
khả năng phân biệt sự vật và hiện tượng tốt. Nghe tiếng chim hót các em có thể 
nhận ra đó là chim gì, nhìn vết chân các em biết đó là loài thú gì, các em có thể 
phát hiện những con vật nhỏ bé như con vắt, con kiến Giác quan tinh, nhạy là 
điều kiện thuận lợi cho các em tri giác đối tượng trong học tập và biết vâng lời 
thầy cô giáo.
 Sự định hướng tri giác theo nhiệm vụ (học tập) đặt ra chưa cao. Các em 
thường bịthuhút vào những thuộc tính rực rỡ, màu sắc mới lạ ở bên ngoài đối 
tượng tri giác, do vậy các em khó phân biệt được đâu là thuộc tính bản chất, đâu 
là thuộc tính không bản chất.
 Khả năng tư duy hình học, vật lí của các em còn yếu. Các em có thể nhận ra 
từng dấu hiệu, thuộc tính đơn lẻ của sự vật, hiện tượng. Song quá trình tổng hợp 
khái quát để đi đến nhận xét chung lại hạn chế, khả năng kết hợp các giác quan 
yếu. Các em có thể nhận diện nhanh chóng các hình vẽ do giáo viên vẽ trên 
bảng, song để các em tự vẽ lại thì rất khó khăn, nhất là phải sử dụng dụng cụ học 
tập như Compa, thước kẻ.
 Tính kế hoạch và sự kiên trì quan sát trong quá trình học tập hạn chế. Các em 
không thể tập trung được lâu. Nếu giờ dạy thiếu đồ dung dạy học trực quan, 
thiếu ngôn ngữ dân tộc để giải thích, giáo viên (GV) nói nhanh không nhấn mạnh 
nội dung quan trọng cần giáo dục (GD), hoặc nói quá to thì sự chán nản của 
các em đến rất nhanh, khi đó các em không quan sát, không nói chuyện, không 
phá phách như học sinh người kinh, các em vẫn ngồi yên, song trong đầu không 
hoạt động. Một giáo viên tâm sự “Giáo viên chỉ nói to hơn bình thường một chút 
là học sinh nghĩ là chúng tôi mắng các em, vì vậy chúng tôi phải thận trọng hơn 
khi giáo dục kỷ luật”.
 1.2 Đặc điểm nhận thức ngôn ngữ tiếng Việt
 Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, là phương tiện để thực hiện quá trình 
nhận thức của bất cứ dân tộc nào trẻ em sinh ra đã nói tiếng mẹ đẻ. Các em giao 
 Người thực hiện: Võ Đại Luân 
 P. Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana
 7 Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc thiểu số tại 
 trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana”
 Học sinh DTTS có một số đặc điểm về ghi nhớ sau:
 Ghi nhớ máy móc chiếm ưu thế, các em ghi nhớ một cách rời rạc, thiếu 
logic với nhau. Để khắc phục nhược điểm này GV phải kiên trì, mỗi vấn đề giáo 
dục yêu cầu các em nhớ mình phải làm cái gì, dựa vào đâu để làm được, làm thế 
nào để không vi phạm kỷ luật.
 Khả năng tái hiện không tốt. Biểu hiện là do các em trình bày lại vấn đề 
đã các em đã đọc là rất khó khăn. Vậy để giúp học sinh tái hiện nhanh chóng 
giáo viên cần hướng dẫn học sinh có thói quen truy bài, trao đổi bài thường 
xuyên, phát biểu trước đám đông
 1.5 Đặc điểm về tình cảm:
 Học sinh DTTS có những đặc điểm về tình cảm như sau:
 Tình cảm của các em là chân thực, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng, không có 
hiện tượng quanh co, lèo lái hoặc khéo léo che đậy những tình cảm của mình. 
Tình cảm của các em rất thầm kín.
 Các em học sinh rất gắn bó với gia đình, làng bản, quê hương. Hầu hết 
các em không muốn xa gia đình. Khi phải đi học ở trường PTDTNT THCS các 
em rất nhớ nhà, nhiều khi khóc cả tuần.
 Tình cảm bạn bè của các em học sinh DTTS rất độc đáo, thân nhau như 
anh em, bảo vệ nhau đến cùng. Bạn nghỉ học cũng phải nghỉ học theo.
 Các em rất ưa tình cảm và giải quyết mọi vấn đề bằng tình cảm. Một em 
gái dân tộc nói “Khi giáo viên mắng, em thấy buồn và không muốn học nữa”
 Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân 
đối. Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên, 
tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ, trong 
đó sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục.
 1.6 Đặc điểm về tính cách:
 Học sinh THCS người DTTS có một số đặc điểm riêng:
 Các em sống hồn nhiên, giản di, thật thà, chất phác.
 Do hạn chế về Tiếng Việt nên các em rất rụt rè, rất ít nói, hay tự ti.
Các em đã bắt đầu có lòng tự trọng, có tính bảo thủ và đặc biệt là hay tự ái và 
hay tủi thân.
Các em sống theo kiểu phóng khóang, tự do, không thích gò bó, chặt chẽ.
Trong giao tiếp, các em không biết nói năng mềm dẻo, tế nhị. Đại đa số nói trống 
không, cộc lốc, không cần thưa gửi, một phần do ngôn ngữ bị hạn chế.
 1.7 Đặc điểm về nhu cầu:
 Người thực hiện: Võ Đại Luân 
 P. Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS huyện Krông Ana
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ky_luat_tich_cuc_doi_voi_hoc.docx