Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp chỉ đạo phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi bậc THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp chỉ đạo phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp chỉ đạo phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi bậc THCS
A - PHẦN MỞ ĐẦU I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong mọi thời đại, nhân tài luôn là tài sản vô giá của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, là kho báu khai thác không bao giờ cạn của nhân loại... Từ xưa ông cha ta đã khẳng định “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ”, sự vững mạnh của một quốc gia có hay không, nhiều hay ít đầu tiên phải nói đến yếu tố nhân “tài”. Theo quan điểm có tính kế thừa và phát triển truyền thống dân tộc thì “Thiên tài là 80% trí thông minh cộng với 20% là mồ hôi và nước mắt” nhưng số người sinh ra mang trong mình một trí thông minh, một tài năng kiệt xuất chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong số những con người thông minh và tài năng. Vì thế, ta có thể khẳng định nhân tài do sự kho luyện mà có và nhà trường là cái nôi đầu tiên phát hiện, nâng đỡ, bồi dưỡng những tài năng, những nhân tài của đất nước. Sự ươm mầm, khổ luyện để phát triển nhân tài ấy trong thời đại nào cũng phải gắn với nhà trường, với môi trường giáo dục lành mạnh, với người thầy, người cô đáng kính, tận tụy ngày đêm hun đúc, chăm lo cho thế hệ trẻ vì một ngày mai tươi sáng hơn. Chúng ta đang sống và làm việc trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thời đại của khoa học công nghệ thông tin và hội nhập... và chúng ta cũng từng ngày chứng kiến sự thay đổi, phát triển liên tục, không ngừng của đất nước. Vấn đề cấp thiết đặt ra là giáo dục đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hoá vừa hợp tác vừa cạnh tranh để có thể đáp ứng được những sự thay đổi đó. So với yêu cầu phát triển của đất nước và thời kỳ mới, chất lượng giáo dục của ta còn thấp. Sự phát triển quy mô giáo dục ở các cấp học, ngành nghề và trình độ đào tạo trong những năm qua đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân nhưng chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và còn thấp so với trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Điều này đòi hỏi phải có những thay đoi căn bản về giáo dục từ nội dung, phương pháp dạy học IV - ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi chưa được lựa chọn áp dụng tại huyện Than Uyên với phương pháp tiến hành từng bước, từ dễ đến khó, từ thấp đến cao và từ đơn giản đến phức tạp, chủ yếu tập trung vào các đối tượng đầu cấp để bồi dưỡng đi lên làm nền tảng vững chắc cho mục tiêu chất lượng học sinh giỏi của huyện. Việc phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi được áp dụng hiệu quả trong công tác chỉ đạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần duy trì và nâng cao chất lượng học sinh giỏi của huyện Than Uyên. + Bồi dưỡng trí thông minh: năng lực tư duy, suy luận, giải quyết vấn đề linh hoạt... + Bồi dưỡng óc sáng tạo: tư duy độc lập, không dập khuôn, phát hiện quy luật, tìm tòi giải pháp mới... + Bồi dưỡng một số phẩm chất khác: lòng ham hiểu biết, khám phá, say mê học tập... Như vậy, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là dưới sự to chức và điều khiển của người thầy, học sinh được lĩnh hội tri thức khoa học tiên tiến một cách tốt nhất, giúp cho trí tuệ của các em phát trển nhanh, hiệu quả, toàn diện nhất (cả tài và đức)... Muốn làm được điều ấy, đòi hỏi người thầy không chỉ đơn thuần chỉ có nhiều tri thức, hiểu rộng, biết sâu và truyền đạt cho học sinh tất cả những gì thầy có mà thầy phải nắm được tâm tư nguyện vọng của học sinh, biết được học sinh mình cần gì, mong muốn gì và nên dạy cái gì trước, cái gì sau và quan trọng là dạy cho học sinh biết cách nhận biết, lĩnh hội và phát triển tri thức chứ không nên nhồi nhét kiến thức khiến cho học sinh có cảm giác “sợ học”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã lưu ý trong cách dạy học đó là: “Áp dụng phương pháp hiện đại, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Rõ ràng, muốn dạy được học sinh giỏi trước hết người thầy phải giỏi và dạy giỏi. Muốn dạy giỏi, trước hết người thầy phải nắm vững lý luận dạy học, nắm vững các phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn, đặc biệt là hiểu rõ đặc điểm tâm lý của học sinh, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có lý tưởng nghề nghiệp, làm việc với tất cả lương tâm và trách nhiệm của mình. Có như vậy, thầy mới có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nhận thức của học sinh trong quá trình dạy và bồi dưỡng năng lực cho các em. Thầy dạy giỏi là biết cách dạy cho học sinh sáng tạo trong tự học, biết men theo hứng thú, kích thích tính tò mò, lòng ham hiểu biết ở các em; nói cách khác, thầy giáo dạy giỏi là trong mỗi bài dạy luôn đặt câu hỏi cho mình: dạy cái gì? dạy như thế nào? dạy bằng cách nào? để học sinh tiếp thu nắm kiến thức một cách dễ nhất, nhanh nhất, sâu nhất và hiệu quả nhất. Chúng ta biết rằng, năng lực tự học, tự nghiên cứu sẽ khó phát triển nếu thiếu sự hướng dẫn của người thầy và sự hợp tác của bạn bè, điều đó cho thầy giỏi và trò giỏi. Mối quan hệ giữa dạy và học còn được biểu hiện: Dạy học phải đảm bảo cho sự học tập của học sinh đạt kết quả tốt. Trước hết cần phân hoá đối tượng, trong quá trình giảng dạy phù hợp với từng loại đối tượng học sinh, phù hợp với nhu cầu và điều kiện to chức giáo dục của các vùng miền, đặc biệt là các huyện có nhiều học sinh dân tộc thiểu số như tỉnh Lai Châu nói chung và huyện Than Uyên nói riêng. Công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi người thầy giáo chú ý đến việc thực hiện cơ chế dân chủ trong dạy và học. Bởi vì cơ chế dân chủ sẽ đảm bảo khả năng tư duy của học sinh được tôn trọng và phát huy. Các em sẽ được thoải mái trong học tập, phấn khởi, tích cực trong trao đổi thảo luận học tập, tài năng sẽ từ đó được bộc lộ và phát triển... 2. Cơ sở thực tiễn của công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. 2.1. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi, việc đào tạo nhân tài cho đất nước. Đức Khổng Tử đã nói rằng: “Nhân bất học, bất tri lý”. Thật vậy, làm người mà không có học thì không thể nhận biết được đâu là đúng, là sai, không ý thức được những việc mình làm có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của xã hội, của đất nước, từ thế kỷ XVIII vua Quang Trung - Người anh hùng áo vải đất Tây Sơn sau khi đánh thắng quân Thanh lên ngôi hoàng đế đã tuyên ngôn “Xây dựng đất nước lấy việc khuyến học làm đầu, tìm lẽ bình trị lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”, muốn xây dựng đất nước giàu mạnh phải có những con người có học, phải lấy việc dạy học đặt lên hàng đầu; muốn đất nước phồn vinh, bình yên, nhân dân ấm no hạnh phúc... phải có nhân tài và nhân tài sẽ không thể có nếu không bắt đầu từ việc học, từ việc phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng... Đảng ta đã khẳng định “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển”, trong đó mục tiêu ưu tiên là đào tạo nguồn nhân lực cho nền công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nâng cao dân trí cho lực lượng lao động, cho cán bộ quản lý; còn bồi dưỡng nhân tài được xem là chính sách hàng đầu, là nhiệm vụ then chốt trong việc tạo ra “vốn người” có chất lượng cao. Các nước phát triển đã quan niệm, nguồn tài nguyên thiên nhiên khai thác dần sẽ cạn, chỉ có nguồn nhân lực con người càng khai dục, tạo mọi điêu kiện thuận lợi nhất để phát triển nền giáo dục để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu phát triển của huyện nhà. Nhiệm vụ được đặt ra cho ngành giáo dục là làm cách nào để có thể tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao trong thời gian ngắn nhất có thể. Đứng trước vấn đề đặt ra như vậy, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị trường học trong toàn huyện đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, tập trung phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu để đào tạo ra những tài năng huyện nhà và cho xã hội. Trên cương vị là một cán bộ chuyên môn bậc Trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Than Uyên tôi đã có nhiều chăn trở, suy nghĩ về vấn đề cấp thiết trên để nghiên cứu tình hình thực thực tế, tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học và công tác phát hiện, tuyển chọn bồi dưỡng học sinh giỏi trong chỉ đạo chuyên môn của mình. Từ thực tế qua công tác thanh tra, kiểm tra nắm bắt tình hình nhiều năm, tôi mạnh dạn trình bày nghiên cứu của mình trong đề tài này. II - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRONG VIỆC PHÁT HIỆN, TUYỂN CHỌN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THAN UYÊN: Công tác giáo dục của huyện Than Uyên trong những năm gân đây ngày càng được đầu tư quan tâm về chiều sâu chất lượng, Phòng GD&ĐT đã tham mưu với các cấp lãnh đạo để có được sự quan tâm đầu tư về mọi mặt của các cấp các ngành do đó chất lượng giáo dục đại trà luôn được duy trì giữ vững và tăng dân qua từng năm. Tuy nhiên chất lượng mũi nhọn luôn được đánh giá là đứng thứ 2 sau thị xã Lai Châu nhưng cũng không tránh khỏi những dao động không ổn định qua từng năm, từng lứa học sinh, cụ thể như sau: 1. Thực trạng về đội ngũ quản lý, giáo viên trung học cơ sở. * Ưu điểm: Tong số cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên toàn ngành: 1755 người (trong đó 31 GV, 12 NV hợp đồng ngắn hạn). Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên 99,4%, trên chuẩn chiếm 37,2%. Đa số cán bộ giáo viên đều có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn và phương pháp giảng dạy đảm bảo yêu cầu, phù hợp với đối tượng học sinh. Đến nay, đội ngũ giáo viên các trường đều đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, cuối năm học 2011 - 2012). * Ưu điểm: Cơ bản đảm bảo đáp ứng được nhu cầu dạy và học, không còn tình tạng học sinh học 3 ca, học sinh học dưới gầm sàn. Thường xuyên được quan tâm đầu tư từ nguồn ngân sach, từ các chương trình dự án, đến nay toàn huyện có 161 phòng học, trong đó phòng kiên cố và bán kiên cố 131 phòng chiếm 81,4%. * Tồn tại: Tỷ lệ phòng học kiên cố và bán kiên cố khá cao so với bậc Tiểu học và Mầm non nhưng số phòng học xây đã xuống cấp nhiều, chưa được tu sửa; các phòng học chủ yếu là phòng học văn hóa, chưa có phòng học bộ môn, thiết bị dạy học còn thiếu thốn, các bộ thiết bị đồng bộ đã hỏng nhiều qua quá trình sử dụng nhưng không được cung ứng bo sung.... những yếu tố trên cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dạy và học. 4. Thực trạng công tác phát hiện, tuyển chọn học sinh giỏi. * Ưu điểm: Công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi được các trường học trong toàn huyện thực hiện ngay từ đầu mỗi năm học, việc tuyển chọn được thực hiện qua khảo sát đánh giá đầu năm, thông qua công tác tuyển chọn của giáo viên bộ môn, giáo viên bồi dưỡng và đăng ký môn học của học sinh... Theo số liệu thống kê kết quả thi chọn học sinh giỏi bậc THCS năm học 2011- 2012 toàn huyện có 313 học sinh tham gia dự thi học sinh giỏi cấp huyện trong đó có 72 học sinh đạt giải chiếm 23%, tăng 1,2%; cấp tỉnh có 13/31 hoc sinh tham gia đạt giải chiếm 42%. * Tồn tại: Một số trường học vùng sâu vùng xa chưa quan tâm nhiều đến công tác mũi nhọn và xây dựng đội tuyển học sinh giỏi để bồi dưỡng. Còn mang tính thời vụ hoặc gần đến kỳ thi học sinh giỏi thì chọn ra những học sinh theo môn học có điểm trung bình môn cao, thành lập đội tuyển để bồi dưỡng nên công tác bồi dưỡng không hiệu quả, chất lượng học sinh không cao, không có tính bền vững. Công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi ở hầu hết các trường chưa được quan đúng mức, thực hiên không bài bản, không theo quy trình từ công tác phát hiện đến khâu bồi dưỡng, chủ yếu qua những nhận định cảm tính của giáo viên bộ môn, giáo viên chu nhiệm nên một số học sinh chưa phát huy tối đa được năng lực sở trường của bản thân. làm nền tảng). - Công tác phát hiên, tuyển chọn không kỹ lưỡng, lựa chọn cho học sinh ôn tập theo môn không phù hợp với năng lực, sở trường làm cho công tác bồi dưỡng không hiệu quả và chất lượng học sinh giỏi qua các kỳ thi không cao. - Nhiều giáo viên có tâm huyết, có sức trẻ nhưng còn yếu về phương pháp truyền thụ kiến thức, ít kinh nghiệm bồi dưỡng; chưa có sự chuẩn bị chu đáo về tài liệu, nội dung bồi dưỡng nên tính hiệu quả chưa cao. 3. Đối tượng học sinh và những nhân tố tác động không tốt đến chất lượng: - Đa số học sinh là người dân tộc thiểu số (học sinh người kinh chủ yếu tập trung ở thị trấn và một số trường lân cận), điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên việc đầu tư thời gian cho học tập, rèn luyện ít, không thương xuyên. - Nhiều học sinh nhà xa trường (các khoảng 3km đến 6km) nhưng không đủ điều kiện để ở bán trú, thời gian đi bộ đến trường và từ trường về đến nhà đã mất nhiều thời gian, sức lực nên không còn tâm trí cho việc tự học, tự nghiên cứu kiến thức. - Gia đình của nhiều học sinh khó khăn, bản thân học sinh lại là lao động chính trong nhà, ngoài giờ đi học trên lớp còn phải phụ giúp gia đình nhiều việc nên chưa có thời gian quan tâm nhiều đến việc học tập. IV - MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHÁT HIỆN, TUYỂN CHỌN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THAN UYÊN 1. Giải pháp về công tác phát hiện: Việc phát hiện các đối tượng học sinh giỏi phải thực hiện ngày từ đầu năm học và thực hiện tuần tự từ dưới lên trên, từ lớp học đến nhà trường; Hiệu trưởng chỉ đạo nhà trường giao chỉ tiêu phấn đấu cho các to chuyên môn và phân công đến từng giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm tự tuyển chọn các em học sinh khá, giỏi để bồi dưỡng. Trong quá trình giảng dạy trên lớp, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm tự chủ động theo dõi chất lượng bằng các bài kiểm tra, bằng khả năng tư duy trực tiếp qua việc phát vấn trả lời các câu hỏi theo các mức độ từ dễ đến khó ngay ở trên lớp nhằm phát hiện ra những học sinh có tố chất, có tiềm năng và lập danh sách chuyển cho tổ khối, Ban giám hiệu.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_chi_dao_phat_hien_tuyen_chon.docx