Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp tự học cho học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Krông Ana
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp tự học cho học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp tự học cho học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Krông Ana

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN - Họ và tên: LƯƠNG ĐỨC THUẬN - Năm sinh: 1959 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cao đẳng sư phạm. - Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Hiệu trưởng. - Đơn vị công tác: Trường PTDT nội trú THCS huyện Krông Ana. II. NỘI DUNG 1. Tên giải pháp: Đổi mới phương pháp tự học cho học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Krông Ana. 2. Nêu thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý. - Lý do thực hiện giải pháp: Học sinh (HS) trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị để nuôi, dạy, ăn, ở tại trường, điều kiện học tập, thời gian học tập rất thuận lợi. Song trong thời gian vừa qua chất lượng học tập vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo, việc tiếp thu kiến thức của các em học sinh còn nhiều hạn chế, còn mang tính ép buộc trong việc học. Các em chưa có tính tự giác trong việc học đặc biệt là phương pháp tự học nên kết quả học tập chưa cao, nhiều em đến lớp cho có chứ không nỗ lực để chiếm lĩnh kiến thức làm nền tảng cho những lớp học cao hơn, mà việc tự học của học sinh là rất quan trọng quyết định đến kết quả học tập cũng như những kỹ năng quan trọng khác trong đời sống hàng ngày của các em; dẫn đến một bộ phận học sinh học xong lớp 9 ở trường PTDTNT huyện không vào được trường PTDTNT tỉnh đã bỏ học ở nhà làm nông hoặc đi học nghề ngắn hạn tại địa phương hoặc vào trường THPT ở huyện rồi bỏ học giữa chừng. 1 chép, không biết cách sử dụng tài liệu, sách giáo khoa... Một phần do các em còn nhỏ, lần đầu tiên phải sống xa gia đình; một phần do chất lượng đào tạo ở một số trường tiểu học vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế. Nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy thiếu hấp dẫn, còn quá nặng với học sinh dân tộc thiểu số. Do đặc điểm lứa tuổi, do hoàn cảnh sống và môi trường tác động, các em thấy bạn cùng lứa tuổi mình đã có một số bỏ học để đi kiếm tiền mà không cần học tập nhiều cộng với việc tiếp thu các môn học gặp nhiều khó khăn cũng góp phần làm các em lơ là việc học nên tự bản thân học sinh chưa có động lực để học tập. Nhiều em chưa xác định rõ động cơ, thái độ học tập nên chưa tự giác học; một số em do hổng kiến thức ở lớp dưới nên không theo kịp chương trình dẫn đến lười học; một số em chưa nhận thức rõ vai trò của việc học nên đối với các em việc học là đối phó với gia đình và thầy cô vì vậy việc tự học là điều rất khó thực hiện của học sinh ở lứa tuổi này. - Từ các vấn đề mà thực trạng đã nêu, cũng như qua tìm hiểu ở đây có ba nguyên nhân chủ yếu: + Thứ nhất, là yếu tố ngoại cảnh, do môi trường sống, bạn bè và gia đình tác động đến sự tự học của học sinh nói chung. Với nguyên nhân này giải pháp khắc phục là cần tăng cường sự phối hợp tốt hơn nữa giữa nhà trường và gia đình học sinh, sự động viên khích lệ của giáo viên dành cho gia đình và bản thân các em là cần thiết; sự phối hợp thường xuyên hơn giữa giáo viên giảng dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên làm công tác quản lý nội trú. + Thứ hai, khả năng nói và hiểu tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số còn yếu nhất là lớp đầu cấp, phần lớn các em còn thiếu tự tin, nhút nhát, không biết ghi chép, không biết cách sử dụng tài liệu, sách giáo khoa... Một phần do 3 Có 3 hình thức tự học đó là: Học giáp mặt, học từ xa, và tự học ở nhà (Ký túc xá). Học giáp mặt là học giáp mặt với thầy, thầy trò nhìn mặt nhau và có thể trao đổi thông tin bằng lời nói trực tiếp, bằng chữ viết trên bảng Học từ xa là mọi thông tin giữa thầy và trò đều không trực tiếp mà học gián tiếp qua sách vở, tài liệu và các phương tiện kỷ thuật của tin học, viễn thông. Tự học ở nhà của học sinh trường PTDTNT là tự học vào các buổi chiều hay buổi tối ở trên giảng đường hay ở ký túc xá nhằm giải quyết những bài tập hay ôn lại những kiến thức cũ, chuẩn bị bài mới cho ngày hôm sau. Để làm được việc này đòi hỏi học sinh phải tự học một cách khoa học, nghiêm túc thì mới đem lại hiệu quả như mong muốn. Ở đây tôi chỉ đi sâu nghiên cứu phương pháp tự học của học sinh trường PTDTNT vào các buổi chiều hay buổi tối ở trên giảng đường hay ở ký túc xá . Hiện nay, Học sinh các trường PTDTNT thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tự học, nhất là những học sinh ở những lớp đầu cấp học. Các em thường rất lúng túng trong khi học bài và giải quyết những bài tập khó trong sách giáo khoa, kể cả những bài tập dễ có liên quan đến kiến thức cũ, không biết bắt đầu phải tháo gỡ từ đâu, bố trí học bài và làm bài tập như thế nào thì hợp lý và có hiệu quả (nhất là thời gian ôn lại kiến thức cũ ). Sau đây là phương pháp tự học giúp cho học sinh ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú học tập có hiệu quả. b.1. Lập kế hoạch học tập: + Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch Trong cuộc sống cũng như trong học tập nếu không có kế hoạch tức là không biết dự định những công việc phải làm, dự tính thời gian thực hiện, thì chẳng làm được bao nhiêu. Có người lúc nào cũng kêu bận, nhưng kể cả khi có 5 + Các loại kế hoạch Trong hoạt động học tập, lao động và vui chơi của học sinh rất cần thiết phải có kế hoạch như kế hoạch học tập trong một ngày, một tuần, một tháng hay một kỳMỗi kế hoạch phải đề ra các mục tiêu cụ thể để phấn đấu để thực hiện kế hoạch đó. Sau đây là một số mẫu kế hoạch tự học: - Kế hoạch tự học trong một ngày (Phần phụ lục) - Kế hoạch trong một học kỳ hoặc trong một năm học (Phần phụ lục) - Thời gian biểu tự học ở trường (Phần phụ lục) b.2. Ghi chép để nhớ: Nếu đã có sách, có tài liệu để tự học thì có cần ghi chép không? Ghi để củng cố sự hiểu biết, vì vậy chỉ ghi sau khi đã hiểu, và chỉ ghi những điều cơ bản. Nên ghi theo nguyên tắc sau: Nếu nhớ ra A và từ A sẽ suy ra B dù cho có quên B thì chỉ ghi A và những gợi ý cần thiết trong lập luận để suy từ A ra B. Bởi lẽ nên ghi cả B thì hầu như ghi lại sách, mất thời giờ, cồng kềnh, ít cũng cố được hiểu (vì khi ghi những gợi ý để có thể suy từ A ra B là phải hiểu và suy nghĩ chọn lọc nên ghi cái gì). Nếu ghi khi chưa hiểu thì sẽ ghi như một cái máy, chả có lợi gì. Người tự học chỉ ghi khi đã hiểu, đến khi ôn tập, ta sẽ xuất phát từ những điều ghi ngắn gọn, cố dùng khả năng tư duy để tái hiện, có chỗ nào bí lắm mới mở sách ra xem lại. Ngoài cách ghi chép để nhớ cần chú ý: + Xây dựng dàn bài chi tiết để phục vụ tự học. + Xây dựng biểu đồ, sơ đồ để hỗ trợ việc tự học. b.3. Đặt câu hỏi để học: + Tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi Francis Bancon (1561-1626) có nói : “ Người nào hỏi nhiều sẽ học được nhiều và cũng sẽ hài lòng nhiều”. Người đó càng học hỏi được nhiều, nếu biết 7 - Tìm hiểu những điều họ chưa biết và muốn biết. - Hiểu rõ nhiệm vụ phải làm. - Giải quyết những thắc mắc nảy sinh trong quá trình học tập. Thắc mắc thường nảy sinh khi chúng hiểu chưa đầy đủ hoặc hiểu sai về một vấn đề nào đó trong bài học hoặc là học sinh phát hiện ra những mâu thuẫn giữa kiến thức đã học với kiến thức thực tế chưa biết. + Vai trò, tác dụng của việc đặt câu hỏi Trong giảng dạy, người giáo viên thường dùng câu hỏi để kích thích hoạt động học tập của học sinh, giúp các em tìm tòi kiến thức mới. Đồng thời nêu lên vấn đề có tính chất thách thức về trí tuệ, khuyến khích học sinh động não làm bật ra những thắc mắc để hỏi thầy, hỏi bạn. Ví dụ: Tại sao nhân vật này lại hành động như vậy? nếu em là nhân vật đó thì em sẽ làm gì? Trong giảng dạy có những câu hỏi giáo viên đưa ra làm cản trở đến hoạt động trí tuệ, hạn chế động não của học sinh. Đó là những câu hỏi quá dễ hoặc quá phức tạp, trừu tượng khiến cho các em không trả lời ngay được. Đối với học sinh dân tộc thiểu số giáo viên sẽ giúp học sinh tốt hơn nếu hỏi ngắn gọn, không hỏi tràn lan, chỉ hỏi những gì đáng hỏi, đặt câu hỏi dễ hiểu, dễ trả lời. + Các loại câu hỏi: * Câu hỏi kiểm tra việc ghì nhớ và câu hỏi bắt phải suy nghĩ: - Lấy một thông tin cụ thể nào đó; - Nhắc lại kiến thức cơ bản; - Kiểm tra việc ghi nhớ bài học trước; - Câu hỏi phải suy nghĩ nhằm giúp học sinh kĩ năng tư duy và phát triển nhận thức. 9 học. Trong những trường hợp như thế giáo viên có thể hẹn học sinh trả lời vào dịp khác, tránh trả lời cho qua chuyện. + Rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi - Trong lớp học, việc đặt câu hỏi của giáo viên là hình mẫu giúp học sinh học cách đặt câu hỏi. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các em biết cách hỏi, giáo viên cần chú ý cho các em hỏi bản thân, hỏi hỏi bạn bè và thầy cô giáo. Hỏi bản thân: Học sinh tự nêu ra câu hỏi và tự trả lời. Bản thân biết tự nêu ra câu hỏi và tự tìm cách trả lời đã là cách rất tốt cho việc rèn luyện tư duy. Nếu giải đáp được câu hỏi là dấu hiệu của người đã hiểu được bài. Tự nêu câu hỏi, tự trả lời thường diễn ra với những học sinh ở những lớp cuối cấp khi làm bài tập hoặc ôn tập. Hỏi bạn : Học sinh hỏi bạn trong những lúc ngồi học cùng nhau, đi dạo chơi trên sân trường, trước khi ngủ đặc biệt là trong nhóm nhỏ khi người học hỏi hoặc trả lời những câu hỏi do các thành viên trong nhóm đặt ra. Nếu có nhiều câu hỏi được đặt ra thì chứng tỏ hoạt động của nhóm học tập rất tích cực và hiệu quả. Giáo viên cần chú ý giúp học sinh biết lắng nghe và suy nghĩ trả lời khi có bạn hỏi. Hỏi thầy/cô: Câu hỏi do học sinh đặt ra cho giáo viên có thể được giáo viên trả lời trước lớp hoặc trả lời riêng cho học sinh đó. Cũng có thể giáo viên đưa ra thảo luận ở trên lớp để các em tự tìm ra câu trả lời, qua đó nâng cao sự hiểu biết của cả lớp về kiến thức môn học đã được thảo luận. - Đôi khi học sinh muốn hỏi giáo viên, nhưng các em không biết cách diễn đạt câu hỏi hoặc là nội dung câu hỏi lại không phù hợp với điều kiện học sinh muốn hỏi. Giáo viên cần chú ý giúp học sinh hiểu mục đích hỏi ai? Cái gì? ở đâu? Như thế nào? Để làm gì?... 4. Minh chứng kèm theo giải pháp. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 11 - Chất lượng văn hóa TS CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA (%) HS Giỏi Lên TN HS lớp % THCS Năm học Giỏi Khá TB Yếu Kém Huyện Tỉnh 2013-2014 156 4,5 45,5 44,9 5,1 0 2 0 100% 100% 2014-2015 157 3,8 39,5 51,0 5,7 0 3 0 100% 100% 2015-2016 156 8,3 31,4 54,5 5,8 0 3 1 100% 100% 2016-2017 153 5,2 47,1 43,8 3,9 0 6 1 100% 100% 2017-2018 144 4,2 45,1 49,3 1,4 0 5 0 100% 100% Từ các số liệu trên cho thấy chất lượng học tập của các em đã tăng lên đáng kể, trong đó phần lớn các em đã xác định được mục tiêu của việc tự học và đổi mới phương pháp tự học là nhằm nâng cao kết quả học tập cho bản thân như là muốn không phải thi lại, muốn đạt học sinh tiên tiến, học sinh giỏi. Qua một thời gian áp dụng đề tài vào thực tế ở trường kết quả thu được nổi bật nhất là các học sinh đã biết đặt được mục tiêu học tập phù hợp với khả năng của mình từ đó có ý thức tích cực trong học tập để mang lại kết quả cao hơn. Các em đã biết cách tự học, biết giành thời gian thích hợp cho việc tự học ở ký túc xá và chuẩn bị bài cho bài học mới. Từ đó mà các em đã xác định được động cơ, thái độ học tập đúng đắn, chịu khó tìm tòi, học hỏi thêm ngoài giờ học ở lớp, tự giác tích cực học tập. Kết quả sau 2 năm thực hiện đề tài chất lượng học lực khá, giỏi tăng 9,6% (từ 39,7% lên 49,3%); học lực yếu giảm 4,4% (từ 5,8% giảm xuống còn 1,4%) ; số lượng học sinh giỏi các môn văn hóa cấp huyện tăng 03 em. 5. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo. 13
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_tu_hoc_cho_hoc_sin.doc