Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác quản lí nhằm duy trì và nâng cao chất lượng dạy học tại trường Tiểu học

doc 17 trang skquanly 23/03/2025 382
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác quản lí nhằm duy trì và nâng cao chất lượng dạy học tại trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác quản lí nhằm duy trì và nâng cao chất lượng dạy học tại trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác quản lí nhằm duy trì và nâng cao chất lượng dạy học tại trường Tiểu học
 I. Phần mở đầu
 1. Lý do chọn đề tài
 Khi bàn đến vai trò của những người thầy trong sự nghiệp giáo dục, nguyên 
Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “ Thầy giáo là nhân vật trọng tâm trong nhà trường 
và tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Vậy thầy giáo phải không ngừng 
vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã 
hội chủ nghĩa”. “ Vấn đề lớn nhất trong giáo dục của ta hiện nay là tạo điều kiện 
thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ 
tư cách để làm tròn sứ mạng của mình”. Đúng vậy, hơn ai hết đội ngũ cán bộ quản lí 
hiểu một cách sâu sắc về tầm quan trọng của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục. 
Năm học 2016-2017 tiếp tục thực hiện chủ đề “ Năm học tiếp tục đổi mới quản lí, 
nâng cao chất lượng giáo dục ”. Với nhiệm vụ trọng tâm “ Đổi mới công tác quản lí 
và nâng cao chất lượng giáo dục ” là cấp thiết đối với cán bộ quản lí trường học. Tôi 
thiết nghĩ, hàng năm cứ hoàn thành nhiệm vụ của người Phó hiệu trưởng là hoàn 
toàn chưa đủ mà bản thân phải biết được trách nhiệm của mình trong việc nâng cao 
chất lượng dạy học, để cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương 
đạo đức, tự học và sáng tạo ” đi vào chiều sâu và hiệu quả. Bản thân là Phó hiệu 
trưởng phụ trách chuyên môn, phụ trách hoạt động dạy học diễn ra trong nhà trường. 
Tôi hiểu rằng muốn nâng cao chất lượng giáo dục trước hết phải thực hiện tốt chất 
lượng dạy học. Bởi dạy học là hoạt động trọng tâm, chủ lực của mỗi đơn vị trường 
học, nó diễn ra thường xuyên và toàn diện, đòi hỏi mọi thành viên trong nhà trường 
đều phải tham gia tích cực. Với đội ngũ cán bộ quản lí có phẩm chất đạo đức tốt, 
năng lực chuyên môn giỏi cùng đội ngũ giáo viên vững tay nghề, nhiệt huyết, chuyên 
môn giỏi thì chất lượng dạy học sẽ ngày một nâng cao. Trường tiểu học Hà Huy Tập 
là một trong những trường công nhận là trường tiểu học đạt Chuẩn quốc gia. Trong 
phạm vi bài viết này, tôi xin giới thiệu những việc tôi đã làm được và mạn phép gọi 
là Đổi mới công tác quản lí nhằm duy trì và nâng cao chất lượng dạy học tại 
trường Tiểu học, góp phần đưa chất lượng dạy học tại đơn vị của chúng tôi ngày 
càng hiệu quả.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 - Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp đổi 
mới công tác quản lí nhằm duy trì và nâng cao chất lượng dạy và học tại trường Tiểu 
học Hà Huy Tập phù hợp với sự phát triển chung của ngành và điều kiện của địa 
phương.
 - Nhiệm vụ: Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc đổi mới công tác quản lí nâng 
cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học. Dựa trên những cơ sở khoa học đã được 
khẳng định của các nhà nghiên cứu để tìm ra giải pháp tối ưu cho công tác quản lí 
của Nhà trường.
 - Phân tích thực trạng của công tác chỉ đạo để tìm ra những thành công cần 
phát huy và các tồn tại , hạn chế cần khắc phục. Từ đó giúp định hướng cho kế 
hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên có tay nghề cao.
 1 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm;
 c. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
 - Phương pháp thống kê toán học;
 - Phương pháp dự giờ, khảo cứu;
 II. Phần nội dung
 1. Cơ sở lý luận
 Công cụ lao động của giáo viên vừa là tri thức mà giáo viên truyền đạt cho 
học sinh, hoạt động mà giáo viên thu hút học sinh tham gia một cách tích cực, tấm 
gương giáo viên ảnh hưởng sâu sắc đến học sinh. Nhiệm vụ của người cán bộ quản lí 
là tạo điều kiện cho giáo viên có trong tay công cụ tốt để thực hiện hoạt động dạy 
học và giáo dục. Trong nhà trường Tiểu học, giáo viên là lực lượng giáo dục chính, 
giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục. Mỗi trường tiểu học muốn phát 
triển, trước hết phải có một đội ngũ giáo viên giỏi, nhiệt tình và tâm huyết, có trách 
nhiệm cao với nghề. Quá trình dạy học là sự phối hợp thống nhất hoạt động chỉ đạo 
của thầy với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo của trò nhằm đạt 
được mục đích dạy học.Chất lượng chuyên môn giáo viên Tiểu học bao gồm các yêu 
cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà 
giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học. 
Bồi dưỡng và nâng cao trình độ, năng lực, chất lượng chuyên môn giáo viên Tiểu 
học là đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân giáo viên. Đặc điểm lao động sư 
phạm đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải thường xuyên học tập, rèn luyện, tu dưỡng và tự 
bồi dưỡng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng và đảm bảo chất lượng 
chuyên môn đối với đội ngũ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và giáo dục tại các 
trường Tiểu học, tôi dồn tâm huyết để thực hiện đề tài này.
 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
 Trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp 
hoá - hiện đại hoá, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có phần 
chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế xã hội, năng lực 
sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học hoặc khi đưa Mô hình VNEN vào dạy 
học, cách học là học sinh tự trải nghiệm, chiếm lĩnh kiến thức dưới sự dẫn dắt của 
GV nhưng số ít giáo viên chưa hiểu sâu bản chất của phương pháp dạy học này hoặc 
là hiểu một cách sơ sài nên phó mặc cho học sinh tự tìm hiểu dẫn đến chất lượng 
dạy học không đáp ứng theo yêu cầu. Học sinh tiểu học do chưa có kinh nghiệm về 
cuộc sống nên các em chưa biết chọn lọc cái tốt, cái xấu trong xã hội. Giáo viên tiểu 
 3 sinh. Việc nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên là việc 
đầu tiên cần làm để họ thấy rằng trong thời đại hiện nay - thời đại của nền kinh tế tri 
thức và thông tin thì sứ mạng của người thầy rất quan trọng. Để từ đó mỗi giáo viên 
nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với thế hệ trẻ, đối với nền giáo dục 
nước nhà và có ý thức tự giác nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như ý 
thức trách nhiệm nghề nghiệp của mình thông qua công tác giảng dạy, các buổi sinh 
hoạt tập thể, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, thông qua các cuộc vận 
động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”, cuộc vận động “ 
Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo ”, cuộc vận 
động “ Hai không với bốn nội dung” và phong trào “ Xây dựng trường học thân 
thiện, học sinh tích cực ” .
 b.3. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên 
 Đồng hành với sự đổi mới về nội dung, chương trình và phương pháp đòi hỏi 
phải đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên để giáo viên không chỉ thích ứng và còn 
phải tích cực, chủ động tham gia vào quá trình đổi mới đó. Chính vì đội ngũ giáo 
viên là nhân tố quan trọng, góp phần to lớn vào chất lượng giáo dục của trường học 
nên đội ngũ giáo viên phải được trang bị đầy đủ cả về kiến thức chuyên môn và năng 
lực nghề nghiệp thông qua các hoạt động như: dự giờ, sinh hoạt tổ chuyên môn, hoạt 
động chuyên đề, phong trào đổi mới phương pháp dạy học. 
 * Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ qua hoạt động dự giờ: Hoạt động dự giờ 
có vai trò hết sức quan trọng trong quản lí chuyên môn nhằm giúp giáo viên có sự 
chuẩn bị chu đáo trong soạn giảng, phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo 
được môi trường học tập tích cực cho học sinh. Nên phải có kế hoạch và tổ chức dự 
giờ thăm lớp thường xuyên. Qua hoạt động dự giờ, người quản lí nắm được thông tin 
trực tiếp về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng 
một cách hợp lí. Thực tế đã chứng minh việc dự giờ thăm lớp có tác dụng đôn đốc, 
thúc đẩy giáo viên chuẩn bị bài kĩ hơn, giảng dạy tốt hơn, chú ý cải tiến phương 
pháp giảng dạy bằng cách nghiên cứu Tài liệu để điều chỉnh hiệu quả nhất, tích cực 
sử dụng các đồ dùng trực quan và chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Dự giờ 
không phải chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả xếp loại thi đua mà nhằm tư vấn, 
xây dựng được cho giáo viên về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực; 
cách thức khai thác và lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với tất cả đối tượng học 
sinh thông qua cách đặt câu hỏi, cách yêu cầu học sinh làm việc, cách thức sử dụng 
đồ dùng dạy học như thế nào cho thật hiệu quả. Vì vậy người dự giờ cần phải:
 - Nghiên cứu, tìm hiểu kĩ nội dung bài giảng và định hướng, thiết kế riêng về 
bài dạy đó cùng với những vấn đề cần trao đổi trước khi đi dự giờ. Tránh tình trạng 
vào lớp dự mới mượn sách của học sinh hoặc trao đổi với giáo viên dự sẽ gây ảnh 
hưởng đến giờ dạy, đến người dạy, ảnh hưởng đến học sinh. 
 - Quá trình phân tích, đánh giá giờ dạy phải hết sức thoải mái, phải chỉ rõ 
được ưu điểm tồn tại và nêu được cách khắc phục những tồn tại đó. Không nên đi 
sâu vào những vấn đề vụn vặt, tránh tình trạng qua loa đại khái, cảm tính hoặc khắt 
 5 BGH nhằm tập hợp được trí tuệ, tâm sức, kinh nghiệm của nhiều người để tiết hội 
giảng đạt hiệu quả tối ưu và xem đó chính là tiết dạy mẫu. 
 * Bồi dưỡng chuyên môn qua hoạt động chuyên đề: Thực tế trong suốt mấy 
năm qua, tôi đã cùng với hiệu trưởng tổ chức nhiều chuyên đề nhưng khi tổng kết 
thấy một số chuyên đề vẫn còn đôi chỗ chưa được như mong muốn. Với tư cách là 
PHT phụ trách, chỉ đạo hoạt động chuyên môn của trường, tôi thấy hoạt động chuyên 
đề không những là hoạt động mũi nhọn mà còn là hoạt động phù hợp và hiệu quả 
trong công tác bồi dưỡng chuyên môn. Vì nó giải quyết được những khó khăn, 
vướng mắc trong quá trình giáo viên lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học. Do 
đó người quản lí cần quan tâm thật nhiều, cần phải tổ chức một cách chặt chẽ và 
khoa học hoạt động này để giáo viên chủ động, sáng tạo và thực hiện tốt đổi mới 
trong công tác giảng dạy. Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm chỉ đạo, tổ chức 
chuyên đề ở trường chúng tôi:
 - Ngoài nội dung chuyên đề do PGD hướng dẫn, chỉ đạo hàng năm. Chúng tôi 
căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, căn cứ vào những yêu cầu cần thiết ( sử 
dụng phương pháp dạy học tích cực, biện pháp nâng cao chất lượng ) để xác định 
nội dung chuyên đề sẽ được tổ chức thực hiện trong năm. Phần lớn nội dung chuyên 
đề đều do các tổ chuyên môn trong trường đề nghị vì có như thế mới có được những 
chuyên đề thiết thực với giáo viên. Chẳng hạn: Ở năm học này, ngoài thực hiện 
chuyên đề bằng các tiết thực dạy để cùng trao đổi về phương pháp, hình thức tổ 
chức, cách lồng ghép giáo dục kĩ nắng sống cho học sinh, . thì chúng tôi còn tổ 
chức các chuyên đề bằng lí thuyết như cách điều chỉnh Tài liệu học, cách lập kế 
hoạch bài dạy, cách tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn trong tổ,. Các buổi 
hội giảng về vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học được tổ chức liên tục sau đó để 
đội ngũ giáo viên được thực hành, được học tập và rút kinh nghiệm. Chúng ta nhìn 
nhận rằng: Thiết bị, đồ dùng dạy học tại trường được cấp phát khá đầy đủ nhưng 
không phải giáo viên nào cũng có khả năng khai thác triệt để tác dụng của mỗi đồ 
dùng dạy học. Vì lí do đó nên hàng năm tôi đều tổ chức chuyên đề: “ Hướng dẫn 
khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả ”. Để thực hiện tốt chuyên đề này, tôi 
yêu cầu giáo viên ở mỗi tổ đem tất cả các TB-ĐDDH, tập trung tất cả lại và trao đổi 
để lựa chọn cách sử dụng hiệu quả nhất. Chuyên đề phải có sự cộng tác của cán bộ 
thư viện- thiết bị nhà trường hỗ trợ cho giáo viên khi họ cần đến các loại thiết bị và 
cách sử dụng chúng. Quá trình thực hiện chuyên đề và vận dụng chuyên đề vào dạy 
học mang lại hiệu quả rõ rệt qua các tiết dạy và đã tạo được nhiều sự hứng thú trong 
học sinh.
 - Nội dung chính của chuyên đề được tôi thống nhất với các tổ trưởng và yêu 
cầu các tổ trưởng tổ chức mở chuyên đề. Để chuyên đề đạt hiệu quả, tổ trưởng phải 
định hướng cho giáo viên thảo luận, đóng góp ý kiến và đề xuất những giải pháp hợp 
lí, phải hướng mọi người đi vào trọng tâm của chuyên đề, tránh lan man, mất thời 
gian mà không hiệu quả. Tất cả những ý kiến đóng góp sẽ được giáo viên có sự am 
hiểu, kiến thức tốt tổng hợp lại thành bài viết và trình bày trước tổ. 
 - Chọn bài dạy minh hoạ cho chuyên đề phải phù hợp với nội dung trọng tâm 
của chuyên đề. Khi dạy minh hoạ tốt nhất là cứ để cho giáo viên dạy bình thường 
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_cong_tac_quan_li_nham_duy_tri.doc