Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn xã Sơn Hàm
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn xã Sơn Hàm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn xã Sơn Hàm

BÁO CÁO SÁNG KIẾN Giải pháp Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn xã Sơn Hàm A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh của đề tài Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật là một hoạt động luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đây là một nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng nhiều. Vì vậy, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nói chung và đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật phải có trình độ chuyên môn, có năng lực tốt, hiểu biết nhiều về pháp luật, am hiểu các phong tục tập quán của từng vùng; nắm bắt được tâm tư nguyện vọng thiết thực của người dân, đảm bảo nắm vững các nội dung cơ bản của pháp luật và có khả năng truyền đạt tốt. Đồng thời phải có những hình thức, phương pháp khác nhau nhằm tổ chức thực hiện đạt hiệu quả tốt nhất. Thường xuyên đổi mới các phương thức tổ chức, đổi mới phương pháp tuyên truyền giáo dục pháp luật và phải có sự lồng ghép vào các phong trào thi đua. Cụ thể, trong những năm qua, bằng nhiều hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện đa dạng cho nên hiệu quả mang lại khá cao. Nhân dân ngày càng hiểu nhiều hơn về pháp luật; nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật ngày càng có những bước tiến vững chắc hơn. Các hình thức đó đã được sự cổ vũ động viên và sự tham gia nhiệt tình của đông đảo cán bộ, nhân dân. Trong quá trình đổi mới, nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Xã Sơn Hàm là một xã còn khó khăn, kinh tế chủ yếu thuần nông kết hợp chăn nuôi, vườn đồi trang trại và thương mại dịch vụ. Nhìn chung đời sống dân trí chưa đồng đều, điều kiện kinh tế vật chất cũng như tinh thần còn nhiều khó khăn trong đó yếu tố nhận thức và chấp hành pháp luật có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền nên mọi mặt đời sống xã hội đã có những bước khởi sắc, kinh tế tăng trưởng, quốc phòng - an ninh chính trị được giữ vững, văn hoá - xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Đặc biệt công tác phổ biến giáo dục pháp luật được cấp ủy Đảng chính quyền quan tâm, bằng nhiều hình thức tuyên truyền, đã truyền tải những thông tin pháp luật đến với người dân. Tuy nhiên, do đặc điểm tình hình, trình độ dân trí, phong tục tập quán mà lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp, vì vậy “Giải pháp Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn xã” là một hình thức tuyên truyền phù hợp, hiệu quả và cần được đẩy mạnh, nhân rộng trên địa bàn xã. 2. Lý do chọn đề tài. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận thực tiễn của quản lý nhà nước về công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật. Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt không gian được giới hạn ở địa bàn huyện Hương Sơn; về mặt thời gian được giới hạn từ năm 2013 đến nay. Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận, thực tiễn của quản lý nhà nước về công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật. Từ đó đánh giá thực trạng quản lý nhà nước, tình hình thực hiện công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật trong thời gian áp dụng vừa qua, nêu ra những kết quả đạt được và hạn chế cũng như nguyên nhân của chúng. Trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật trong thời gian tới. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay. 3. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Trong quá trình đổi mới, nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đó, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật có lúc vẫn còn mang tính thời sự, nặng về phong trào; việc phổ biến hiện nay mới chỉ tập trung vào các luật và pháp lệnh, chưa thực sự chú trọng vào các văn bản hướng dẫn thi hành; có hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn chưa được triển khai nhiều trên thực tế như tổ chức các phiên toà xét xử lưu động kết hợp với phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân; các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiện đại chưa được sử dụng triệt để, đặc biệt là việc ứng dụng một cách có hiệu quả công nghệ thông tin vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Lực lượng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là ở cơ sở còn thiếu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế và chưa đồng đều. Bên cạnh đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn gặp nhiều khó khăn do những hạn chế của hệ thống pháp luật như: Các văn bản pháp luật còn thiếu cụ thể, rõ ràng, còn có sự trùng lặp, chồng chéo thậm chí mâu thuẫn nhau; nhiều văn bản thiếu tính khả thi; tính ổn định của hệ thống pháp luật chưa cao. Mặt khác, tình trạng văn bản của nhà nước cấp trên đã ban hành nhưng vẫn phải chờ văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp dưới vẫn còn, làm cho pháp luật không đi ngay vào cuộc sống. Tình trạng Luật, Pháp lệnh phải chờ Thông tư là một thực tế làm cho pháp luật chậm đi vào cuộc sống, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chậm trễ, khó triển khai. Kinh phí phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Quá trình đổi mới đất nước, xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và một“xã hội công dân” đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, xây dựng một xã hội trong đó mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật, tự nguyện tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần bảo vệ pháp luật, sống và làm việc theo 3 trình, kế hoạch cụ thể, tránh tình trạng làm chỉ có tính phong trào. Tóm lại, bằng nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật đa dạng và phong phú nên trong quá trình tổ chức thực hiện kết quả đem lại rất khả quan. Qua đó đã nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, hạn chế tình hình vi phạm pháp luật góp phần bảo đảm trật tự an ninh xã hội ở địa phương. B. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1Khái niệm phổ biến giáo dục pháp luật Phổ biến, giáo dục pháp luật được hiểu là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định nhằm đạt mục đích hình thành ở đối tượng được tác động tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với đòi hòi của hệ thống pháp luật hiện hành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội và nâng cao trình độ văn hoá pháp lý của công dân. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật là cách thức tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, cách tiến hành một hoạt động cụ thể để đạt được mục đích hình thành ở đối tượng tình cảm, tri thức và hành vi pháp lý phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Xét theo quan điểm triết học về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật giữ vai trò hỗ trợ hoặc tác động trở lại đối với kết quả chung của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Nếu nội dung pháp luật phù hợp, thiết thực, dễ hiểu, gần gũi nhưng hình thức tổ chức mờ nhạt, thiếu sáng tạo, xa rời thực tiễn thì tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật. Vì lẽ đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được xã hội (Nhà nước, tổ chức, công dân) quan tâm ở cả nội dung và hình thức phổ biến, truyền tải pháp luật, thông tin pháp lý để đối tượng được tác động hình thành được thói quen, tình cảm đối với pháp luật và có hành vi xử sự phù hợp, có ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật. Để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần có sự tìm hiểu về thái độ của người dân đối với pháp luật, họ hiểu pháp luật như thế nào? Pháp luật có vai trò gì trong cuộc sống của họ?... Có thể nói, phần lớn người dân thường cho rằng “pháp luật” là những mệnh lệnh mà người ta cần phải tuân thủ, là hình phạt, là trừng trị người khác thì cho rằng, pháp luật chỉ là để giải quyết các tranh chấp. Người dân thường chỉ quan tâm tới pháp luật khi bản thân họ phải rơi vào tình thế sự việc miễn cưỡng, lợi ích bị xâm hại dính líu tới pháp luật (kiện cáo, tranh chấp, bị phạt, bị cưỡng chế). Bởi vậy, khi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần giải thích, phân tích cho người dân hiểu được rằng pháp luật không chỉ bao gồm các quy định cưỡng chế, thực thi pháp luật, biện pháp giải quyết tranh chấp. Pháp luật còn bao gồm các quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, khuyến khích sự giao dịch lành mạnh giữa các thành viên trong xã hội vì sự phát triển và bảo đảm trật tự ổn định. Pháp luật là một môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho con người giao dịch với nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo cho các thành viên trong xã hội phụ thuộc và gắn bó với nhau một cách hợp lý. Pháp luật hôn nhân đảm bảo cho quan hệ vợ - chồng về tài sản, con cái, rõ ràng và ổn định; pháp luật về sở hữu là sự thừa nhận của xã hội đối với những quyền cơ bản của mỗi con người về quyền sở hữu; pháp luật về kinh 5 pháp lý, tư vấn pháp luật; nâng cao chất lượng, hiệu quả và mở rộng đối tượng, phạm vi hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động để đảm bảo mọi người dân đều có khả năng được hưởng dịch vụ này khi cần thiết. Đồng thời, khai thác và phát huy tác dụng, hiệu quả của hình thức trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, hoà giải cơ sở khi thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật. Thực hiện giải thích, hướng dẫn, phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến từng vụ việc cụ thể đang trợ giúp, tư vấn cho đối tượng, giúp họ nâng cao hiểu biết pháp luật, tự điều chỉnh hành vi xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 2. Về trình tự công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật Gồm 5 nội dung chính sau đây : 1. Nắm vững đối tượng phổ biến; 2. Nắm vững vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh; 3. Nắm vững nội dung văn bản; 4. Sưu tầm tài liệu dẫn chứng, minh họa; Chuẩn bị đề cương tuyên truyền miệng (bao gồm đề cương sơ bộ và đề cương chi tiết). 3. Thực trạng của vấn đề 3.1. Đặc điểm tình Sơn Hàm là xã miền núi, nằm ở phía Đông Nam của huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh, vị trí địa lý. Phía Bắc giáp thị trấn Phố Châu; Phía Đông giáp xã Sơn Phú; Phía Nam giáp xã Sơn Trường và xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang; Phía Tây giáp xã Sơn Tây và Quang Diệm, thu nhập chính của người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và vườn đồi. Tuy nhiên trong thời gian qua nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cấp Đăng, của chính quyền địa phương, nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của người dân nên mọi hoạt động tại địa phương luôn được thực hiện sôi nôi nổi, mang lại hiệu quả cao, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên rõ rệt, các tệ nạn xã hội giảm đáng kể, cuộc sống của người dân được cải thiện, góp phần ổn định Kinh tế - An ninh - Trật tự XH trên địa bàn. Kết quả công tác tuyên truyền trên địa bàn xã Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao ý thức tôn trọng, tuân thủ, chấp hành pháp luật của Nhân dân và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Nhờ sự chỉ đạo vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương nên trong thời gian qua Luật phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện hiểu quả, đồng bộ. Công tác tuyên truyền Pháp luật luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu trở thành nhiệm vụ trọng tâm, các cuộc hội nghị tuyên truyền pháp luật ngày càng được nhân rộng, các hình thức tuyên truyền pháp luật ngày càng phong phú về hình thức. Trong năm 2022 UBND xã tập trung tuyên truyền các nội dung về 7
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_t.docx