Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nhằm nâng cao công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi ở trường THCS Vạn Phúc
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nhằm nâng cao công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi ở trường THCS Vạn Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nhằm nâng cao công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi ở trường THCS Vạn Phúc

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chon đề tài nghiên cứu. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển Giáo dục &Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững”. Yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mớ i đang đặt ra cho ngành GD&ĐT nói chung, cho mỗ i ngành học, mỗi nhà trường nói riêng, cho mỗ i cán bộ quản lý câu hỏi: Cần phả i làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đặc biệt là chất lượng dạy và học trong mỗ i nhà trường ? Giáo dục THCS chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống Giáo dục quốc dân. Giáo dục ở trường THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có kiến thức phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. (Trích điều 27-Luật GD-2009) Là người cán bộ quản lý ở trường THCS tôi thấy rằng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và hệ thống cơ chế quản lý giáo dục, chúng ta cần đổi mớ i biện pháp đào tạo, đặc biệt là công tác bồi dưỡ ng giáo dục, nhất là nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi. Công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi là vấn đề quan trọng, có một vị trí chiế n lược lâu dài. Đại hội đảng khóa VIII đã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”. Vì vậy, “Phải nâng cao năng lực và phẩm chất cho đội ngũ giáo viên’”. Do vậy, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhất là công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi là một trong những việc làm thường xuyên, nhằm đáp ứng được sự phát triển của giáo dục, đồng thời cũng là yêu cầu đòi hỏi nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở mỗi nhà trường. Trường THCS Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội là một ngôi trường vùng ven đê, ngoại thành Hà Nội được thành lập vào tháng 8 năm 1962. Trường nằm trên địa bàn thôn 1, xã Vạn Phúc - huyện Thanh Trì- Hà Nội. Chất lượng dạy và học trong những năm học vừa qua, tuy có đạt được một số thành tích, song so với yêu cầu của xã hội đặt ra thì đang rất cần phải có những biện pháp đổi mới để tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng dạy và học. Chính vì lý do nêu trên đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “ Giải pháp nhằm PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở nghiên cứu. 1.1. Cơ sở lí luận *Quản lý: Quản lý hình thành cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người. Mong muốn phát triển xã hội phải dựa vào nhiề u yế u tố, trong đó có 3 yếu tố cơ bản: trí thức, sức lao động và trình độ quản lý. Quản lý là một khoa học sử dụng tri thức tổng hợp c ủa nhiều môn tự nhiên và khoa học xã hội nhân vă n. Nó còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự không ngoan và tinh tế cao để đạt tới mục đích. Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể nhằm điề u khiể n, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của con người nhằm đạt được mục tiêu, đúng ý chí của người quản lý, phù hợp với quy luật khách quan. *Các chức năng của quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm tra. * Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của những người làm công tác giáo dục để làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điể m hội tụ là quá trình dạy và học và giáo dục thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu kinh tế xã hội đổi mới và phát triển để đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất thông qua việc thực hiệ n các chức năng quản lý giáo dục. Vậy quản lý giáo dục là quản lý hoạt động của người dạy, người học và quản lý hoạt động của các tổ chức sư phạm ở các cơ sở khác nhau trong việc thực hiệ n các kế hoạch và chương trình Giáo dục - Đào tạo, nhằm đạt được các mục tiêu Giáo dục - Đào tạo đã dự kiến. Quản lý giáo dục là loại hình quản lý rất phức tạp vì mục tiêu giáo dục có tính chất tổng hợp cao. Nội dung giáo dục trải rộng trên nhiều lĩnh vực: xã hội, kinh tế, khoa học, tư tưởng, văn hóa. *Quản lý hoạt động Dạy - Học. Quản lý hoạt động Dạy - Học là một trong những nội dung quan trọng của người làm công tác quản lý giáo dục .Dạy học là một hệ thống toàn vẹn, một cấu trúc chặt chẽ gồm các yếu tố tác động qua lại lẫ n nhau. Các yếu tố này gồ m thầy và hoạt động dạy, trò và hoạt động học, mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp tổ chức và kết quả dạy - học. Giữa các yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một môi trường kinh tế, chính trị xã hội và văn hóa nhất định.Vì vậ y, muốn quả n lý tốt quá trình Dạy - Học và làm cho nó phát triển tối ưu, nhà quản lý cần quan tâm tới tất cả lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày càng ổn định, phát triển. Nhìn chung, chất lượng của đội ngũ nhà giáo đã ngày càng được nâng cao, có đạo đức tốt, tân tụy với nghề nghiệp, có tinh thần và ý thức phấn đấu nâng cao năng lực chuyên môn, nghi ệp vụ, đáp ứng yêu cầu của đổi mới, phát triển của ngành. 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi: Trường THCS Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội nơi tôi công tác nhiều năm được công nhận là trường tiến tiến, trường đạt giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cán bộ quản lí bao gồm (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn) đều có trình độ bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ cao (Đại học), có kinh nghiệm và tay nghề vững vàng, là giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên. - Cán bộ quản lí rất tâm huyết với nghề, tận tụy, nhiệt tình với phong trào. - Hồ sơ sổ sách có đầy đủ, sắp xếp khoa học. 2.2. Khó khăn: Cơ sở vật chất các trường còn thiếu thốn. Tính trung bình của giáo viên, nhân viên còn cao, một số ít giáo viên chưa thật tận tâm với công việc. Đội ngũ giáo viên có tuổi đời, tuổi nghề còn rất trẻ. Vì vậ y họ rất năng động, sáng tạo trong công việc, rất yêu nghề. Tuy nhiên, nhiều giáo viên mới đứng lớp được một, hai năm nên còn thiếu kinh nghiệm. Nhiều gia đình học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con cháu, mải lo làm kinh tế, phó mặc con cháu cho nhà trường. 2.3 Kết quả điều tra thực trạng: * Hệ đào tạo của đội ngũ giáo viên: Hệ đào tạo Năm học Tổng số Nữ CĐSP ĐHSP Thạc sỹ ĐH khác 2016-2017 32 26 20 8 02 02 2017-2018 35 29 18 13 02 02 2018-2019 37 31 17 16 02 02 2019-2020 40 34 17 17 03 01 *Độ tuổi của giáo viên tính đến năm 2020 Từ 20 -> 29 tuổi: 21 đồng chí;Từ 30-> 39 tuổi: 08 đồng chí. Từ 40 -> 50 tuổi: 07 đồng chí; Từ 50 tuổi trở: 04 đồng chí * Tuổi nghề của giáo viên tính đến năm 2020 Dưới 5 năm tuổ i nghề: 18 đồng chí; Đã có từ 6 đến 10 nă m tuổi nghề: 10 đồng 5/15 3. Nôi dung và giải pháp thực hiên: 3.1. Đối mới về công tác chỉ đạo và phân công đôi ngũ giáo viên cho từng khối, lớp trong việc bồi dưỡng để có đôi ngũ giáo viên giỏi. Để làm tốt được nhiệ m vụ của người quản lý đã được quy định tại Điều 49 Luật giáo dục, bản thân người quản lý phải phấn đấu trở thành nhà quản lý thực thụ, nhà sư phạm tiêu biểu cho đội ngũ giáo viên, giữ được vai trò lãnh đạo và uy tín cá nhân trong điều hành các hoạt động trong nhà trường.Vì vậy, là cán bộ quản lý tôi thấy trước hết mình phải là tấm gương tiêu biểu về quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, quan trọng nhất là phải luôn khẳng định trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ của mình trong tập thể sư phạm. Người cán bộ quản lý phải biết nhu cầu tự vươn lên trong tập thể sư phạm bằng các biện pháp quản lý hành chính, quản lý về kế hoạch và quản lý bằng thi đua, khen thưởng. Phân công giáo viên đứng lớp như thế nào là phù hợp cũng là một vấn đề rất quan trọng. Bởi vì, phân công giáo viên đứng lớp phù hợp với khả năng chuyên môn sẽ tạo được động lực lớn để người giáo viên phát huy được hết năng lực chuyên môn của bản thân trong công tác giảng dạ y. Từ nhậ n định đó, nhà quản lý phải có kế hoạch phân công cụ thể đánh giá được đúng khả năng của từng giáo viên. Cụ thể là những giáo viên có chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy được phân công vào vị trí tổ trưởng tổ chuyên môn. Các đồng chí Đảng viên là những nhân tố nòng cốt, tích cực, luôn đi đầu trong các phong trào của nhà trường c ũng như sắp xếp đều vào các tổ. Từ đó các đồng chí giáo viên giàu kinh nghiệm sẽ thường xuyên giúp đỡ các đồng chí giáo viên trẻ, tạo điều kiện cho lớp giáo viên trẻ phát huy tích cực, sáng tạo dựa trên những kinh nghiệm c ủa thế hệ đi trước. Ngược lại chính những bước đi sáng tạo, đột phá của lớp giáo viên trẻ trong phong cách giảng dạy sẽ tạo đà cho lớp giáo viên nhiều kinh nghiệm nhanh chóng tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực, và sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học hiện đại. 3.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng và xây dựng nề nếp sinh hoạt chuyên môn, đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho giáo viên. Trong công tác quản lý thì khâu lập kế hoạch để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là rất quan trọng. Khi lập kế hoạch cần phải dựa trên thực trạng của đội ngũ giáo viên, dựa vào nhu cầu phấn đấu nổ lực của từng giáo viên. Từ đó cụ thể hóa thành những yêu cầu trong kế hoạch của nhà trường như sau: - 100% giáo viên tham gia các lớp tập huấn, học tập chuyên môn. - 100% giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. - 30 % giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở. Tổ chức các chuyên đề Toán, Ngữ văn, Sinh học, Hóa học, Anh văn...để giáo viên trong trường, vừa rèn luyện tay nghề, vừa trao đổi cụ thể trên những tiết dạy đó. Đặc biệt, nhà trường còn mời các chuyên viên của Phòng Giáo dục và Đào tạo về dự và góp ý kiến để các tiết dạy theo chuyên đề thêm hiệu quả. Thông qua các tiết, các chuyên đề này giúp cho giáo viên ngày càng nắm vững nội dung, kiến thức trọng tâm, đặc trưng của bộ môn, nhất là với chương trình đổi mới sách giáo khoa như hiện nay. Đối với các đồng chí giáo viên trẻ, có năng lực, Ban giám hiệu luôn động viên và tạo điều kiện cho đi học nâng cao trình độ tại các lớp Đại học Sư phạm. Việc tổ chức cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng được quan tâm và có kế hoạch hỗ trợ nghiêm túc. Kết hợp sao cho việc tham gia học tập của giáo viên không ảnh hưởng đến nhiệ m vụ giảng dạy ở trường. Cụ thể là các giáo viên tham gia học tập vào thời gian hè nên không ảnh hưởng đến nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên. Nhà trường chú trọng trang bị sách báo, tài liệu tham khảo cho giáo viên. Đặc biệt, các phương tiện dạy học hiện đại cũng được nhà trường chú ý và khuyế n khích giáo viên sử dụng trong giờ lên lớp để tạo hiệu quả cao cho giờ dạy. 3.3. Phối hợp giữa chính quyền với các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, đặc biệt là Chi bộ Đảng để tổ chức các phong trào thi đua tu dưỡng rèn luyện cho đội ngũ giáo viên. Ngay từ đầu mỗi năm học, Ban giám hiệu chỉ đạo sâu rộng phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”. Nêu cao tinh thần “Nề nếp - kỉ cương - tình thương - trách nhiệm ”. Duy trì phong trào “người thầy giáo là tấm gương đạo đức sáng tạo và tự học ”. Gương sáng của người giáo viên không chỉ ở phẩm chất đạo đức mà còn thể hiện ở tài năng sư phạm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tác phong con người mới, hiện đại và nêu cao gương tự học, tự rèn luyện để không ngừng vươn lên. Phố i hợp cùng với công đoàn tổ chức động viên đông đốc các đoàn viên công đoàn trong quá trình thực hiệ n “Nề nếp - kỉ cương - tình thương - trách nhiệm”. Đồng thời công đoàn làm chức năng quan tâm cả về vật chất cũng như tinh thần anh chị em giáo viên. Ban c hấp hành Công đoàn có nhiệm vụ phối hợp cùng Ban giám hiêu cùng quan tâm, động viên để các đoàn viên công đoàn yên tâm vượt mọi khó khăn trong quá trình học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Ban chấp hành Công đoàn luôn sát cánh cùng các đoàn viên trong các tổ chuyên môn để cùng phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu đã cam kết từ đầu năm. Có phần thưởng xứng đáng cho đoàn viên công đoàn đạt thành tích tốt. Đoàn viên thanh niên phát huy vai trò đầu tàu gương mẫu trong chương trình bồi
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nham_nang_cao_cong_tac_boi_d.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nhằm nâng cao công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi ở trường THCS Vạn Ph.pdf