Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp ở học sinh khối 8

docx 26 trang skquanly 30/04/2025 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp ở học sinh khối 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp ở học sinh khối 8

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp ở học sinh khối 8
 Sáng kiến: “ Đổi mới tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp ở HS khối 8"
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN.
 Trong công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng “xã hội chủ nghĩa”, 
đồng thời đất nước ta muốn hòa nhập với toàn thế giới để cùng nhau phát triển 
thì yếu tố con người đóng vai trò then chốt, quyết định sự phồn thịnh của mình. 
Mục đích cuối cùng để hướng tới đất nước mà nhân dân có cuộc sống ấm no, 
hạnh phúc, tự do. Muốn vậy thì mỗi người con Việt Nam đều phải làm chủ bản 
thân, tự học tập, tự rèn luyện, tự phấn đấu và tự phát triển tốt nhất về khả năng 
của chính bản thân mình về mọi mặt phù hợp với điều kiện xã hội phát triển 
trong từng thời kì cũng như phục vụ lợi ích của bản thân trong hiện tại và tương 
lai.
 Đất nước càng phát triển thì phẩm chất đạo đức và năng lực thực sự của mỗi 
người càng được coi trọng. Tuy nhiên; mặt trái của sự phát triển chung của thời 
đại thì bộ phận không nhỏ lại có chiều hướng về đạo đức, phẩm chất và năng lực 
theo hướng tiêu cực. Nhiều người mong muốn có cuộc sống nhàn hạ, lười lao 
động, không chịu làm ăn lương thiện mà tìm mọi cách dụ dỗ, lôi kéo các em học 
sinh tuổi vị thành niên dễ nhiễm thói hư tật xấu; nhân cách – đạo đức sống ở một 
số HS phát triển không lành mạnh, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chính cuộc 
đời của bản thân, gia đình và xã hội.
 Để đào tạo ra những thế hệ tương lai phát triển toàn diện về mọi mặt thì 
ngành giáo dục đóng vai trò rất quan trọng đến sự hình thành nhân cách, đạo đức 
của mỗi người. Đó là cái nôi nuôi dưỡng và hình thành nên nhân cách, đạo đức 
và năng lực của từng đứa trẻ.Tuy nhiên, ngoài môi trường giáo dục của nhà 
trường thì môi trường giáo dục từ gia đình và xã hội cũng ảnh hưởng đến nhân 
cách, đạo đức, năng lực của trẻ.
 Giai đoạn học sinh THCS, nhất là lứa tuổi học sinh khối lớp 8 là giai đoạn 
mà tính cách và phẩm chất đạo đức cũng như năng lực của các em được thể hiện 
rõ nhất. Học sinh phát triển “ nhảy vọt” về thể trạng, sinh lí chuyển từ trẻ nhỏ 
GV: Lưu Thị Thược – Trường THCS Phạm Hồng Thái Page 1 Sáng kiến: “ Đổi mới tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp ở HS khối 8"
 - Cải thiện ý thức trách nhiệm của từng em học sinh về việc thực hiện mọi 
nội quy, mọi hoạt động trong phạm vi nhà trường, lớp học; đồng thời nêu cao 
tinh thần tự giác, có lòng trung thực, nhân ái, giàu lòng vị tha trong cộng đồng.
 - Tạo môi trường giáo dục trong sáng, lành mạnh, thân thiện; là nơi đáng tin 
cậy mà phụ huynh, học sinh được giáo dục tốt nhất.
 - Phụ huynh cần quan tâm sát sao đến HS, phối keetshowpj với nhà trường 
thông qua GVCN.
 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Tập thể lớp 8A2 – trường THCS Phạm Hồng Thái - huyện Cư Jut – tỉnh 
ĐăkNông năm học 2018 - 2019
 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu trắc nghiệm về kết quả trước 
và sau khi sử dụng một số phương pháp đổi mới tích cực trong công tác chủ 
nhiệm lớp ở học sinh khối 8 qua hình thức trắc nghiệm.
 -Sử dụng phương pháp gắn kết giữa gia đình – nhà trường – xã hội nhằm 
tìm hiểu: tâm - sinh - lí HS lớp 8A2 bằng biện pháp trao đổi trực tiếp giữa 
GVCN với đối tượng HS lớp 8A2 ( năm học 2018 – 2019) và giữa GVCN với 
phụ huynh HS.
 - Đọc các tài liệu về tâm lí lứa tuổi THCS, các modul bồi dưỡng thường 
xuyên liên quan đến kĩ năng về công tác chủ nhiệm lớp
 - Tìm hiểu tính cách, cá tính riêng từng HS qua GVBM, đồng nghiệp, phụ 
huynh, tập thể HS lớp 8A2
 1.5. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 -Giới hạn nghiên cứu: Tập thể HS lớp 8A2 – trường THCS Phạm Hồng 
Thái – Cư Jut – Đăk Nông năm học 2018 – 2019
 - Phạm vi nghiên cứu: 
 Từ đầu năm học 2018 – 2019 đến cuối năm học 2018 – 2019
GV: Lưu Thị Thược – Trường THCS Phạm Hồng Thái Page 3 Sáng kiến: “ Đổi mới tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp ở HS khối 8"
 - Đối với các em HS: 
 GVCN không những là người thầy, người cha ( mẹ), người anh (chị) mà còn 
là người bạn thân thiết, tin cậy để các em có thể gửi gắm tâm tư, tình cảm, ý 
kiến niềm tin và cả những thắc mắc cần lời giải đáp của mình. Muốn các em coi 
mình là điểm tựa đáng tin nhất thì mỗi GVCN lớp luôn luôn cần dành nhiều thời 
gian tâm sự với các em, lắng nghe tâm tư nguyện vọng và cần sẻ chia mọi khó 
khăn trong cuộc sống, luôn góp nhặt những hành động, cử chỉ tốt về mọi mặt và 
động viên kịp thời; tạo động lực để các em luôn cố gắng vươn lên trong học tập 
cũng như trong rèn luyện.
 Bên cạnh đó, mỗi GVCN cần tìm hiểu tính cách, cá tính riêng, khả năng nhận 
thức, năng khiếu đặc biệt cũng như hoàn cảnh của mỗi em để có các biện pháp 
giáo dục tốt nhất để đạt được mục tiêu giáo dục ban đầu đã đặt ra.
 Lên kế hoạch thăm hỏi gia đình các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó 
khăn, các em học sinh chưa ngoan, hay cúp tiết nghỉ học, nghiện gameđể tìm 
hiểu về hoàn cảnh gia đình phụ huynh; thông báo cho phụ huynh nắm được một 
số 
 HS của lớp chủ nhiệm là đối tượng cốt lõi của mỗi thầy (cô) quan tâm. Muốn 
giáo dục thành công, hiệu quả; trước tiên GVCN cần đề ra nội quy,quy chế, kế 
hoạch cụ thể của lớp mình. Nề nếp tốt, ý thức kỉ luật của tập thể cao thì các tiết 
học của các môn học mới đạt hiệu quả cao. Nề nếp HS rất quan trọng, nó đóng 
vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục trong nhà trường nên vai trò của 
GVCN càng đẩy mạnh. Lớp nào có nề nếp tự quản tốt, HS có ý thức thực hiện 
nghiêm túc nội quy, quy chế lớp học; chứng tỏ GVCN lớp đã áp dụng tích cực 
sáng tạo và linh hoạt các biện pháp chủ nhiệm phù hợp với đối tượng HS của 
mình.
 - Đối với phụ huynh HS: 
 Nhiều phụ huynh mong muốn GVCN là người thay cha (mẹ) dạy dỗ, chỉ bảo, 
uốn nắn, kỉ luật nhằm giúp các em tự tin thể hiện năng lực của bản thân mình, 
GV: Lưu Thị Thược – Trường THCS Phạm Hồng Thái Page 5 Sáng kiến: “ Đổi mới tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp ở HS khối 8"
 nếp, học tập và một số vấn đề khác. Vì thế không tránh khỏi có một vài HS chưa 
 hiểu cô, chưa gần gũi, vẫn còn có HS bỏ học, cúp tiết, lười học còn nhiều. Điều 
 đó luôn làm chúng tôi, những nhà giáo trăn trở trong sự nghiệp “trồng người vĩ 
 đại và cao cả này”.
 - Nhiều phụ huynh phó mặc hoàn toàn và giao toàn bộ trách nhiệm cho nhà 
 trường. Khi con hư, không hợp tác cùng với nhà trường để giáo dục con mình 
 mà quay lại trách móc, đổ lỗi, kiện cáo tới GVBM, GVCN lớp.
 2.2.1.Thuận lợi:
- Hiện nay tôi đang công tác tại trường THCS Phạm Hồng Thái - Cư Jut – 
 ĐăkNông và đang làm công tác chủ nhiệm lớp 8A2. Những em học sinh ở đây 
 đa số là người dân tộc tiểu số nhưng là dân nhập cư từ các tỉnh miền núi phía 
 bắc là chủ yếu, nên hầu hết các em cũng được phần nào tiếp thu nhiều nền văn 
 hóa đa dạng; có nhiều tiến bộ trong suy nghĩ cũng như ý thức cao trong học tập.
- Đa số các em học sinh lớp 8a2 đều được gia đình quan tâm về mọi mặt, được tạo 
 điều kiện cơ sở vật chất cũng như tinh thần tốt nhất cho việc học tập của con, em 
 mình.
- Đa số các em ngoan, lễ phép với thầy cô, người lớn và với bạn bè. Biết sống có 
 trách nhiệm, yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong 
 cuộc sống.
- Nhiều học sinh có ý chí vươn lên trong học tập cũng như trong rèn luyện đạo 
 đức, có hoài bão – khát vọng lớn để mong muốn hội nhập và phát triển với xu 
 thế chung cùng đất nước.
- GVCN luôn được học sinh tin yêu, phụ huynh tôn trọng – quý mến và gửi gắm 
 con em mình.
- Bên cạnh tôi luôn có sự đồng hành từ các giáo viên bộ môn, đồng nghiệp và các 
 cấp lãnh đạo tạo điều kiện tốt nhất cả về cơ sở vật chất, tinh thần.; luôn cùng tôi 
 tháo gỡ những vướng mắc khó khăn để tôi hoàn thành tốt công việc chủ nhiệm 
 lớp của mình. Luôn có những phụ huynh nhiệt tình, thường xuyên hỏi thăm tình 
 hình con em mình
 GV: Lưu Thị Thược – Trường THCS Phạm Hồng Thái Page 7 Sáng kiến: “ Đổi mới tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp ở HS khối 8"
- Trong những năm gần đây, cuộc sống của đa số người dân ở xã Ea - Po nơi tôi 
 công tác gặp rất nhiều khó khăn. Người dân sống chủ yếu làm nghề trồng trọt và 
 chăn nuôi, tình trạng rớt giá thảm hại, mất mùa, dịch bệnh mãi đeo bám. Càng 
 làm lại càng nghèo hơn, kinh tế sa sút nên phần nào ảnh hưởng đến sinh hoạt 
 cũng như học tập của các con mình.
- Rất nhiều gia đình bỏ dở công việc ở nhà, đi làm công ty; hoặc làm ăn nơi xa 
 nhà. Học sinh thường ở nhà một mình tự lo ăn, học hoặc ở nhà cùng người thân 
 (ông, bà, cô, dì, chú, bác). Vì vậy bố, mẹ ít có điều kiện quan tâm tới việc rèn 
 luyện đạo đức cũng như học tập của con mình.
- Nhiều phụ huynh còn phó thác hoàn toàn cho nhà trường trong việc giáo dục 
 đạo đức, nhân cách của con, em mình.
- Nhiều gia đình khiếm khuyết cha hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ do là con mồ côi 
 hoặc gia đình không hòa thuận, không hạnh phúc. Tuy nhiên nhiều em sống 
 trong gia đình vẫn có đầy đủ cả cha lẫn mẹ nhưng người cha thường hay nhậu 
 thâu đêm suốt sáng, không lo làm ăn lương thiện, không lo kinh tế gia đình. Môi 
 trường giáo dục gia đình không tốt cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lí, tính 
 cách, cuộc sống của trẻ.
- Đa số là người đồng bào, sống thuộc vùng khó khăn nên không coi trọng việc 
 học, ít có điều kiện nên sách vở còn thiếu.
 Về phía HS:
- Nhiều em không được sống trong gia đình có đầy đủ cả cha lẫn mẹ. Các em 
 thiếu tình thương, thiếu người dẫn dắt uốn nắn nên các em chưa chăm, chưa 
 ngoan.
- Ý thức tự giác để rèn luyện đạo đức, nhân cách cũng như học tập của nhiều học 
 sinh còn hạn chế. Tình trạng cúp tiết nghỉ học, vi phạm nội quy lớp, không học 
 bài, không làm bài, chơi game, nghiện net còn diễn ra rất nhiều.
- Một số em thường xuyên vi phạm nội quy trường, lớp: đi học muộn, nói tục, 
 chửi thề, đánh nhau, dọn vệ sinh lớp muộn
 GV: Lưu Thị Thược – Trường THCS Phạm Hồng Thái Page 9 Sáng kiến: “ Đổi mới tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp ở HS khối 8"
các thầy cô, nhà trường nhắc nhở, kiểm tra. Trong quá trình chủ nhiệm, tôi luôn 
theo sát, cùng đồng hành với các em trong các hoạt động. Các em chưa ngoan, ý 
thức nề nếp chưa cao, GV bước chân vào lớp đều phải ổn định, nhắc nhở mới 
dạy được. 
- Để thay đổi tư duy học tập và rèn luyện tính tự giác, tính kỉ luật, niềm đam mê, 
yêu thích học tập; bản thân tôi đã sử dụng rất nhiều các biện pháp giáo dục tích 
cực áp dụng phù hợp với từng đối tượng HS khác nhau. Sau mỗi tuần, tôi đã 
tổng hợp đánh giá sự nghiêm túc thực hiện nội quy và kết quả rèn luyện cũng 
như học tập bước đầu có sự tiến bộ rõ rệt. Sau mỗi tuần tôi lại tự điều chỉnh 
phương pháp giáo dục của mình giúp HS ngoan hơn, đi học đầy đủ, đúng giờ; ý 
thức thực hiện nề nếp – nội quy trường, lớp tích cực hơn, lao động chăm, đúng 
giờ. Công tác chuẩn bị bài và làm bài tốt. Các em tự tin, vui vẻ, hòa đồng, thân 
thiện hơn. Biết quan tâm, biết chia sẻ, biết nhận ra thiếu sót và tự điều chỉnh tốt 
dần lên.
 Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm ở lớp 8A2 - lớp cá biệt nhất 
khối 8, nhất trường; tôi đã tự rút ra cho mình một số kinh nghiệm làm 
công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục tốt hơn toàn diện về mội mặt: đạo đức, 
năng lực nhận thức, lòng nhân ái, tình thương yêu, cách đối nhân xử thế giữa 
con người với nhau sao cho văn minh, lịch sự. Vì thế tôi mạnh dạn viết sáng 
kiến: “đổi mới tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp ở học sinh khối 8” 
2.3.1. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện: “trường học thân thiện – 
 học sinh tích cực”
 a/ Đối với GVCN lớp
- Trước tiên tôi đã làm quen với HS lớp, tạo không khí cô – trò thân thiện, gần 
gũi, tạo niềm tin cho các em học sinh. Các em có thể trao đổi các chủ đề về nề 
nếp, về học tập, lên kế hoạch hoạt động ngoại khóa (xây dựng cặp lá yêu 
thương, lá lành đùm lá rách) cũng như các biện pháp về học tập, việc thực 
hiện nội quy sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
GV: Lưu Thị Thược – Trường THCS Phạm Hồng Thái Page 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_tich_cuc_trong_cong_tac_chu_nh.docx