Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tuyển chọn học sinh tham gia thi HSG TDTT, HKPĐ môn Vovinam tại trường THCS Lê Quý Đôn

doc 27 trang skquanly 21/12/2024 60
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tuyển chọn học sinh tham gia thi HSG TDTT, HKPĐ môn Vovinam tại trường THCS Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tuyển chọn học sinh tham gia thi HSG TDTT, HKPĐ môn Vovinam tại trường THCS Lê Quý Đôn

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tuyển chọn học sinh tham gia thi HSG TDTT, HKPĐ môn Vovinam tại trường THCS Lê Quý Đôn
 Giải pháp tuyển chọn học sinh thi HSG TDTT, HKPĐ môn Vovinam tại trường THCS Lê Quý Đôn.
 I. PHẦN MỞ ĐẦU.
 1. Lý do chọn đề tài.
 Vovinam là một môn phái võ đạo do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng tạo năm 
1938 tại Hà Nội, là kết tinh của tinh thần và kĩ thuật tự vệ, chiến đấu để dựng 
nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam có từ thời lập quốc. Trải qua 80 năm hình 
thành và xây dựng, môn phái Vovinam đã không ngừng củng cố về tư tưởng võ 
đạo và hệ thống kỹ thuật, phát triển rộng khắp các tỉnh thành và quảng bá đến hơn 
60 quốc gia, vùng lãnh thổ.
 Với chủ trương “Cách mạng Tâm Thân” nghĩa là làm cách mạng từ tâm hồn 
cho đến thể chất. Vovinam không chỉ trang bị các kĩ năng tự vệ, chiến đấu, rèn 
luyện và phát triển thể chất mà còn góp phần giáo dục đạo đức, giảm thiểu vấn nạn 
bạo lực học đường, giáo dục các kĩ năng giao tiếp ứng xử, lý tưởng sống một cách 
toàn diện cho thanh, thiếu niên.
 Từ những lợi ích đó, thực hiện Quyết định số 72/2008/QĐ - BGDĐT ngày 
23/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc quy định tổ 
chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh, sinh viên và ý kiến chỉ đạo của 
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong Hội nghị triển khai công tác ngành Văn 
hóa,Thể thao và Du lịch ngày 17/2/2009 tại Hà Nội. Bộ GD&ĐT đã có chủ trương 
phát triển các môn thể thao dân tộc trong nhà trường trong đó có môn Vovinam là 
môn võ truyền thống của người Việt Nam đang được phổ biến rộng rãi trên thế 
giới. Từ đó hàng năm, Vovinam đã là môn thể thao được các Sở, Phòng GD&ĐT 
của nhiều tỉnh thành trong cả nước như: TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Thanh Hóa, 
Bình Dương, Bình Phước, thường xuyên, đều đặn tổ chức các giải Học sinh giỏi 
(HSG) TDTT, Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ) các cấp.
 Gần đây nhất, để hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động 
thể thao và y tế trường học năm học 2017 – 2018, Bộ GD&ĐT đã có công văn số 
4108/BGDĐT-GDTC ngày 07/09/2017 theo đó năm học 2017 – 2018 sẽ tiếp tục tổ 
chức Giải Vovinam học sinh toàn quốc cúp Milo lần thứ 2 – 2018. 
Tác giả: Bùi Đình Tấn - Trường THCS Lê Quý Đôn trang 1 Giải pháp tuyển chọn học sinh thi HSG TDTT, HKPĐ môn Vovinam tại trường THCS Lê Quý Đôn.
 Học sinh trường THCS Lê Quý Đôn tham gia thi HSG TDTT, HKPĐ môn 
Vovinam từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2017 – 2018.
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
 - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu.
 - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
 b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
 - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.
 - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
 - Phương pháp kiểm tra, thi đấu.
 II. PHẦN NỘI DUNG.
 1. Cơ sở lý luận.
 Qua các tài liệu tham khảo và quá trình đảm nhận công tác huấn luyện học 
sinh giỏi môn Vovinam tại trường qua các năm tôi nhận thấy:
 Cũng như hầu hết các môn thể thao khác nói chung và với Vovinam nói 
riêng muốn có thành tích, huy chương và những vinh quang trong thi đấu, các em 
học sinh cần phải được đào tạo, huấn luyện. Quá trình này được thực hiện một 
cách bài bản và khoa học, ngay từ khi các em mới bước chân vào làm quen với 
việc tập luyện Vovinam. Các em được tuyển chọn về các tố chất như: sức nhanh, 
sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, kèm theo các yếu tố như di truyền, cấu tạo của cơ 
thể về hệ xương, hệ cơ, hệ thần kinh, hệ hô hấp, khả năng chịu đựng của cơ thể, 
chiều cao, cân nặng... Năng khiếu của từng em về di truyền, bẩm sinh được phát 
hiện và đào tạo là một quá trình lâu dài, có tính hệ thống và khoa học.
Tác giả: Bùi Đình Tấn - Trường THCS Lê Quý Đôn trang 3 Giải pháp tuyển chọn học sinh thi HSG TDTT, HKPĐ môn Vovinam tại trường THCS Lê Quý Đôn.
 Thông qua các giải pháp giáo viên có thể phát hiện, tuyển chọn được những 
học sinh có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu của quá trình huấn 
luyện, bồi dưỡng.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 Muốn tuyển chọn được VĐV thi Vovinam trước hết người giáo viên phải 
khơi dậy được niềm đam mê võ thuật, lòng tự hào dân tộc trong các em học sinh, 
làm cho các em thấy được lợi ích của việc tập luyện môn võ truyền thống 
Vovinam. Một số cách có thể triển khai, thực hiện như:
 Một là, hướng dẫn học sinh làm quen và tập luyện bộ môn võ thuật 
Vovinam thông qua Bài thể dục giữa giờ.
 Đầu các năm học, giáo viên phối hợp với tổ Thể dục, Liên đội TNTP Hồ Chí 
Minh, Ban hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp, dưới sự hỗ trợ của Giáo viên chủ 
nhiệm và các em học sinh trong Câu lạc bộ võ thuật Vovinam của nhà trường triển 
khai bài Thể dục giữa giờ: Khởi quyền Vovinam đến học sinh toàn trường.
 Bài Khởi quyền Vovinam được triển khai tập luyện đến học sinh toàn trường
 trong giờ ra chơi.
Tác giả: Bùi Đình Tấn - Trường THCS Lê Quý Đôn trang 5 Giải pháp tuyển chọn học sinh thi HSG TDTT, HKPĐ môn Vovinam tại trường THCS Lê Quý Đôn.
 Hai là, căn cứ trên chương trình công tác Đội của Liên đội TNTP Hồ Chí 
Minh lồng ghép giới thiệu bộ môn Vovinam qua các hoạt động như: Ngày Hội 
thiếu nhi khỏe – Tiến bước lên Đoàn, ngày Hội công nhận chuyên hiệu rèn luyện 
Đội viên, Lễ Khai giảng năm học, 
 Một tiết mục biểu diễn nhân dịp Lễ Khai giảng năm học 2017 – 2018.
 Biểu diễn trong tiết hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp tuyên truyền về ATGT
 Ba là, phối hợp với Huyện đoàn Krông Ana, UBND xã Dray sap, Đoàn xã 
Dray sap tham gia các chương trình thiện nguyện, Đêm hội trăng rằm, 
Tác giả: Bùi Đình Tấn - Trường THCS Lê Quý Đôn trang 7 Giải pháp tuyển chọn học sinh thi HSG TDTT, HKPĐ môn Vovinam tại trường THCS Lê Quý Đôn.
 Bốn là, phối hợp với Liên đội TNTP Hồ Chí Minh xây dựng Câu lạc bộ sở 
thích: Võ thuật Vovinam.
 Một buổi tập luyện của CLB sở thích võ thuật Vovinam.
 Năm là, phối hợp với Giáo viên chủ nhiệm các lớp, Liên đội TNTP Hồ Chí 
Minh, nhà trường tổ chức Khóa huấn luyện giáo dục kỹ năng sống trong dịp hè.
 Một buổi hướng dẫn kỹ năng sống: phòng tránh bắt cóc, đi lạc trong dịp hè 2017.
 Đặc biệt năm học 2017-2018: môn Vovinam đã được tôi mạnh dạn đề xuất 
với tổ bộ môn và Ban giám hiệu nhà trường đưa vào giảng dạy ở nội dung thể thao 
tự chọn trong môn Thể dục khối lớp 9 được sự hưởng ứng tích cực từ phía học 
sinh.
Tác giả: Bùi Đình Tấn - Trường THCS Lê Quý Đôn trang 9 Giải pháp tuyển chọn học sinh thi HSG TDTT, HKPĐ môn Vovinam tại trường THCS Lê Quý Đôn.
 Học sinh cần có học lực trung bình, khá, giỏi đề tạo nên nền chung cho việc 
tiếp thu kiến thức, kỹ năng.
 Học sinh có hứng thú say mê, yêu thích bộ môn, siêng năng có ý chí trong 
luyện tập vì nếu không có sự ham mê thì khó đạt được đến thành công.
 Học sinh có khả năng tư duy, sáng tạo và nhanh nhạy trong tiếp thu kiến 
thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo phán đoán và xử lý vấn đề.
 Sau quá trình tuyển chọn là quá trình bồi dưỡng:
 Phương pháp bồi dưỡng, huấn luyện rất phong phú tùy theo kinh nghiệm của 
giáo viên và năng lực vận động của học sinh. Nói khác đi tuy vận dụng các nguyên 
lý chung nhưng mỗi giáo viên đều có phương pháp riêng, sở trường riêng, “tay 
nghề riêng”. 
 Người giáo viên cần xây dựng kế hoạch tập luyện phù hợp không làm ảnh 
hưởng đến lịch học chính khóa của học sinh, thời gian tập luyện ít nhất là 3 
lần/tuần, mỗi lần thời gian dao động từ 60 phút – 90 phút.
 Trong quá trình bồi dưỡng giáo viên cần chú ý đến: các bài tập thể lực 
chuyên môn, bài tập kỹ thuật chuyên môn, bài tập chiến thuật đồng thời lồng ghép 
giới thiệu để học sinh nắm được luật thi đấu, sự thích ứng của học sinh với các bài 
tập để điều chỉnh giáo án huấn luyện cho phù hợp.
 Một bài tập kiểm tra sự mềm dẻo của VĐV
Tác giả: Bùi Đình Tấn - Trường THCS Lê Quý Đôn trang 11 Giải pháp tuyển chọn học sinh thi HSG TDTT, HKPĐ môn Vovinam tại trường THCS Lê Quý Đôn.
 Năm học 2010 – 2011: tham gia thi HSG TDTT tỉnh Đăk Lăk đạt:
 - HCV hạng 51kg của em Hòa Quang Hùng.
 - HCB hạng 45kg của em Nguyễn Minh Duy.
 - HCĐ hạng 36kg của em Đàm Văn Phúc.
 - HCĐ hạng 38kg của em Nguyễn Thành Triệu.
 - HCB bài Song luyện 1 của em Nguyễn Lập Dương và em Hòa Quang 
Hùng.
 - HCB bài Thập tự quyền của em Nguyễn Minh Dũng.
 Năm học 2011 – 2012: tham gia thi HKPĐ toàn quốc toàn quốc tại Cần Thơ 
2 VĐV:
 - Em Nguyễn Thị Hồng Diễm.
 - Em Lê Thị Xinh.
 Năm học 2012 – 2013: tham gia thi HSG TDTT tỉnh Đăk Lăk đạt:
 - HCV hạng 48kg của em Nguyễn Thành Triệu.
 - HCV hạng 48kg của em Võ Thị Hùng Hạnh.
 - HCV bài Long hổ quyền của em Võ Thị Hùng Hạnh.
 Năm học 2013 – 2014: tham gia thi HKPĐ tỉnh Đăk Lăk lần thứ XII đạt:
 - HCV hạng 39kg của em Hồ Thị Ái.
 - HCV Long hổ quyền của em Hồ Thị Ái.
 - HCB Long hổ quyền của em Uông Đặng Tuấn Anh.
 Năm học 2014 – 2015: tham gia thi HSG TDTT tỉnh Đăk Lăk đạt:
 - HCV Tứ trụ quyền của em Uông Đặng Tuấn Anh.
 - HCV Long hổ quyền của em Hồ Thị Ái.
 - HCV hạng 42kg của em Hồ Thị Ái.
 - HCĐ hạng 45kg của Nguyễn Thị Mỹ Uyên.
Tác giả: Bùi Đình Tấn - Trường THCS Lê Quý Đôn trang 13 Giải pháp tuyển chọn học sinh thi HSG TDTT, HKPĐ môn Vovinam tại trường THCS Lê Quý Đôn.
 Do vậy, nếu tuyển chọn không tốt sẽ dẫn đến tuyển sai và bồi dưỡng sai đối 
tượng gây tốn kém trong bồi dưỡng, đào tạo; tuyển chọn không tốt cũng sẽ dẫn đến 
việc đào thải không chính xác, làm mất đi cơ hội phát triển nhân tài. Như vậy dẫn 
đến hiệu quả bồi dưỡng, đào tạo thấp
 Qua một số giải pháp gợi ý trong đề tài này người giáo viên có thể sớm phát 
hiện, chọn lựa và bồi dưỡng có hiệu quả những học sinh có năng khiếu, góp phần 
đóng góp thành tích cho cơ quan, đơn vị trường mà mình công tác đồng thời là 
động lực đẩy mạnh việc tập luyện từ thể thao phong trào cho đến thể thao thành 
tích cao tại địa phương.
 2. Những kiến nghị, đề xuất.
 Về phía các giáo viên là Huấn luyện viên: Song song với việc huấn luyện võ 
thuật cho học sinh cần định hướng, nhấn mạnh về mục đích của việc tập luyện võ 
thuật nói riêng và TDTT nói chung theo tinh thần: Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ 
quốc.
 Về phía nhà trường: Cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến phong trào tập luyện 
TDTT tại trường trong đó có môn Vovinam, tạo điều kiện về trang thiết bị tập 
luyện như: thảm tập, giáp thi đấu, bảo hộ chân tay Hỗ trợ về vật chất và tinh 
thần cho các em VĐV khi tham gia các kỳ thi. Chỉ đạo các đoàn thể phối hợp 
tuyên truyền về lợi ích tác dụng của việc tập luyện võ thuật trong học đường để 
học sinh nhận thức được và tham gia một cách tích cực nhờ đó có thể bộc lộ được 
nhiều hơn những nhân tài, năng khiếu võ thuật. 
 Về phía lãnh đạo Phòng GD&ĐT: Cần quan tâm tạo điều kiện để nhà trường 
sớm có nhà tập luyện đa chức năng phục vụ cho các hoạt động văn hóa, TDTT đặc 
biệt là vào những ngày thời tiết không thuận lợi.
 Phối hợp, chỉ đạo cùng với Huyện Đoàn thanh niên, Hội đồng Đội huyện và 
lãnh đạo các trường triển khai tập huấn Vovinam trong đội ngũ Giáo viên dạy Thể 
dục để có thể đưa Vovinam trở thành môn Thể thao tự chọn trong tất cả các trường 
học trên địa bàn huyện.
Tác giả: Bùi Đình Tấn - Trường THCS Lê Quý Đôn trang 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_tuyen_chon_hoc_sinh_tham_gia.doc