Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát Chuyên đề của Hội đồng nhân dân xã Sơn Hàm

docx 11 trang skquanly 06/06/2025 170
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát Chuyên đề của Hội đồng nhân dân xã Sơn Hàm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát Chuyên đề của Hội đồng nhân dân xã Sơn Hàm

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát Chuyên đề của Hội đồng nhân dân xã Sơn Hàm
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề của 
HĐND xã Sơn Hàm
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. Bối cảnh của đề tài 
 Việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND, nhất là hoạt động giám sát 
chuyên đề có ý nghĩa quan trọng, thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực Nhà 
nước ở địa phương. Mục đích của giám sát nhằm xem xét, đánh giá việc thực 
hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết 
của HĐND, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan 
Nhà nước ở địa phương. Để hoạt động giám sát chuyên đề có hiệu quả, việc lựa 
chọn nội dung giám sát phải phù hợp với thực tiễn và toàn diện trên các lĩnh vực 
là một bước rất quan trọng trong quá trình tổ chức triển khai hoạt động giám sát. 
Giám sát chuyên đề giúp cho các đơn vị chịu sự giám sát thực hiện tốt hơn chức 
năng, nhiệm vụ của mình, qua đó góp phần giải quyết những vấn đề bất cập, bức 
xúc được cử tri quan tâm; đồng thời tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng 
mắc trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước và những chủ 
trương của xã đã được HĐND xã ban hành.
 Hiểu được chức năng, tầm quan trọng của hoạt động giám sát chuyên đề 
trong những năm qua Thường trực HĐND xã Sơn Hàm luôn chú trọng hoạt 
động giám sát chuyên đề để hoạt động giám sát đảm bảo theo hướng chuyên sâu, 
toàn diện, hiệu quả, HĐND xã Sơn Hàm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng 
các cuộc giám sát chuyên đề, tập trung vào những vấn đề cử tri quan tâm. Qua 
đó, phát huy hiệu quả việc huy động, sử dụng các nguồn lực, góp phần hoàn 
thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, để hoạt 
động giám sát chuyên đề thực sự phát huy được hiệu quả, tránh hình thức thì cần 
phải nâng cao chất lượng giám sát,vì vậy “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt 
động giám sát chuyên đề của HĐND xã” cần được quan tâm để hoạt động của 
HĐND xã ngày càng có chiều sâu và hiệu quả hơn.
 II. Lý do chọn đề tài.
 Giám sát là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, của 
Thường trực, các ban và đại biểu HĐND được quy định trong Luật Tổ chức 
chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. 
Thông qua hoạt động giám sát nhằm đôn đốc, kiểm tra, bảo đảm thực thi có 
hiệu quả chính sách, pháp luật và các nghị quyết của HĐND các cấp đề ra.
 Thời gian qua, HĐND xã Sơn Hàm nói riêng, HĐND các xã, Thị trấn 
nói chung trên địa bàn huyện Hương Sơn thực hiện chức năng giám sát cơ bản 
đầy đủ theo quy trình luật định, qua giám sát phản ánh đúng thực trạng tình 
hình, chỉ ra những việc làm được, chưa được, kiến nghị các giải pháp để tiếp 
tục chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện có hiệu quả hơn về nghị quyết phát 
triển kinh tế - xã hội, việc thực hiện, chấp hành chính sách, pháp luật ở địa 
phương.
 Bên cạnh những kết quả đạt được, hiệu quả và tác dụng giám sát chuyên 
đề của HĐND cấp xã, Thị trấn vẫn còn có những hạn chế nhất định, việc lựa Qua đó khẳng định rõ vai trò, trách nhiệm của HĐND và đại biểu HĐND xã là 
cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, 
quyền làm chủ của nhân dân, hoạt động phụng vụ sự phát triển chung của quê 
hương, đất nước.
 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đó, hoạt động giám sát 
chuyên đề của HĐND xã Sơn Hàm còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như: Giám 
sát 1 số chuyên đề có lúc còn mang tính hình thức; Việc đôn đốc, theo dõi thực 
hiện kết luận sau giám sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND xã trên 1 số 
lĩnh vực chưa được thường xuyên; việc giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của 
công dân, công tác hòa giải ở cơ sở còn hạn chế; một số đại biểu HĐND chưa 
làm tròn trách nhiệm của người đại biểu dân cử trong lĩnh vực giám sát, chưa 
dành thời gian cần thiết cho hoạt động của HĐND.
 Từ thực tế hoạt động thời gian qua, để phát huy hiệu quả vai trò của 
HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND xã trong thực hiện nhiệm vụ chính 
trị tại địa phương thì nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề của 
HĐND là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.
 B. PHẦN NỘI DUNG
 I. Cơ sở lý luận
 1. Khái niệm HĐND, giám sát, giám sát chuyên đề của HĐND
 Theo Điều 6: Luật tổ chức chính quyền địa phương định nghĩa: Hội đồng 
nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là 
cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và 
quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và 
cơ quan nhà nước cấp trên 
 Theo Điều 87 Luật tổ chức chính quyền địa phương: Hoạt động giám sát 
của Hội đồng nhân dân được quy định: Hội đồng nhân dân thực hiện quyền 
giám sát của mình tại kỳ họp Hội đồng nhân dân và trên cơ sở hoạt động giám 
sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ 
đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân 
quyết định nội dung giám sát theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân 
trình trên cơ sở các kiến nghị của Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội 
đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 
cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử tri địa phương. Hội đồng nhân dân thực 
hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động sau đây: Xem xét báo cáo công tác 
của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện 
kiểm sát nhân dân cùng cấp; Xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân cùng cấp về 
tình hình thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước 
cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; Xem xét văn bản 
của Ủy ban nhân dân cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, các văn bản quy 
phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân 
dân cùng cấp; Xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ 
tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, 
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; Thành lập Đoàn giám sát về một 
vấn đề nhất định khi xét thấy cần thiết và xem xét kết quả giám sát của Đoàn 
giám sát.
 3 - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn 
bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình 
vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm;
 - Xem xét, xác minh, mời chuyên gia tư vấn về vấn đề mà Đoàn giám sát 
xét thấy cần thiết;
 - Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của 
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có 
quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp cần 
thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của 
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu 
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ 
quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
 - Khi kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám 
sát để Hội đồng nhân dân xem xét tại kỳ họp gần nhất.
 Trước khi báo cáo Hội đồng nhân dân, Đoàn giám sát báo cáo Thường 
trực Hội đồng nhân dân về kết quả giám sát.
 Hội đồng nhân dân xem xét báo cáo của Đoàn giám sát theo trình tự sau 
đây:
 - Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát;
 - Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo, giải trình;
 - Hội đồng nhân dân thảo luận.
 Trong quá trình thảo luận, đại diện Đoàn giám sát có thể trình bày bổ sung 
về những vấn đề liên quan;
 - Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về vấn đề được giám sát. Nội dung 
nghị quyết giám sát chuyên đề theo quy định tại khoản 4 Điều 16 của Luật này.
 Nghị quyết giám sát được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám 
sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
 II. Thực trạng của vấn đề
 1. Đặc điểm tình hình
 Sơn Hàm là xã miền núi, nằm ở phía Đông Nam của huyện Hương Sơn 
tỉnh Hà Tĩnh, vị trí địa lý. Phía Bắc giáp thị trấn Phố Châu; Phía Đông giáp xã 
Sơn Phú; Phía Nam giáp xã Sơn Trường và xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang; Phía 
Tây giáp xã Sơn Tây và Quang Diệm, thu nhập chính của người dân dựa vào sản 
xuất nông nghiệp, chăn nuôi và vườn đồi. Tuy nhiên trong thời gian qua nhờ sự 
vào cuộc quyết liệt của cấp Đảng, Chính quyền địa phương, nhờ sự ủng hộ nhiệt 
tình của người dân nên mọi hoạt động tại địa phương luôn được thực hiện sôi nổi, 
mang lại hiệu quả cao, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên 
rõ rệt, các tệ nạn xã hội giảm đáng kể, cuộc sống của người dân được cải thiện, 
góp phần ổn định Kinh tế - An ninh - Trật tự- Xã hội trên địa bàn.
 Tổ chức của Hội đồng nhân dân xã Sơn Hàm: Nhiệm kỳ 2021-2026 Về số 
lượng xã được bầu 21 đại biểu, bầu đủ 21 đại biểu. Cơ cấu người trúng cử đại 
biểu HĐND xã như sau: Nam 16 người chiếm 76,19%; Nữ 5 người chiếm 23,8%; 
Đảng viên: 19 người chiếm 90,47%; quần chúng 2 người chiếm 9,52%; Tái cử: 
12 chiếm 57,14%. Thành phần người trúng cử đại biểu HĐND xã: Đảng 02 người 
chiếm 8%; chuyên trách HĐND 01 người chiếm 0,47%; chính quyền 04 người 
 5 HĐND ngày 16/4/2021 của Hội đồng nhân dân xã Quy định về cơ chế, chính 
sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông 
thôn mới xã Sơn Hàm năm 2021 phù hợp, rất hiệu quả với tình hình thực tiễn 
của địa phương, góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao 
các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Từ đó, định hướng trong thời gian 
tới, Hội đồng nhân dân xã sẽ xem xét tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách 
khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn 
mới năm 2022 thực sự có hiệu quả. Qua giám sát cũng chỉ ra rất nhiều hạn chế: 
Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tuy không hạn chế số lượng đăng ký nhưng bà 
con chưa tận dụng được, đăng ký và thực hiện số lượng được ít như hỗ trợ xây 
dựng bể ủ phân vi sinh bằng bể ủ nổi; Mặc dù huyện, xã quan tâm ban hành 
chính sách cải tạo vườn để xóa bỏ vườn tạp nhằm phát triển kinh tế vườn, nhưng 
kết quả cải tạo vườn hộ và tổ chức sản xuất vườn của người dân đang còn hạn 
chế, không có hộ nào thực hiện được cải tạo vườn, lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến 
để hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 82/NQ-HĐND ngày 16/4/2021. 
Công tác tuyên truyền tuy đã được triển khai nhưng nhìn chung chưa đáp ứng 
được yêu cầu, thiếu chiều sâu. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực 
hiện ở một số cán bộ chi đạo, một số thôn chưa được tập trung cao dẫn đến hiệu 
quả thực hiện chính sách ở thôn còn thấp. Một số hộ thụ hưởng chính sách 
nhưng trong quá trình lắp đặt, sử dụng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chưa 
đúng quy trình, quy định. Từ kết quả giám sát, Đoàn giám sát có những kiến 
nghị, đề xuất để UBND xã, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội xã 
có sự quan tâm, phối hợp, tuyên truyền đến các hộ dân tận dụng tối đa các cơ 
chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây 
dựng nông thôn mới. Đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền để Nghị 
quyết đi vào đời sống nhân dân, phát động phong trào, kiểm tra, nhắc nhở, đồng 
hành hỗ trợ, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia. Các Đại biểu 
HĐND xã, Ban cán sự các thôn tiếp tục tuyên truyền, tổ chức giám sát các đối 
tượng đã được hưởng chính sách của Nghị quyết số 82/NQ-HĐND ngày 
16/4/2021 của Hội đồng nhân dân xã để đảm bảo tính hiệu quả, lâu dài. 
 Hội đồng nhân dân xã Giám sát chuyên đề 2: Giám sát việc thực hiện 
Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 31/12/2021 của Hội đồng nhân dân xã Sơn 
Hàm về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2022. 
Giám sát Uỷ ban nhân dân xã Sơn Hàm, thôn Liên Sơn, thôn Bình Sơn. Dự kiến, 
HĐND xã giám sát chuyên đề này vào ngày 7/11/2022. Việc lựa chọn giám sát 
chuyên đề về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 
2022 vì đây là nhiệm vụ thường xuyên, xuyên suốt cả năm 2022, thông qua việc 
giám sát đánh giá kết quả đạt được, làm rõ những tồn tại, hạn chế, những vướng 
mắc, các nguyên nhân khách quan, chủ quan trong quá trình tổ chức thực hiện 
Nghị quyết. Trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm thực hiện có 
hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2022, 
đạt các chỉ tiêu mà Nghị quyết đề ra.
 Nhìn chung, các cuộc giám sát tiếp tục được đổi mới phương pháp, cách 
làm, đạt hiệu quả cao. 
 III. Các biện pháp đã tiến hành nhằm giải quyết vấn đề
 7

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_don.docx