Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp giáo dục âm nhạc ở Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp giáo dục âm nhạc ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp giáo dục âm nhạc ở Tiểu học
UBND HUYỆN VĨNH BẢO TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH PHONG BÁO CÁO Đổi mới phương pháp giáo dục âm nhạc ở Tiểu học Tác giả: Dương Thanh Tùng Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường Tiểu học Vĩnh Phong Năm hoc: 2022 – 2023 Vận dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực và sáng tạo của học sinh, chú trọng phương pháp giáo viên gợi mở học sinh tiếp thu kiến thức. - Về phía phụ huynh. Qua điều tra thực tế, nhìn chung về phía phụ huynh có đến 80% có tư tưởng muốn bồi dưỡng cho con mình học tốt 2 môn Toán + Tiếng Việt. Còn các môn phụ khác, đặc biệt là môn âm nhạc thì hạn chế quan tâm và nếu con có học kém môn âm nhạc thì cũng không sao và họ không khích lệ con em mình học tốt môn âm nhạc vì họ chưa hiểu được tầm quan trọng và mục tiêu của môn học này có tác dụng bổ trợ tốt cho các môn học khác. Chính tư tưởng này cũng ảnh hưởng lớn tới việc học môn âm nhạc cho các em. - Về phía giáo viên. Do thực hiện kế hoạch của Bộ giáo dục và đào tạo về chương trình thay sách giáo khoa và thay đổi một số phương pháp trong giảng dạy nên giáo viên sử dụng các phương pháp mới và cũ chưa kết hợp được nhuần nhuyễn, giáo viên còn dạy theo phương pháp truyền khẩu, thuyết trình nhiều. Thực tại nhà trường chưa có phòng học nhạc riêng nên việc sử dụng nhạc cụ trong các tiết dạy âm nhạc còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến hiệu quả của việc học nhạc chưa cao. - Về phía học sinh. Tỉ lệ học sinh còn nói ngọng chữ ''l'' và ''n'' còn nhiều vì thế nên khi hát các em cũng hát ngọng. Về kỹ năng học môn âm nhạc, các em chưa biết cách lấy hơi sâu, khẩu hình chưa tròn, đẹp, cách nhả hơi còn vụng, khả năng phân biệt âm thanh cao - thấp còn hạn chế. Vì vậy khi các em hát và đọc nhạc còn chênh về độ cao, nhỡ nhịp khẩu hình mở hẹp, hát và đọc nhạc còn nhỏ. Khả năng cảm nhận âm nhạc của học sinh còn chậm, chưa nhạy bén. Nhìn chung học sinh có năng khiếu rất ít. Chính vì vậy việc cung cấp kiến thức rèn luyện và bồi dưỡng học sinh để học tốt môn âm nhạc còn gặp nhiều khó khăn. * Các biện pháp thực hiện Trong quá trình dạy âm nhạc giáo viên cần phải xác định mỗi phân môn giáo viên phải tuân thủ theo một hệ thống khoa học nhất định. Phân môn dạy hát. Đối với phân môn dạy hát giáo viên cần xác định rõ mục tiêu là dạy cho học sinh thuộc bài hát, hát đúng lời ca, đúng giai điệu thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát và qua bài hát biết cảm thụ âm nhạc và liên hệ xung quanh. Giáo viên tiến hành theo các bước sau: - 2 - + Tập đọc cao độ: giáo viên đàn các nốt có trong bài, yêu cầu học sinh luyện cao độ theo hướng đi lên, đi xuống hoặc luyện đọc hai nốt gần nhau. + Dạy đọc từng câu: giáo viên đàn giai điệu cả bài sau đó dạy từng câu, giáo viên đàn trước, yêu cầu học sinh khá đọc, giáo viên nhận xét, yêu cầu cả lớp đọc theo đàn và dạy đến hết bài.Phương pháp này giúp học sinh tự chủ tiếp thu kiến thức và khắc sâu kiến thức. + Ghép cả bài: giáo viên đàn giai điệu cả bài, yêu cầu học sinh ghép cả bài. + Ghép lời ca: giáo viên yêu cầu học sinh ghép lời ca dựa theo giai điệu, giáo viên không làm mẫu. + Gõ đệm: giáo viên hướng dẫn học sinh đệm theo phách nhịp, tiết tấu. + Luyện đọc theo tổ, nhóm; yêu cầu học sinh đọc theo dãy tổ, cá nhân học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét, học sinh sửa sai. + Củng cố: giáo viên nhận xét. Phân môn phát triển khả năng âm nhạc. Phần giới thiệu về nhạc cụ. Mục tiêu của phần giới thiệu nhạc cụ này là giúp học sinh nhận biết được hình dáng của một số nhạc cụ. Phương pháp dạy trong phần này giáo viên nên dùng phương pháp trực quan minh họa, thuyết trình và hỏi đáp. Thực hiên phần này giáo viên cần theo những bước sau; - Giới thiệu nhạc cụ: giáo viên dùng tranh ảnh hoặc nhạc cụ có sẵn để giới thiệu giúp các em nhận biết và nhớ được hình dáng, cấu trúc của các loại nhạc cụ cần giới thiệu. - Cho học sinh nghe âm sắc: giáo viên có thể đàn hoặc cho học sinh nghe âm sắc các nhạc cụ đã ghi sẵn trong băng đĩa hoặc nghe trực tiếp nhạc cụ có sẵn giúp các em cảm nhận được âm sắc của từng nhạc cụ. - Củng cố: giáo viên kiểm tra trắc nghiệm bằng cách cho học sinh xem tranh minh họa, hỏi tên các loại nhạc cụ hoặc cho nghe âm sắc, hỏi tên các nhạc cụ. Phần nghe nhạc. Mục đích của phần nghe nhạc là giáo dục học sinh cách cảm thụ âm nhạc và qua phần này các em cảm nhận được sắc thái, tình cảm và tính chất của bài hát hoặc bản nhạc không lời trong phần nghe nhạc. Giáo viên có thể thực hành trong các trình tự sau: Cho học sinh nghe nhạc: giáo viên cho học sinh nghe băng đĩa hoặc vừa đàn vừa hát nên chọn các ca khúc thiếu nhi chọn lọc hoặc những bài dân ca, một số bản nhạc không lời. - 4 - Xuất phát từ thực trạng khả năng nhận thức tiếp thu những kiến thức đặc thù của bộ môn âm nhạc, tôi đã lựa chọn và đưa vào thực tế những phương pháp giảng dạy của mình trên cơ sở bám sát chương trình hướng dẫn của Bộ giáo dục - Đào tạo và tôi đã thu được những kết quả đáng kể. Qua quan sát thực tế nhận thấy các em yêu thích bộ môn hơn, hào hứng học tập hơn. Đặc biệt là kết quả học tập cũng như chất lượng của các tiết học âm nhạc thì HS được mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong việc tham gia các hoạt động thi đua biểu diễn văn nghệ của Trường, của lớp Qua thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học Vĩnh Phong sau khi áp dụng vào lớp mình phụ trách với kết quả so với những thống kê, lỗi sai sót của các năm học trước và năm học này. Kết quả chất lượng được nâng cao. Từ đó giúp các em nắm vững các kiến thức âm nhạc để các em học tốt lên những lớp học cao hơn, HS biết vận dụng vào thực tế cuộc sống, đồng thời rèn cho các em tính cẩn thận, chính xác, lô gíc, chặt chẽ trong các hình thức học tập bộ môn âm nhạc vv.. Để giúp học sinh phát huy tích cực, sáng tạo, tự giác trong học tập của học sinh. Tôi đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân như sau: - Phải có lòng yêu nghề, tận tâm, tận tuỵ với công tác giảng dạy, cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo - Tự học để nâng cao trình độ chuyên môn. Nhất là cần có nhiều thời gian cho việc rèn luyện cách sử dụng đồ dùng dạy học và thuộc các hình thức tổ chức trò chơi sao cho nhuần nhuyễn, không bị lúng túng trước học sinh. - Người giáo viên cần có trình độ chuyên môn vững vàng, có tâm huyết, lòng nhiệt tình và kiên trì trong giảng dạy, bao dung, công bằng với học sinh. - Gần gũi quan tâm đến từng đối tượng học sinh, động viên khen ngợi các em kịp thời. Phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh. - Kết hợp sử dụng nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung bài học và trình độ học sinh... - Giáo viên không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ tay nghề. Giáo viên có nắm chắc kiến thức thì mới có thể giúp học sinh sửa lỗi và khắc phục lỗi một cách có hiệu quả. - Luôn luôn học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. - Dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị bài dạy. - Nắm vững kiến thức và truyền thụ kiến thức một cách chính xác. - Tạo không khí sôi nổi, gần gũi với học sinh, trò chuyện với các em để các em cảm thấy thân thiện với giáo viên. - Dạy và sửa sai, tuyên dương, khích lệ kịp thời, nhận xét đánh giá nhẹ nhàng. - Luôn tạo được sự hứng thú cho học sinh. Qua quá trình thực nghiệm tôi đã áp dụng phương pháp mới và các bước tiến hành của các phân môn theo một hệ thống khoa học. Tôi thấy hiệu quả tiết dạy - 6 -
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_giao_duc_am_nhac_o.doc