Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS ................................................................................................... PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh coi sự phát triển, đa dạng của sách báo là tiêu chuẩn, thước đo để đánh giá trình độ phát triển, mặt bằng văn hoá của một quốc gia, một dân tộc. Người từng nói: “Số sách vở nhiều hay ít cũng chứng tỏ trình độ phát triển của một dân tộc thấp hay cao”. Có thể nói, vốn tài liệu của một thư viện là tài sản quý giá, là tiềm lực, là sức mạnh và là niềm tự hào của thư viện ấy. Vốn tài liệu càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu bạn đọc càng lớn và càng có sức thu hút bạn đọc đến với thư viện. Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, hiện tượng bùng nổ thông tin vô cùng mạnh mẽ, số lượng tài liệu tăng lên rất nhiều không những phong phú về nội dung, môn loại mà còn đa dạng về hình thức. Do vậy, vấn đề đặt ra cho các thư viện là phải có định hướng đúng đắn trong công tác bổ sung. Công tác bổ sung tài liệu là một bộ phận quan trọng trong hoạt động thông tin - thư viện. Nó đảm bảo cho mọi hoạt động của thư viện được vận hành tốt. Nếu tài liệu trong thư viện không được bổ sung, năm tháng trôi qua nhanh thì thư viện sẽ mất tác dụng “Thông tin văn hoá, khoa học kỹ thuật,” mà biến thành “Bảo tàng sách”. Nếu coi bổ sung chỉ là lựa chọn tài liệu có giá trị vẫn chưa đủ, điều cơ bản là những tài liệu đó phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện cũng như nhu cầu của độc giả và làm cho vốn tài liệu đó luôn luôn được sử dụng đến mức tối đa. Nhưng làm thế nào để có thể bổ sung một cách hiệu quả nhất thì vẫn đang là điều cần phải suy nghĩ. Nhận thức được điều đó, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS” cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. Hi vọng, bài viết của tôi phần nào đó sẽ giúp được các thư viện bạn có công tác bổ sung đạt hiệu quả để bổ sung cho thư viện mình vốn sách tốt nhất, thích hợp nhất và tiết kiệm nhất. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua đề tài tôi muốn tìm hiểu kỹ hơn về công tác bổ sung vốn tài liệu ở thư viện, tìm ra những ưu nhược điểm, và đưa ra những đề xuất góp phần nâng cao chất lượng. 3. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu : Công tác bổ sung sách cho thư viện. b. Phạm vi nghiên cứu: Thư viện trường THCS 1/24 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS ................................................................................................... - Nguyên tắc bổ sung phù hợp đặc điểm, tính chất và nhiệm vụ của thư viện trường phổ thông: Kho sách là cơ sở vật chất bảo đảm mọi họat động nghiệp vụ của thư viện. Vì vậy sách được mua cho thư viện trường phổ thông phải “phù hợp với mục tiêu và đối tượng đào tạo, chức năng và nhiệm vụ của nhà trường" gồm: Sách giáo khoa, sách tham khảo và sách nghiệp vụ. Kho sách khư viện trường phổ thông phải có nội dung mang tính khoa học giáo dục sâu sắc, phải căn cứ vào nội dung chương trình dạy và học của nhà trường, căn cứ vào nhu cầu đọc sách của giáo viên và học sinh mà tiến hành lựa chọn, đưa sách vào thư viện. Đây cũng là căn cứ để xác định số lượng bản thích hợp để bổ sung vào thư viện. - Bổ sung thường xuyên và có kế hoạch Thư viện trường bổ sung thường xuyên theo năm học, một năm tiến hành bổ sung hai lần vào đầu năm học và đầu học kì II và bổ sung đột xuất khi Phòng Giáo dục có sách mới gửi danh mục cho các trường đăng kí. 1.1.2 Chính sách bổ sung Là việc xác định những nguyên tắc, phạm vi, tiêu chuẩn bổ sung của thư viện: - Xác định chính xác phạm vi thu thập tài liệu: là thư viện trường học nên thư viện chủ yếu sách phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. - Đảm bảo mối tương quan, tỷ lệ tương xứng trong thành phần vốn tài liệu theo nhiều khía cạnh khác nhau: + Về nội dung: Sách trong thư viện nhà trường chủ yếu là sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ và truyện thiếu nhi các loại. + Về ngôn ngữ: bổ sung những tài liệu theo ngôn ngữ mà ngành tri thức đó được xuất bản nhiều nhất, có chất lượng khoa học, thực tiễn cao đồng thời có nhiều bạn đọc sử dụng. Thư viện nhà trường bổ sung sách chủ yếu là ngôn ngữ tiếng việt và có giá trị thông tin hiệu quả nhất. + Về loại hình tài liệu: cần bổ sung những loại tài liệu nào, đặc biệt cần chú ý đến những loại tài liệu mới xuất hiện và có triển vọng phát triển ở trong nước. Thư viện trường hiện nay bổ sung chủ yếu tài liệu giấy và gần đây có bổ sung thêm tài liệu điện tử dưới dạng đĩa. - Xác định nguồn bổ sung: cần bổ sung theo nguồn nào tại nhà xuất bản hay cơ quan phát hành Thư viện nhà trường bổ sung sách chủ yếu tại các nhà sách Giáo dục và Công ty cổ phần sách thiết bị và xây dựng trường học Hà Nội. 3/24 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS ................................................................................................... CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỔ SUNG TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS Trong những năm qua, nhà trường đã thực hiện việc bổ sung tài liệu theo các bước sau: 2.1 Các bước của quá trình bổ sung tài liệu - Xác định các bước tiến hành bổ sung tài liệu để: + Bổ sung tài liệu đúng diện yêu cầu. + Tránh bổ sung tài liệu trùng lặp. + Nâng cao chất lượng tài liệu trong thư viện. • Quy trình bổ sung: Lên kế hoạch bổ sung tài liệu Nhận danh mục tài liệu từ các nhà cung cấp Gửi danh mục đến các tổ chuyên môn để giáo viên đăng kí Tra trùng Loại Trùng Chọn Ban Giám hiệu phê duyệt Gửi danh mục tài liệu đến các nhà cung cấp và5/24 đặt mua Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS ................................................................................................... môn, cán bộ thư viện được chọn trên danh mục. - Nếu tài liệu trùng thì loại ra. - Nếu không trùng thì chọn. 5 Hiệu trưởng, Hiệu phó Ban Giám hiệu phê duyệt 6 Cán bộ thư viện Gửi danh mục tài liệu đến các nhà cung cấp và đặt mua. 7 Cán bộ thư viện Nhận tài liệu, kiểm tra, đối chiếu. 8 Cán bộ thư viện Đăng kí tổng quát: Vào sổ đăng kí tổng quát (tổng số sách, tổng giá tiền, số chứng từ). 9 Cán bộ thư viện, Xử lí kĩ thuật: đóng dấu, dán nhãn, vào sổ nhóm cộng tác viên đăng kí cá biệt: nhan đề, tác giả, nơi- nhà- năm xuất bản, giá tiền, số vào sổ tổng quát, môn loại. 10 Cán bộ thư viện Xếp giá: Xếp sách lên giá phục vụ bạn đọc. 2.2 Hình thức bổ sung tài liệu Thư viện trường học thân thiện chính là một không gian mở giúp bạn đọc sử dụng thư viện một cách linh hoạt và hiệu quả, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thông tin, xây dựng thói quen đọc sách và tích cực tham gia các hoạt động của thư viện, hỗ trợ việc dạy và học, phát triển mối quan hệ thân ái, cởi mở giữa cán bộ thư viện và giáo viên, học sinh. Thư viện nhà trường hiện nay có diện tích 120m 2 gồm phòng kho, phòng đọc học sinh và phòng đọc giáo viên. Với cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ, thư viện có thể đảm bảo phục vụ 100% giáo viên và học sinh. Thư viện phục vụ các lớp 6,7 theo thời khóa biếu mỗi lớp 1 tiết/tuần. Khối 8,9 học sinh mượn sách theo yêu cầu theo lịch mượn của thư viện. Thư viện nhà trường bổ sung sách, truyện theo kinh phí nhà trường cấp. Thư viện sẽ tiến hành bổ sung 2 lần/năm vào mỗi đầu học kì của năm học. Hiện nay, thư viện đã tiến hành hai hình thức bổ sung đó là bổ sung ban đầu và bổ sung hiện tại. Trong thời gian tới, thư viện tiếp tục có kế bổ sung nữa đó là bổ sung hoàn bị (tương lai). 7/24 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS ................................................................................................... Năm học 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013 – 2014 Loại sách Sách giáo khoa 107 154 105 222 Sách tham khảo 402 509 535 493 Sách nghiệp vụ 128 20 36 41 Tổng sách 637 683 676 756 Tổng tiền 18.258.000đ 19.014.500đ 16.890.000đ 19.800.000đ Thống kê số lượng sách bổ sung qua các năm Thực trạng công tác bổ sung tài liệu của thư viện trong những năm qua dù đã có nhiều cố gắng, song vẫn còn những bất cập, nguyên nhân do sự phối hợp giữa các khâu trong quy trình bổ sung chưa thực sự đồng bộ do nhiều nguyên nhân: Nhiều giáo viên chưa quan tâm đến việc lập danh mục tài liệu đề nghị mua, do vậy thường chậm trễ trong việc lựa chọn tài liệu. Do hạn hẹp về kinh phí do vậy thư viện không tiến hành bổ sung được ngay khi tài liệu mới xuất bản, khi bổ sung thì tài liệu cần bổ sung đã hết vì vậy nhiều tài liệu không bổ sung được kịp thời. Tài liệu điện tử trong những năm qua số lượng bổ sung còn ít. Nguyên nhân kinh phí mua các tài liệu điện tử cao và để quản lý được loại hình tài liệu này thì cơ sở vật chất phải được tăng cường đầu tư. Tài liệu tra cứu trong thư viện còn hạn chế về số lượng. Nhu cầu cách thức đọc đã có sự thay đổi. Nhiều học sinh có xu hướng thích đọc những truyện tranh với những nội dung đơn giản, ngại đọc các loại sách kinh điển, lý luận, đặc biệt các sách dày, nhiều tập. Xu hướng đọc hiện nay ít nhiều có biểu hiện lệch lạc do đó, tài liệu trong thư viện phần nào chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu của học sinh. 9/24 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bổ sung tài liệu tại thư viện trường THCS ................................................................................................... quý, các nhà xuất bản sẽ gửi danh mục sách về địa chỉ mail của cán bộ thư viện. Căn cứ vào đó, thư viện sẽ xây dựng chính sách bổ sung theo yêu cầu của học sinh, giáo viên. • Mua và đặt mua ở các nhà sách Mua tài liệu là một phương thức bổ sung tài chủ yếu trong các thư viện. Thư viện nhà trường có thể trực tiếp đặt mua tại các nhà xuất bản, nhà sách những tài liệu mà thư viện mình cần. Thư viện nhà trường đã thực hiện kế hoạch đặt mua sách tại nhà xuất bản và công ty quản lí thiết bị trường học. Với sách tham khảo, sách nghiệp vụ và truyện thiếu nhi thư viện đã trực tiếp đến các nhà sách Giáo dục, nhà sách Trí tuệ và nhà sách Kim đồng chọn mua theo danh sách bổ sung. Với những sách có nhiều tập nhưng không xuất bản các tập cùng một lúc thư viện sẽ đặt mua các tập kế tiếp. ví dụ như cuốn “Kể chuyện Bác Hồ”, các loại truyện tranh trinh thám, khám phá. Phương thức này giúp thư viện chủ động trong công tác bổ sung và chắc chắn sẽ thực hiện được kế hoạch đã đặt ra. Tuy nhiên, phương thức này lại phụ thuộc vào kinh phí của nhà trường và không phải thư viện nào cũng có nguồn kinh phí thường xuyên, nguồn kinh phí lớn đặc biệt là những trường nhỏ. Vậy để công tác bổ sung vẫn đạt hiệu quả cao thì thư viện phải khai thác tài liệu từ nhiều nguồn khác. • Dựa vào hình thức kết nghĩa giữa nhà trường và các cơ quan đơn vị khác, với Ban phụ huynh nhà trường để nhận sách tặng, biếu Đây cũng là một phương thức bổ sung khá phổ biến. Thư viện có thể dựa vào mối quan hệ của nhà trường để khai thác nguồn tài liệu. Quán triệt nguyên tắc xây dựng vốn sách, báo phải kết hợp và thuyết phục sự tham gia từ nhà trường và gia đình, các tổ chức xã hội....Phải có sự gắn kết và phối hợp tham gia của Ban giám hiệu, Ban phụ huynh vào phong trào ủng hộ sách. “Vì sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, kết hợp giữa nhà trường và hội phụ huynh cùng chăm sóc giáo dục con em chúng ta”. Sau nhiều năm ủng hộ sách, xây dựng thư viện trường do hội phụ huynh phát động đã thu được kết quả rất khích lệ. Những cuốn sách do hội phụ huynh đóng góp mang một ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự quan tâm của hội phụ huynh với nhà trường và đặc biệt với các thế hệ con em mình trong việc giáo dục và đào tạo. 11/24
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_b.doc