Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học

doc 20 trang skquanly 12/04/2025 870
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học
 SKKN : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học
 MỤC LỤC
 Tên nội dung Trang 
I. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài 2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
3. Đối tượng nghiên cứu 3
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
II. Phần nội dung 4
1. Cơ sở lí luận 4
2. Thực trạng 5
 a) Thuận lợi - khó khăn 5
 b) Thành công - hạn chế 5
 c) Mặt mạnh - mặt yếu 6
 d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 6
 e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra 7
3. Giải pháp, biện pháp 8
 a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 8
 b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 8
 c) Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 15
 d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 16
 e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 16
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 
 17
nghiên cứu
III. Phần kết luận, kiến nghị
1. Kết luận 17
2. Kiến nghị 18
 GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 1 SKKN : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học
 Ngoài ra, một số trường lại tổ chức tập thể dục giữa giờ vào cuối giờ ra chơi, 
sau khi các em đã vận động rất nhiều (vì học sinh tiểu học rất hiếu động) nên không 
có tác dụng nhiều.
 Từ những ý nghĩa thực tiễn về giáo dục và những thực trạng nêu trên, qua 
nghiên cứu, tìm tòi cộng với sự hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân tôi quyết 
định lựa chọn và thực hiện đề tài Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể 
dục giữa giờ ở trường Tiểu học để giúp tất cả các em đều có thể tập luyện, tập 
luyện thường xuyên, tiện lợi và không mất nhiều thời gian mà vẫn đáp ứng được 
mục tiêu giáo dục, góp phần vào công tác giáo dục học sinh phát triển toàn diện 
theo yêu cầu giáo dục tiểu học hiện nay.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 - Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong hoạt động. 
 - Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học 
tập. 
 - Tổ chức bằng hình thức phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính vừa sức, 
hấp dẫn, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân 
thiện, học sinh tích cực”. 
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Tất cả đội viên, nhi đồng Liên đội trường TH Trần Phú năm học 2013 – 
2014 và học kì I năm học 2014 - 2015.
 4. Phạm vi nghiên cứu 
 - Các hình thức tổ chức hoạt động thể dục giữa giờ ở các trường phổ thông.
 - Các động tác thể dục.
 5. Phương pháp nghiên cứu 
 - Nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp thực nghiệm.
 - Phương pháp thăm dò ý kiến.
 - Phương pháp trao đổi đồng chí, đồng nghiệp.
 GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 3 SKKN : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học
phân tích các nguyên nhân, từ đó xây dựng được hình thức tổ chức phù hợp đưa 
vào áp dụng nhằm làm cho công tác này ngày một ổn định và đi vào nề nếp. Để làm 
được như vậy, không thể thực hiện trong ngày một ngày hai mà cần phải có một 
quá trình lâu dài và cần có sự thực nghiệm, không chỉ một vài người mà có thể làm 
được mà cần phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp đồng 
bộ và đảm bảo thông tin 2 chiều, nhiều chiều giữa các tổ chức trong và ngoài nhà 
trường thì mới mang lại hiệu quả thực tiễn.
 2. Thực trạng
 a) Thuận lợi - khó khăn
 - Thuận lợi: 
 Liên đội là trường chuẩn quốc gia nằm ngay trung tâm huyện Krông Ana, 
có truyền thống thi đua và đạt nhiều thành tích, nhiều năm liền được Hội đồng đội 
huyện công nhận là Liên đội vững mạnh. 
 Được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Ban Lãnh đạo, các đoàn thể trong 
và ngoài nhà trường nên các hoạt động ngoài giờ lên lớp được chú trọng, ngày càng 
khởi sắc.
 100% đội viên, nhi đồng được học 2 buổi/ngày, đa số các em ngoan, tích 
cực trong các phong trào, hoạt động.
 Đội ngũ anh chị phụ trách tâm huyết, có trách nhiệm với học sinh. 
 Hệ thống âm thanh, loa máy được đầu tư đảm bảo tốt cho việc tổ chức hoạt 
động. 
 - Khó khăn:
 Diện tích các phòng học còn hẹp, số lượng học sinh/lớp còn nhiều nên còn 
ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động.
 Trường có phân hiệu II, cơ sở vật chất còn thiếu thốn và chưa có loa máy để 
tổ chức hoạt động.
 b) Thành công - hạn chế
 - Thành công:
 Giúp các em đội viên và nhi đồng hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa, tác dụng 
của hoạt động thể dục giữa giờ.
 Giúp các em nâng cao sức khỏe và tăng được khả năng phòng tránh các 
bệnh học đường. 
 GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 5 SKKN : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học
phụ trách nhiệt tình, học sinh hăng hái tham gia.
 e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.
 Thực tế cho thấy, ở một số trường Tiểu học hiện nay việc tổ chức các hoạt 
động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được thực hiện thường xuyên, đều đặn, công 
việc này ít được các nhà trường quan tâm chú trọng, nhiều trường còn có quan niệm 
và nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung và 
hoạt động thể dục giữa giờ nói riêng dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện chưa 
đạt được cao. 
 Hàng năm, Phòng GD&ĐT thường xuyên thực hiện công tác luân chuyển 
giáo viên và trẻ hóa đội ngũ giáo viên – TPT Đội. Vì thế phần lớn giáo viên – TPT 
Đội trong huyện là mới, ít kinh nghiệm, còn lúng túng trong công tác tham mưu với 
Lãnh đạo nhà trường và các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Chưa chủ động tìm 
tòi, nghiên cứu để xây dựng hình thức tổ chức các hoạt động và thường là khi có 
công văn hướng dẫn thì mới thực hiện nên các hoạt động còn mang tính bị động. 
Từ đó hoạt động Đội không có chất lượng về chiều rộng lẫn chiều sâu cũng như 
tính sáng tạo trong công tác hoạt động còn hạn chế.
 Trước những vấn đề trên tôi thấy người giáo viên - TPT Đội có một vai trò 
quan trọng trong việc xây dựng các phương pháp, kĩ năng, hình thức tổ chức các 
hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học. Qua quá trình công tác, tôi đã 
không ngừng tìm tòi, xây dựng được các phương pháp, kĩ năng, hình thức tổ chức 
các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đã áp dụng và thực hiện đạt hiệu quả cao. 
 Ngoài những mặt tích cực đã đạt được thì Liên đội cũng gặp phải không ít 
khó khăn đó là: Cơ sở hạ tầng đang xuống cấp, diện tích các phòng học còn hẹp. 
Liên đội có phân hiệu Buôn Trấp thuộc vùng khó khăn, 100% học sinh là người 
đồng bào, cơ sở vật chất ở đây còn thiếu nên điều kiện tổ chức hoạt động còn hạn 
chế.
 Từ những vấn đề thực trạng trên, mỗi giáo viên - TPT Đội cần phải trang bị 
cho mình các phương pháp, kĩ năng, hình thức để tổ chức một hoạt động ngoài giờ 
lên lớp, nắm bắt được tình hình cụ thể của nhà trường, các lớp, học sinh để xây 
dựng được hình thức tổ chức hoạt động một cách phù hợp nhất.
 3. Giải pháp, biện pháp 
 a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 
trong trường học, qua đó thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện 
 GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 7 SKKN : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học
 Nhịp 1: Hai tay chống hông đồng thời cúi đầu về phía trước.
 Nhịp 2: Hai tay chống hông, đứng thẳng.
 Nhịp 3: Hai tay chống hông đồng thời ngửa đầu ra sau.
 Nhịp 4: Hai tay chống hông, đứng thẳng.
 Nhịp 5: Hai tay chống hông đồng thời nghiêng đầu sang trái.
 Nhịp 6: Hai tay chống hông, đứng thẳng.
 Nhịp 7: Hai tay chống hông đồng thời nghiêng đầu sang phải.
 Nhịp 8: Về TTCB.
 Lần 2:
 Nhịp 1,2,3,4: Hai tay chống hông, xoay đầu theo hình vòng tròn, từ trái qua 
phải theo chiều kim đồng hồ.
 Nhịp 5,6,7,8: Hai tay chống hông, xoay đầu theo hình vòng tròn, từ phải 
qua trái theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
 + Động tác 2 ( xoay khớp cổ tay kết hợp xoay cổ chân): Thực hiện được ở 
tư thế đứng.
 TTCB: Đứng thẳng, tư thế nghiêm.
 Lần 1:
 Nhịp 1,2,8: Hai bàn tay đan xen kẽ các ngón xoay theo chiều nhất định 
đồng thời kiễng chân trái xoay khớp cổ chân.
 Lần 2:
 Thực hiện tương tự như lần 1 nhưng đổi chân.
 + Động tác 3 ( xoay khớp vai): Thực hiện được ở các tư thế đứng hoặc ngồi 
tại chỗ.
 TTCB: Đứng thẳng, tư thế nghiêm. 
 Lần 1: 
 Nhịp 18: Xoay từ dưới, ra sau rồi lên trên, mỗi nhịp hô là thực hiện 1 lần 
xoay.
 Lần 2:
 Nhịp 18: Xoay từ trên, ra sau rồi xuống dưới, mỗi nhịp thực hiện 1 lần 
xoay.
 GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 9 SKKN : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học
 Lần 2: Thực hiện tương tự như lần 1.
 + Động tác 7 ( động tác vặn mình): Thực hiện được ở các tư thế đứng hoặc 
ngồi tại chỗ.
 TTCB: Đứng (ngồi) thẳng, tư thế nghiêm.
 Lần 1:
 Nhịp 1: Đưa 2 tay lên cao, 2 bàn tay đan xen vào nhau, lòng bàn tay hướng 
sát ở phía sau đầu.
 Nhịp 2,3: Giữ bàn tay và đầu cố định xoay người sang trái.
 Nhịp 4: Về tư thế như nhịp 1
 Nhịp 5,6: Giữ bàn tay và đầu cố định xoay người sang phải.
 Nhịp 7: Về tư thế như nhịp 1
 Nhịp 8: Trở về TTCB.
 Lần 2: Thực hiện tương tự như lần 1.
 + Động tác 8 (động tác lưng bụng): Thực hiện ở tư thế đứng.
 TTCB: Đứng thẳng, tư thế nghiêm.
 Lần 1:
 Nhịp 1: Chân trái bước rộng bằng vai, 2 bàn tay đan xen đặt lên gáy đồng 
thời cúi xuống sao cho lưng thẳng, thân người song song với mặt đất.
 Nhịp 2: Xoay vai sang bên trái.
 Nhịp 3: Về tư thế như nhịp 1.
 Nhịp 4: Về TTCB
 Nhịp 5,6,7,8: Thực hiện tương tự như nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi chân, nhịp 6 
xoay sang bên phải.
 Lần 2: Thực hiện tương tự như lần 1.
 + Động tác 9 (động tác nhảy): Thực hiện ở tư thế đứng
 TTCB: Đứng thẳng, tư thế nghiêm.
 Lần 1:
 Nhịp 1: Hai tay chống hông đồng thời bật tách 2 chân sang 2 bên.
 Nhịp 2: Về TTCB, 2 tay chống hông.
 GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 11 SKKN : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học
động tập thể ở dưới sân trường sang hình thức tổ chức hoạt động tập thể dục ngay 
tại lớp học là rất cần thiết và phù hợp. Ở hình thức tổ chức này thì không cần phải 
mất nhiều thời gian để di chuyển, các em có thể ngồi tại chỗ hoặc chỉ cần đứng lên, 
đứng lên rồi bước ra khỏi chỗ ngồi là có thể tập luyện được. Các động tác không 
nhất thiết phải giống quy trình các động tác của bài thể dục phát triển chung trong 
sách thể dục mà được biên soạn đảm bảo phù hợp với yêu cầu, điều kiện tập luyện 
và độ tuổi của các em. Bài tập được biên soạn chia làm 2 phần: Phần đầu là các 
động tác tác động trực tiếp lên các khớp, phần sau là các động tác tác động lên các 
cơ. Các động tác được thực hiện 2 lần, mỗi lần 8 nhịp. Tùy vào đặc điểm của lớp 
mà giáo viên có thể trang trí, sắp xếp lại bàn học sao cho thuận tiện và hợp lý để 
các em có điều kiện tập luyện tốt nhất mà không ảnh hưởng đến việc học. Tùy vào 
điều kiện của từng trường mà có thể áp dụng các hình thức như: Tập với trống, tập 
với nhạc có nhịp đếm, tập với nhạc thể dục nhịp điệu.
 Khi thực hiện thì trình tự các động tác cũng phải tuân theo một quy luật nhất 
định là từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, cụ thể: Đầu tiên là tập lần lượt các 
động tác xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp cổ, khớp vai, khớp hông, khớp đầu 
gối. Sau đó mới tập các động tác căng cơ như: động tác lườn, động tác vặn mình, 
động tác lưng bụng, 
 Hoạt động bắt đầu khi có tiếng trống báo hiệu hết giờ học thì đồng loạt các 
lớp phải dừng ngay việc dạy và học lại (nếu lớp nào học chưa xong thì có thể tiếp 
tục học sau khi đã tập luyện xong), giáo viên và học sinh nhanh chóng ổn định tổ 
chức (có quy định về thời gian ổn định) và tập luyện các động tác thể dục theo quy 
định.
 Ngoài ra, khi áp dụng hình thức tập luyện này giáo viên đang giảng dạy có 
thể tùy vào tình hình thực tế của học sinh trong lớp (nếu thấy các em có biểu hiện 
căng thẳng, mệt mỏi, ngủ gật, ) thì giáo viên có thể tự tổ chức cho các em thực 
hiện các động tác mát-xa, day bấm huyệt ở vùng mặt. Như vậy sẽ giúp các em thật 
sự thoải mái, tỉnh táo để tiếp thu bài tốt hơn.
 Ví dụ:
 - Các động tác mát-xa, day bấm huyệt như: mát-xa vùng mặt, huyệt ấn 
đường, huyệt thái dương, huyệt nghinh hương, huyệt ti trúc không, huyệt đồng tử 
liêu, các em có thể ngồi tại chỗ để thực hiện. Ở các động tác này giáo viên có thể 
tự tổ chức, tổ chức nhiều lần nếu thấy cần thiết mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến 
thời gian học của các em.
 Đối với hình thức này thì có rất nhiều ưu điểm như:
 GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 13 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_hinh_thuc_to_chuc_cua_hoat_don.doc