Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp thực hiện phổ cập mầm non 5 tuổi ở trường thuộc xã vùng đồng bào dân tộc

doc 11 trang skquanly 18/06/2025 280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp thực hiện phổ cập mầm non 5 tuổi ở trường thuộc xã vùng đồng bào dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp thực hiện phổ cập mầm non 5 tuổi ở trường thuộc xã vùng đồng bào dân tộc

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp thực hiện phổ cập mầm non 5 tuổi ở trường thuộc xã vùng đồng bào dân tộc
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng xét sáng kiến ngành giáo dục huyện Lộc Ninh
 Tôi ghi tên dưới đây:
Số Họ và tên Ngày, Nơi công Chức Trình độ Tỷ lệ 
T tháng, tác danh chuyên (%) 
T năm môn đóng 
 sinh góp 
1 Nguyễn Thị Thu Thảo 6/9/1987 Trường Phó hiệu Cao đẳng 100%
 ĐT: 0984 55 75 85 Mẫu Giáo trưởng sư phạm 
 Tuổi Thơ mầm non 
 Email: 
 thuthaoln87@gmail.
 com
 Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Giải pháp thực hiện phổ cập mầm 
 non 5 tuổi ở trường thuộc xã vùng đồng bào dân tộc”
 - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường MG Tuổi Thơ
 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý.
 - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 20/8/2016.
 - Mô tả bản chất sáng kiến:
 + Tình trạng của giải pháp đã biết:
 • Một vài nét về đặc điểm của địa phương xã Lộc Khánh: 
 Xã Lộc Khánh là một xã nông nghiệp có tổng diện tích đất tự nhiên là 3630 
 ha. Địa bàn rộng , dân cư sống không tập trung. dân số của xã là 5679 khẩu. Dân 
 tộc là 2702 khẩu. Xã được chia làm 6 ấp, trong đó 3/6 ấp có tỷ lệ người đồng bào 
 dân tộc khơ me chiếm hơn 70%. 
 Xã Lộc Khánh là một xã khó khăn, trong đó có gần một nữa số ấp là ấp đặc 
 biệt khó khăn . Xã có số hộ nghèo là 106 hộ, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 7%, hộ cận 
 nghèo là 78 hộ, tỷ lệ cận nghèo chiếm 5,2%
 Xã có đa số người đồng bào dân tộc sinh sống, chủ yếu làm nương rẫy, 
 trồng các cây công nghiệp như tiêu, điều... Kinh tế còn rất khó khăn, địa bàn rộng, 
 đường xá đi lại khó khăn, trình độ dân trí ,đời sống nhân dân trong xã còn thấp. 
 Một bộ phận không nhỏ người dân đặc biệt là người đồng bào chưa quan tâm đến 
 việc đưa trẻ trong độ tuổi đến trường vì chưa thấy được tầm quan trọng của công 
 tác giáo dục trong nhà trường , chưa xem trọng bậc học mầm non như các bậc học 
 1 
22/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ( gọi tắt là Thông tư 07 BGDĐT) Quy định 
về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn 
phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và xã Lộc Khánh không còn thuộc diện khó khăn 
nên các tiêu chuẩn công nhận được nâng cao hơn. 
 Đây là vấn đề khó khăn cần có sự đầu tư nghiên cứu và giải pháp triển khai 
đạt hiệu quả để giữ vững xã đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi và nâng 
cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường trong những năm học tiếp 
theo. Tôi đã chỉ đạo thực hiện giải pháp sau:
 1/ Xây dựng kế hoạch phải bám sát các văn bản của cấp trên và thực tế 
địa phương.
 Việc xây dựng kế hoạch là hết sức quan trọng, bản thân tôi đã thường xuyên 
cập nhật những văn bản hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT về công tác phổ 
cập một cách kịp thời để việc lập kế hoạch bám sát với chỉ đạo cấp trên.
 Đầu năm học 2016-2017, Hội đồng trường Trường Mầm non Tuổi Thơ đã 
bàn bạc và thống nhất tham mưu Ban chỉ đạp phổ cập giáo dục xã Lộc Khánh xây 
dựng kế hoạch phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi, trong đó đề ra các chỉ tiêu đề ra 
phải bằng hoạc cao hơn các tiêu chuẩn công nhận được quy định tại Nghị định 20 
của Chính phủ và Thông tư 07 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch đề ra các giải 
pháp cụ thể và phân công trách nhiệm cho từng ban, ngành và thành viên Ban Chỉ 
đạo.
 2/ Chủ động tham mưu và phối hợp trong việc thực hiện phổ cập giáo 
dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
 Lãnh đạo nhà trường tích cực tham mưu với chính quyền địa phương và 
Phòng Giáo dục và Đào tạo về mọi khâu trong việc tổ chức thực hiện công tác phổ 
cập cụ thể:
 - Tham mưu Đảng ủy xã Lộc Khánh đưa mục tiêu phổ cập giáo dục mầm 
non cho trẻ 5 tuổi vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ X
 - Tham mưu UBND xã về đất đai, chỉ đạo các ấp trong công tác điều tra trẻ 
trong độ tuổi. Chỉ đạo các ban, ngành hỗ trợ vận động trẻ ra lớp, giúp đỡ trẻ có 
hoàn cảnh khó khănTổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ 
GD&ĐT, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT, Huyện ủy, UBND huyện tới các ban ngành 
đoàn thể trong xã, các thành viên trong Ban Chỉ đạo PCGD và giáo viên các 
trường. Giao trách nhiệm cho truyền thanh xã tuyên truyền rộng rãi trên kênh cụm 
loa truyền thanh xã để toàn dân, cộng đồng biết được mục đích, ý nghĩa của công 
tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, nhận thức đúng việc học và việc đưa 
con em đến trường đúng độ tuổi. Kiện toàn Ban Chỉ đạo PCGD của xã trên cơ sở 
đánh giá nhiệm vụ của từng cá nhân trong Ban hàng năm để có sự điều chỉnh, phân 
công phù hợp. 
 3 
chưa ra lớp, giáo viên sẽ theo địa chỉ đến tận nhà vận động học sinh ra lớp và báo 
cáo về Hội đồng tuyển sinh nhà trường tìm biện pháp huy động trẻ.
 * Cập nhật phiếu điều tra và tổng hợp.
 Sau khi hoàn tất điều tra, nhà trường cần phải nắm bắt thêm thông tin qua 
nhiều kênh khác nhau để xác định rõ sự thay đổi về nhân khẩu từng gia đình và hộ 
khẩu từng thôn, .Qua đó làm cơ sở cho việc cập nhật phiếu điều tra được chính 
xác hơn.
 Phiếu điều tra phải được cập nhật đầy đủ thông tin của từng cá nhân trong 
từng hộ gia đình. Phiếu điều tra phải được bổ sung hàng năm trên cơ sở kết quả 
điều tra. 
 Phiếu điều tra phải được đóng thành tập và có số thứ tự từng hộ ở từng thôn, 
xóm và phải được đối chiếu thật chính xác với sổ phổ cập, danh sách. Nếu có sự 
biến động xảy ra sau điều tra thì cán người phụ trách phổ cập của trường phải cập 
nhật ngay vào hồ sơ theo dõi để khi thiết lập hồ sơ phổ cập có cơ sở đối chiếu đảm 
bảo được số liệu chính xác. Sau đó nhập vào phần mền.
 Tổng hợp các biểu mẫu thống kê và thiết lập các danh sách theo yêu cầu của 
hồ sơ phổ cập. Các biểu mẫu thống kê có sự liên quan chặt chẽ với nhau, số liệu ở 
biểu mẫu này vừa bổ sung thông tin cho biểu mẫu kia nhưng cũng là cơ sở để kiểm 
tra độ chính xác của nhau trong từng loại biểu mẫu. Vì vậy, tổng hợp số liệu vào các 
biểu mẫu phải được tiến hành theo một trình tự nhất định chứ không thể tổng hợp 
một cách tùy tiện. 
 4/ Thực hiện chiêu sinh – vận động trẻ đồng bào ra lớp: 
 Đầu năm học, Hiệu trưởng lập kế hoạch về công tác chiêu sinh trẻ dựa trên 
số liệu thống kê trẻ từ 0 – 5 tuổi,. Từ đó phân công giáo viên phụ trách từng địa 
bàn để theo dõi nắm số liệu trẻ trong độ tuổi đến trường và số trẻ trong độ tuổi chưa 
ra lớp, đặc biệt là đối với trẻ 5 tuổi.
 Phối hợp với các đoàn thể, Ban chỉ đạo phổ cập của xã để xuống địa bàn vận 
động trẻ trong độ tuổi chưa ra lớp. Tuyên truyền, thông báo qua loa đài phát thanh 
của xã về vấn đề tuyển sinh cháu trong độ tuổi ra lớp.
 Đối với những trẻ chưa ra lớp, cần biết rõ nguyên nhân, những lý do mà phụ 
huynh chưa đưa trẻ đến trường được như thiếu đồ dùng học tập, đồng phục, kinh tế 
khó khăn, thiếu thốn... để kịp thời báo cáo với Ban chỉ đạo phổ cập của xã, cùng 
với các đoàn thể có biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho trẻ ra lớp.
 5/ Mở thêm lớp ở điểm xa trung tâm và phát triển số lượng trẻ học 2 
buổi và ăn bán trú tại trường: 
 Ấp Đồi đá xã Lộc Khánh cách trung tâm xã gần 15km số trẻ trong độ tuổi 
không nhiều, phụ huynh không có điều kiện đưa trẻ ra trung tâm học, mặc khác 
trường không có phòng học ở điểm Đồi đá. Tuy nhiên để tạo điều kiện cho trẻ được 
đến trường và nâng cao tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp. Tôi đã tích cực tham mưu mượn 1 
 5 
 Giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất là tăng cường công tác quản lý trong 
trường mầm non. Lập kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp linh hoạt; cập 
nhật những điểm mới của nhiệm vụ từng năm học; chú trọng chỉ đạo thực hiện tốt 
các chuyên đề chuyên môn. Phát động phòng trào thi đua ''Lớp đẹp của trường” tổ 
chức ‘‘Ngày hội thẩm mỹ và trang trí trường lớp’’; phát động phong trào làm đồ 
dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu thiên nhiên có sự tham gia đóng góp của các bậc 
phụ huynh; thi sắp xếp, bảo quản và sử dựng đồ dùng, đồ chơi... Đưa nội dung giáo 
dục theo sự kiện của người đồng bào dân tộc phổ biến ở địa phương vào chương 
trình hoạt động như lễ hội tết chonamthomay của người dân tộc khơ me, lễ hội Phá 
Bàu....
 - Phối hợp với y tế xã, thị trấn khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ. 
 - Vận động phụ huynh nâng mức tiền ăn cho trẻ ăn bán trú tại trường nhằm 
đảm bảo cân đối nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ, bảo đảm 100% trẻ đến 
được theo dõi cân đo, khám sức khỏe định kỳ.
 - Thực hiện tốt việc chi trả chế độ chính sách hỗ trợ cho trẻ từ 3-5 tuổi thuộc 
diện con hộ nghèo đảm bảo kịp thời theo đúng quy định nhằm tăng tỷ lệ trẻ đi học 
chuyên cần ở các độ tuổi.
 9/ Chăm lo xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm bổ sung các đồ dùng đồ 
chơi tối thiểu cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi
 Tham mưu với các cấp xin tu sửa phòng học, bê tông hóa sân trường, làm 
mái hiên che mát, mua sắm thêm trang thiết bị học tập, đồ dùng đồ chơi tạo điều 
kiện cho trẻ học tập và vui chơi.
 Trích ngân sách thường xuyên, vận động sự đóng góp của phụ huynh để mua 
bổ sung đủ các danh mục đồ dùng, trang thiết bị, đồ chơi đảm bảo cho 100% lớp 
mẫu giáo 5 tuổi; có đồ dùng đồ chơi theo danh mục thiết bị theo văn bản hợp nhất 
số 01/VBHN –BGDĐT ngày 23 tháng 3 năm 2015 để có đủ điều kiện thực hiện 
Chương trình giáo dục mầm non có hiệu quả.
 10/ Thực hiện xã hội hóa giáo dục tạo cơ sở bền vững cho chất lượng 
phổ cập giáo dục.
 Khuyến khích, tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, 
nhân dân trên địa bàn huy động các nguồn lực giúp nhà trường mua sắm thêm các 
đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
 Nhà trường phối hợp chặt chẽ với hội khuyến học, hội chữ thập đỏ ... về 
công tác nhân đạo, từ thiện là một việc làm thu hút sự đồng thuận của xã hội và 
người dân. Trong những năm học qua, nhà trường luôn tích cực làm công tác từ 
thiện, tham gia các đợt đóng góp giúp đỡ người địa phương gặp hoạn nạn, khó khăn 
trong cuộc sống, quan tâm đặc biệt đến các trẻ em nghèo, trẻ mồ côi không nơi 
nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật, như thăm và tặng 
quà cho trẻ: số tiền 150.000/ phần quà tết . Tham mưu các tổ chức đoàn thể, mạnh 
thường quân hỗ trợ quần áo, trao học bổng cho trẻ các em nghèo nhằm thu hút, 
động viên các em đến trường. 
 7 
 + Cơ sở vật chất về phòng học, các phòng chức năng. Sân chơi, công trình vệ 
sinh và các trang thiết bị. Đặc biệt là về UDCNTT cho trẻ 5 tuổi được học. Chất 
lượng chăm sóc giáo dục trẻ tăng hơn năm trước.
 + Hồ sơ phổ cập thiết lập đầy đủ hồ sơ theo quy định. Các số liệu điều tra 
đúng khớp với thực tế. Các loại biểu mẫu thống kê số liệu đều khớp với nhau. Hình 
thức các loại hồ sơ được sắp xếp khoa học, các loại hồ sơ, biểu mẫu được làm bằng 
thủ công và nhập vào phần mền.
 + Kết quả được UBND huyện Lộc Ninh kiểm tra công nhận xã Lộc Khánh 
đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ MN 5 tuổi năm học 2016
 + Giúp tôi nâng cao thêm được nghiệp vụ quản lý, đem lại những kết quả cao 
trong quản lý.
 - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần 
đầu, kể cả áp dụng thử:
 + Đánh giá Ông Vũ Văn Lực , chức vụ: PCT UBND - Trưởng BCĐPC xã 
Lộc Khánh 
 Những giải pháp nêu trong sáng kiến “ Giải pháp thực hiện phổ mầm non 5 
tuổi ở trường thuộc xã vùng đồng bào dân tộc” của cô Nguyễn Thị Thu Thảo 
được áp dụng tại địa phương trong năm qua đem lại kết quả rõ rệt tỷ lệ trẻ ra học 
học mẫu giáo ngày càng tăng. Xã duy trì đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ em 5 
tuổi
 XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI ĐÁNH 
 GIÁ
 (Ký, ghi rõ họ tên)
 +) Đánh giá của Cô Bùi Thị Hồng Thảo – Giáo viên lớp lá 1 ( lớp 5 -6 tuổi) , 
chức vụ : Tổ trưởng tổ chuyên môn Trường MG Tuổi Thơ. Sáng kiến“ Giải pháp 
thực hiện phổ mầm non 5 tuổi ở trường thuộc xã vùng đồng bào dân tộc” của cô 
Nguyễn Thị Thu Thảo được triển khai áp dụng trong nhà trường có hiệu quả rõ rệt, 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_thuc_hien_pho_cap_mam_non_5.doc