Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS

doc 20 trang skquanly 26/05/2025 381
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS
 UBND TỈNH HẢI DƠNG
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƠNG
 TÊN SÁNG KIẾN
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHUYÊN MÔN 
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 
 Ở TRƯỜNG THCS 
 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO CHẤT 
 LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS.
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lí do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận. 
 Nghị quyết Trung ương II khóa VIII đã xác định: “ Cùng với khoa học công 
nghệ, giáo dục đào tạo phải trở thành quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là 
đầu tư cho phát triển”. Muốn kinh tế thăng hoa thì khoa học phải phát triển. Khoa 
học là khóa, văn hóa là chìa. Mà khoa học là do giáo dục tạo ra. 
 Đảng ta đề ra chiến lược phát triển giáo dục 10 năm, từ 2001 – 2010, trong đó 
xác định: “Giải quyết vấn đề quản lí giáo dục là khâu đột phá để nâng cao chất 
lượng giáo dục”. Muốn đổi mới giáo dục thì trước tiên phải đổi mới công tác 
quản lí của cán bộ quản lí từ Ban giám hiệu đến tổ trưởng, tổ phó. Vì thế từ năm học 
2009 - 2010 đến nay Bộ giáo dục đào tạo đề ra nhiệm vụ năm học, lấy chủ đề: “ Đổi 
mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Đổi mới công tác quản lí 
giáo dục chính là đổi mới tư duy quản lí và phương pháp, cách thức quản lí, thay 
tư duy cũ hành chính sự vụ bằng tư duy mới năng động, sáng tạo, hiệu quả, thiết 
thực. Lí luận về công tác quản lí chỉ rõ: Đổi mới quản lí là tổng thể cách thức tác 
động của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí, khách thể quản lí nhằm đạt được mục 
tiêu đề ra. Phương pháp và cách thức quản lí giáo dục trong nhà trường là phương 
thức tác động của người hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng, tổ phó tới nhận thức tình 
cảm, hành vi của cá nhân và tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh nhằm thực 
hiện mục tiêu quản lí. Đổi mới quản lí ở nhà trường là đổi mới quản lí đội ngũ, quản 
lí chuyên môn về quá trình và chất lượng dạy và học, quản lí cơ sở vật chất, quản lí 
tài chính  Nghĩa là quản lí về nguồn lực: Nhân lực, tài lực, vật lực Trong phạm 
vi của đề tài này tôi chỉ đề cập đến vấn đề đổi mới quản lí chuyên môn nhằm nâng 
cao chất lượng giáo dục ở trường THCS.
 3 - Phương pháp điều tra, trưng cầu ý kiến các trường bạn trong huyện, và ý kiến 
 của những nhà giáo có nhiều kinh nghiệm đã trải nghiệm, giàu tâm huyết.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. ĐỔI MỚI QUẢN LÍ TỔ CHUYÊN MÔN
 Hoạt động chuyên môn của một nhà trường là hoạt động trọng tâm, là nòng 
cốt của nhà trường. Mọi hoạt động khác đều phụ trợ cho hoạt động chuyên môn 
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong hoạt động chuyên môn thì tổ chuyên 
môn là tổ chức quan trọng nhất đảm trách chức năng thực thi kế hoạch dạy và học. 
Tổ chuyên môn còn là cầu nối Ban giám hiệu nhà trường với giáo viên và học sinh. 
Tổ chuyên môn là đơn vị lao động trực tiếp tác động đến quá trình và chất lượng dạy 
và học của giáo viên và học sinh. Nhận thức sâu sắc về điều này, tôi đưa việc quản lí 
tổ chuyên môn lên nhiệm vụ hàng đầu nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch dạy và học 
của nhà trường. Muốn tổ chuyên môn mạnh thành tập thể lao động xuất sắc, tổ lao 
động tiên tiến thì phải coi trọng công tác bồi dưỡng cho cán bộ tổ: 
1. Bồi dưỡng, củng cố năng lực chuyên môn cho tổ trưởng, tổ phó.
 - Bước đi đầu tiên là lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn đã từng là 
 giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện có uy tín trong tập thể, có phẩm chất đạo 
 đức tốt trong tổ giữ chức vụ này. Tôi tham mưu cho hiệu trưởng ra quyết định bổ 
 nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Thường xuyên làm tốt công tác tư tưởng chính trị để họ 
 nhận thức được vai trò của mình và sự cần thiết phải nâng cao năng lực chuyên 
 môn, năng lực quản lí và những phẩm chất cần thiết của người quản lí chuyên môn 
 để khẳng định mình. 
 - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Tổ phó để hỗ trợ thêm cho Tổ trưởng ở một 
 số hoạt động chuyên môn cần thiết: Tổ phó chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc việc sử dụng 
 đồ dùng, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Cùng tổ trưởng kiểm tra 
 các hoạt động dạy học của giáo viên, thực hiện quy chế chuyên môn, tổ chức hoạt 
 động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp.
2. Quản lí nề nếp và chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
 5 Sau đó tổ cùng nhau thảo luận, bổ sung ý kiến hoặc tập trung tìm biện pháp 
 tháo gỡ khó khăn, có thể triển khai vận dụng trong các môn học khác.
 Tuy nhiên phải vận dụng linh hoạt cho phù hợp với đặc trưng bộ môn và đối 
 tượng học sinh, phải chú trọng học sinh yếu kém, học sinh hòa nhập.
 Các buổi trao đổi kinh nghiệm GD đều ghi biên bản và nộp về Ban giám hiệu 
 nhà trường quản lí và chỉ đạo.
 Trong năm học qua, hoạt động chuyên môn trường tôi tập trung những vấn đề 
 sau:
 Tháng Tổ KHTN Tổ KHXH
 9/2010 Bàn về sự cần thiết phải nâng Bàn về sự cần thiết phải nâng cao 
 cao chất lượng dạy - học và giải chất lượng dạy - học và giải pháp 
 pháp thực hiện (Lí luận, thực thực hiện (Lí luận, thực tiễn)
 tiễn)
 10/2010 Tổ chức chuyên đề 1 Tổ chức chuyên đề 1
 Cách thức tổ chức kiểm tra chất Rèn cách ghi chép, cách đọc 
 11/2010 lượng học kì I để tao động cơ thông viết thạo cho HS lớp 6.
 học tập cho HS
 Phương pháp dạy học nêu vấn đề Phương pháp dạy học nêu vấn đề 
 12/2010 phát huy tính tích cực chủ động phát huy tính tích cực chủ động 
 sáng tạo cho học sinh. sáng tạo cho học sinh.
 1/2011 Tổ chức chuyên đề 2 Tổ chức chuyên đề 2
 3/2011 Tổ chức chuyên đề về công tác Tổ chức chuyên đề về công tác 
 chủ nhiệm lớp chủ nhiệm lớp
3. Quản lí chất lượng đội ngũ .
 7 - Động viên giáo viên tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng chuyên môn do 
phòng, Sở, cụm, trường tổ chức theo chu kì trong hè, trong năm học. Quan tâm bồi 
dưỡng giáo viên để dạy chuẩn kiến thức, kĩ năng, chuẩn nghề nghiệp. Ngoài công 
tác tự bồi dưỡng tích lũy của từng giáo viên là hiệu quả nhất.
 - Trên cơ sở phân loại GV theo trình độ cao đẳng, đại học... và phân loại theo 
tay nghề để có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho sát thực và hiệu quả. Động 
viên giáo viên học hàm thụ Đại học để nâng cao tỉ lệ trên chuẩn. Coi trọng việc 
phân công chuyên môn theo trình độ : đội ngũ GV trên chuẩn, kinh nghiệm giảng 
dạy tốt luôn là lực lượng cốt cán và được giao những nhiệm vụ chủ chốt về 
chuyên môn . Căn cứ kết quả những năm học trước (tập trung vào kết quả những 
hoạt động mũi nhọn như: hội thi giáo viên dạy giỏi, làm chuyên đề, viết SKKN, bồi 
dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu) để phân công cụ thể những giáo viên 
giỏi trong tổ, nhóm chuyên môn kèm cặp giúp đỡ giáo viên yếu hơn. Đồng thời 
thẳng thắn kiểm điểm những GV nhiều năm chưa có thành tích cao, giáo viên 
chậm tiến, trung bình chủ nghĩa, phân tích tìm ra nguyên nhân đồng thời chỉ ra 
những giải pháp để họ rút kinh nghiệm và có ý thức tự vươn lên. Vì vậy, tôi rất 
quan tâm việc lưu giữ kết quả thi đua của các GV qua các năm học. 
 Kết quả hội thi GV 
 Đăng HS giỏi SKKN Danh hiệu thi đua
 dạy giỏi
 ký 
 ST Họ và Chức danh Trường Huyện
 Số CS CS
 Huyện
 Tr ờng
 T tên vụ hiệu Mô Tỉnh LĐ Ghi 
 Đạt Môn Đạt giải/ Cấp TĐ TĐ
 thi n/ TT chú
 DH / lớp DH môn CS T
 đua lớp 
 9 - Mỗi năm 1 lần thực hiện theo điều lệ do Bộ giáo dục ban hành.
 - Nhà trường và tổ chuyên môn đề ra kế hoạch hội thi theo đúng quy trình coi 
đó như là một hoạt động chuyên môn thường xuyên. Hội thi có khai mạc, thi viết để 
đánh giá nhận thức hiểu biết, thi dạy để đánh giá năng lực giảng dạy và đánh giá học 
sinh và chấm SKKN. Kết thúc hội thi có tổng kết, đánh giá cấp giấy chứng nhận 
giáo viên dạy giỏi cấp trường và khen thưởng giáo viên đạt giải nhất, nhì, giải ba.
c. Dự giờ thăm lớp
 Một thực tế rất phổ biến là: Việc nhận xét, đánh giá, xếp loại giờ dạy của GV 
 rất hình thức, không nghiêm túc, nhiều cảm tính và mắc bệnh thành tích rất nặng 
 cho nên kém hiệu quả. GV thường tập trung vào các đợt hội thi để tính số giờ dự 
 cho cả năm. Vì lẽ đó, tôi đưa ra một số quy định nhằm phát huy hiệu quả của việc 
 dự giờ thăm lớp như sau :
 Chỉ tiêu:
 Ban giám hiệu : 6 tiết / tháng.
 Tổ trưởng, tổ phó : 4 tiết / tháng
 Giáo viên: 3 tiết/ tháng
 ( Không kể tháng hội thi GV dạy giỏi cấp trường)
 - Yêu cầu GV phải dự giờ của GV có cùng hoặc gần chuyên môn với mình
 - Mục đích của việc dự giờ là học hỏi kinh nghiệm của nhau, nên tôi yêu cầu tổ 
 trưởng phát phiếu đăng kí dự giờ theo tháng và báo trước cho người dạy để có sự 
 chuẩn bị. Riêng Ban giám hiệu và tổ trưởng dự giờ đột xuất .
 - 100% GV nộp sổ dự giờ cho Phó hiệu trưởng kiểm tra vào ngày cuối cùng 
 của mỗi tháng. 
 - Cuối mỗi buổi họp tổ kì 2 của tháng, các nhóm chuyên môn tiến hành rút kinh 
 nghiệm những giờ đã dự trong tháng .
 11 Muốn vậy, tuỳ từng bộ môn mà có phương pháp tổ chức dạy - học cho phù hợp. 
 Nhưng với phương châm:
 - Trong lúc thầy giảng, trò phải mắt nhìn, tai nghe, óc suy nghĩ, tay viết.
 - Trò phát biểu ý kiến, trò còn lại phải theo dõi và chuẩn bị ý kiến nhận xét.
 - Trong khi HS hoạt động cá nhân, GV phải tạo sự yên tĩnh để HS tập trung 
 tư duy.
 - Tổ chức thảo luận nhóm phải thu hút tất cả HS cùng tham gia sôi nổi, có 
 nhóm trưởng làm thư kí tổng hợp, ghi ý kiến thảo luận rồi phát biểu.
 Có như vậy GV mới thể hiện cái " Uy" của mình trước HS và giờ học trở nên 
 khoa học, nhẹ nhàng và hiệu quả. Thực ra, lúc đầu giáo viên tỏ ra rất e ngại việc 
 kiểm tra đột xuất của Ban giám hiệu. Song, tôi xét thấy trong lúc GV vẫn chưa thật 
 tự giác thì chỉ có biện pháp đó là tốt nhất giúp giáo viên thận trọng và có trách 
 nhiệm hơn trong giảng dạy. Và đến bây giờ, họ cho rằng việc kiểm tra đột xuất của 
 Ban giám hiệu như động cơ giúp họ làm việc tốt hơn và lẽ tất nhiên là HS cũng 
 học tập với một thái độ nghiêm túc hơn.
3. Tổ chức chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học.
 - Thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm về đổi mới phương pháp. Bám sát tài 
 liệu tham khảo về phương pháp dạy học mới như: Tài liệu bồi dưỡng thường 
 xuyên, tạp chí giáo dục và các sách tham khảo...Hưởng ứng phong trào "Trao đổi 
 kinh nghiệm giáo dục” của hai tổ chuyên môn.
 - Quản lí chặt chẽ việc sử dụng đồ dùng. Khuyến khích GV tích cực ứng dụng 
 công nghệ thông tin vào giảng dạy. Biện pháp để quản lí hoạt động này là tôi giao 
 cho hai đồng chí tổ phó tổ chức, quản lí và đôn đốc việc dạy giáo án trình chiếu. 
 GV phải đăng kí theo tháng: ít nhất 1 giáo án trình chiếu / tháng/ GV. Năm học 
 này trường tôi có 80% GV soạn giáo án in.
4. Tổ chức hoạt động ngoại khóa; tăng cường phụ đạo học sinh giỏi, phụ đạo 
học sinh yếu.
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_cong_tac_quan_li_chuyen_mon_nh.doc