Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới chỉ đạo hoạt động thư viện nhằm gây hứng thú đọc sách cho học sinh ở trường THCS

docx 39 trang skquanly 05/06/2025 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới chỉ đạo hoạt động thư viện nhằm gây hứng thú đọc sách cho học sinh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới chỉ đạo hoạt động thư viện nhằm gây hứng thú đọc sách cho học sinh ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới chỉ đạo hoạt động thư viện nhằm gây hứng thú đọc sách cho học sinh ở trường THCS
 PHẦN I - MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
1. Cơ sở lí luận: 
Từ lâu con người đã biết đến sự kỳ diệu của sách. Sách là kho tàng chứa đựng tri 
thức, những kiến thức của con người đã được khám phá, tích luỹ, chọn lọc và 
tổng hợp. Nói cách khác sách là điều kỳ diệu nhất trong những điều kỳ diệu mà 
con người sáng tạo nên. Sánh là nơi kết tinh những tri thức tiên tiến nhất của các 
thời đại, thể hiện những hoài bão lớn lao nhất, những tình cảm thiết tha của con 
người. Sách, báo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội VILÊNIN 
đã nói: “Không có sách thì không có thức, không có tri thức thì không có chủ 
nghĩa cộng sản’’. Với nhà trường sách, báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là kho 
học liệu cần thiết cho thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập, 
sách tham khảo để học tập và luyện tập. Giáo viên cần có sách giáo khoa, sách 
nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng 
nâng cao kiến thức.
Chính vì vậy, từ lâu thư viện trường học đã trở thành một bộ phận không thể thiếu 
được trong nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của 
giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản,xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu 
của học sinh.
Thư viện còn tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng 
nếp sống văn hoá mới tới từng nhân viên giáo viên.Thư viện là nơi cung cấp đầy 
đủ và kịp thời các loại tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, góp 
phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của thầy và trò. 
Thư viện trường học có tác động tích cực trong nhiều hoạt động khác nhau của 
nhà trường, bao gồm điểm số, khả năng học tập độc lập và tự mở rộng kiến thức. 
Các chương trình thư viện hiệu quả và mạnh mẽ sẽ dẫn đến kết quả học tập tốt 
hơn bất kể điều kiện kinh tế xã hội hay là trình độ dân trí của người lớn tại cộng 
đồng đó. Sự hợp tác, phối kết giữa giáo viên và giáo viên thư viện có ảnh hưởng 
sống còn đến việc học tập của học sinh, đặc biệt là về mặt chuẩn bị giáo án môn 
học, việc bổ sung tài liệu của thư viện, việc cung cấp các cơ hội phát triển nghề 
nghiệp cho giáo viên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
 + Một môi trường phong phú về tài liệu in có chất lượng sẽ dẫn tới
việc học sinh chăm đọc hơn một cách tự giác, và việc này rẽ dẫn tới kết quả khả 
quan hơn về việc đọc hiểu, sự phát triển về từ vựng của học sinh, việc đánh vần 
cũng như khả năng ngữ pháp và kỹ năng viết. Xuất phát từ lý do nêu trên, tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Đổi mới chỉ đạo hoạt 
động thư viện nhằm gây hứng thú đọc sách cho học sinh ở trường THCS ” làm 
đề tài nghiên cứu của mình.
II. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở lý luận đề tài nghiên cứu thực trạng của công tác thư viện ở 
trường THCS hiện nay, bước đầu đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt 
động thư viện ở trường THCS nhằm giúp học sinh có thói quen đọc sách, góp 
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở trường THCS.
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..
 1. Khách thể nghiên cứu : Công tác chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường 
THCS.
 2. Đối tượng nghiên cứu : Các biện pháp chỉ đạo hoạt động thư viện ở 
trường THCS có chất lượng và hiệu quả.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu.
 Căn cứ vào mục đích đề tài, tôi xác định vấn đề cần nghiên cứu như sau:
 1. Tìm hiểu cơ sở lý luận của các biện pháp chỉ đạo trường THCS liên 
quan đến đề tài nghiên cứu.
 2. Phân tích, đánh giá thực trạng của cách thức hoạt động của thư viện và 
công tác chỉ đạo hoạt động này của trường nơi tôi đang công tác.
 3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp chỉ đạo có tính 
khả thi, nhằm gây hứng thú đọc sách cho học sinh, tạo cho học sinh có thói quen 
đọc sách góp phần nâng cao chất lượng văn hóa ở trường THCS. 
V. Phạm vi nghiên cứu.
 Công tác chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường nơi tôi đang công tác. 
 Do thời gian có hạn nên SKKN chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp chỉ 
đạo tổ chức hoạt động thư viện ở trường THCS từ năm học 2017 – 2018 đến 
nay.
 Các nghiên cứu được thực hiện với : 
 + Ban giám hiệu nhà trường ( 02 người) Hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ thông là giảng 
dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều phải sử dụng đến công cụ sách, báo. 
Sách, báo chỉ có thể được quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó 
trên cơ sở tổ chức công tác thư viện. Vì vậy tổ chức thư viện trong nhà trường 
nhằm thoả mãn nhu cầu về sách báo cho giáo viên và học sinh, là một yêu cầu 
khách quan không thể thiếu được.
 Tổ chức thư viện và hoàn thiện các hoạt động của nó phục vụ dạy và học, đó 
cũng là biểu hiện đặc trưng của nhà trường tiên tiến.
Đối với nhà trường thư viện chẳng những là cơ sở vất chất trọng yếu, nó “ dảm 
bảo số lượng sách giáo khoa, sách giáo viên, và sách tham khảo”( Nghị quyết bộ 
chính trị – trang 39) mà nó còn là “ trung tâm sinh hoạt văn hoá khoa học” ( Quy 
định 568/TVTH của bộ giáo dục) “ Thư viện góp phần quyết định chất lượng và 
không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và 
xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của học sinh, đồng thời tham gia tích 
cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hoá mới” 
trong nhà trường (Quy chế tổ chức và hoạt động thư viện phổ thông). Thư viện 
còn gúp các em xây dựng được phương pháp học tập và phong cách làm việc 
khoa học, biết sử dụng sách, báo, thư viện.
Bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều chủ trương đúng đắn và biện pháp cụ thể 
nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng thư viện trong các trường học. Quyết định 61-
1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 06/11/1998, quyết định 01/2003/QĐ/BGH&ĐT, 
thông tư 05/VP và nhiều văn bản khác đã được ban hành, chẳng những đánh dấu 
sự phát triển của sự nghiệp thư viện trong các trường học mà còn là sự khẳng định 
vị trí quan trọng và tác dụng lớn lao của thư viện đối với sự nghiệp giáo dục và 
đào tạo thế hệ trẻ.
II. Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường THCS.
1. Khái quát về tình hình Kinh tế - Xã hội và sự nghiệp giáo dục đào tạo ở xã: 
1.1. Về kinh tế:
 Xã nơi trường tôi trực thuộc, nghề chính là sản xuất nông nghiệp ( chiếm 
95% ). Trường tôi nằm trong khu đô thị của xã thuần nông nên trình độ dân trí 
không đồng đều, hầu hết phụ huynh đều trong đối tượng thu nhập thấp,họ vẫn vất 
vả trong việc kiếm sống mưu sinh, việc quan tâm đến con chưa nhiều. 
1.2. Về chính trị- xã hội, giáo dục - đào tạo:
 Tình hình chính trị xã hội của địa phương ổn định. Công tác chăm lo sức 
khoẻ ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ. Chương trình DS - KHHGĐ được cho người đọc trong những quyển truyện đó chưa tốt vì mục đích của những tác 
giả truyện tranh là đưa ra những hình ảnh minh họa phong phú, lôi cuốn giới trẻ 
nên phần để dành cho chữ rất hạn chế, vì vậy câu từ, ngôn ngữ quá ngắn gọn và 
diễn đạt thường cộc lốc. Chính vì thế mà càng ngày học sinh không thích đọc 
truyện văn học càng nhiều hơn. Từ đó việc mở rộng, nâng cao kiến thức văn 
chương của các em ngày càng bị hạn chế. Và một điều tất yếu xảy ra là ngoài 
những kiến thức, tác phẩm văn chương các em được thầy cô dạy trên lớp thì hầu 
hết các em không đến được với những tác phẩm có giá trị văn chương đích thực. 
Vì thế mà trong lời phê của bài văn các em làm thường các giáo viên văn chỉ ra 
lỗi mà các em hay mắc là câu văn lủng củng, dùng từ chưa chính xác hoặc chuyển 
ý, chuyển đoạn vụng về. Sách tham khảo các bộ môn các em cũng ít đọc do vậy 
kiến thức các bộ môn của các em chưa được mở rộng nhiều.
3.3. Thực trạng về công tác chỉ đạo thư viện của BGH nhà trường 
Trong năm học vừa qua công tác chỉ đạo thư viện của tôi còn nhiều hạn chế. Tôi 
chưa thực sự chú tâm vào việc chỉ đạo làm sao cho hoạt động thư viện có hiệu 
quả. Tôi có kiểm tra công tác thư viện nhưng chỉ đếm đầu việc và kiểm tra đủ đầu 
sổ chứ chưa đi sâu vào chỉ đạo làm thế nào để thư viện hoạt động tốt góp phần 
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Kiểm tra xong chưa tư vấn 
sâu cho nhân viên thư viện phải tổ chức hoạt động thư viện như thế nào để có 
hiệu quả? Phần nào còn tồn tại cần khắc phục. Nội dung nào tốt cần phát huy?. 
Năm học này tôi đã nhiều băn khoăn và trăn trở rất nhiều, một câu hỏi luôn đặt 
ra với tôi là “ Làm sao chỉ đạo tốt hoạt động thư viện? Làm sao giúp học sinh đến 
với thư viện ngày càng đông và các em ham mê đọc sách để qua đó góp phần 
nâng cao chất lượng học tập cho các em? ”
Qua việc đánh giá thực trạng công tác thư viện và công tác chỉ đạo thư viện của 
trường, từ những mặt được và mặt chưa được. Tôi thấy việc rất cần thiết là tìm ra 
những biện pháp chỉ đạo cụ thể, thiết thực, phù hợp nhằm phát huy những điểm 
tốt, khắc phục triệt để những tồn tại, đổi mới phương thức, nội dung nhằm nâng 
cao hơn nữa hoạt động của công tác thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng 
dạy và học tập đáp ứng với thời kỳ cách mạng 4.0 hiện nay. 
III. Một số biện pháp đổi mới chỉ đạo hoạt động thư viện nhằm gây hứng thú 
đọc sách cho học sinh ở trường THCS Cao Bá Quát
1. Một số nguyên tắc để đề xuất biện pháp:
Tính hệ thống
Tính toàn diện Lớp Tên HS Nhiệm vụ được giao
 8A1 Phương Anh Nhắc nhở HS chung tại TV
 6A3 Thu Huyền Quản lý nhắc nhở HS lấy sách, báo 
 trong các giá 
 7A4 Phương Thảo Thu cất tài liệu
 8A2 Tuấn Minh Nhắc nhở Hs vệ sinh phòng TV
 6A1 Bích Ngọc Quản lý HS chơi cờ tại phòng TV
 Ghi chú: Lịch được thông báo vào 15h chiều thứ sáu hàng tuần trên bảng thông báo 
 tại phòng hội đồng, bảng tin của thư viện.Thực hiện vào giờ ra chơi các buổi sáng-
 chiều.
Để tổ công tác thư viện hoạt động có hiệu quả thì việc chỉ đạo cụ thể là điều đặc 
biệt quan tâm. Do vậy ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo 
hoạt động thư viện cụ thể cho từng tuần, từng tháng. Hàng tháng nhân viên thư 
viện đều thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo của BGH và kế hoạch nhân viên thư 
viện đã xây dựng, có xây dựng kế hoạch chỉ đạo mới giúp thư viện đi đúng hướng 
theo yêu cầu của sở giáo dục và phòng giáo dục đề ra. (Phụ lục 2)
2.2. Chỉ đạo nhân viên thư viện và tổ công tác thư viện làm tốt công tác phục vụ:
2.2.1. Thái độ phục vụ của nhân viên thư viện và tổ công tác thư viện: 
Công việc vô cùng quan trọng trong công tác phục vụ ban đọc tại thư viện, nhân 
viên thư viện và các em tổ công tác thư viện mà thân thiện, hướng dẫn tận tình 
thì vào việc thu hút học sinh đến với thư viện sẽ ngày càng đông bạn đọc, nếu 
không nhiệt tình sẽ ngược lại. Để làm được điều này nhân viên thư viện nhà 
trường thực sự phải nhiệt tình, có trách nhiệm và tâm huyết với nghề, ở trường 
tôi nhân viên thư viện đã làm được điều đó, đồng chí đã truyền lửa được cho đội 
ngũ cộng tác viên thư viện qua các buổi tập huấn, qua các lần hướng dẫn học sinh 
tại thư viện. 
Để hoạt động có nền nếp và hiệu quả, tạo được sự công bằng và đặc biệt việc 
phục vụ bạn đọc được tốt, chúng tôi đã chỉ đạo đồng chí nhân viên thư viện hàng 
tháng, từng học kỳ đánh giá hoạt động của các em trong tổ công tác thư viện, đề 
nghị nhà trường động viên, khen thưởng các em làm tốt và cộng điểm thi đua cho 
lớp,những em thực hiện nhiệm vụ không nghiêm túc CBTV lập danh sách gửi 
TPT vào ngày thứ 6 hàng tuần để nhắc nhở học sinh và trừ điểm thi đua của lớp 
đó. Chỉ đạo GVCN miễn lao động vệ sinh cuối tuần, chăm sóc công trình măng 
non đối với HS tham gia trong tổ công tác thư viện. Những biện pháp này là 
nguồn động viên các em làm việc có trách nhiệm hơn với công việc được giao.( 
Phụ lục 3)
2.2.2. Lên lịch đọc sách tại thư viện: Hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo không chỉ bạn đọc nắm được kỹ năng đọc 
sách báo đơn giản mà nhằm mục tiêu giáo dục nhất định. BGH cần giúp nhân 
viên thư viện xác định nhiệm vụ cụ thể đối với từng lứa tuổi, từng nhóm, thậm 
chí đối với từng học sinh. Muốn làm tốt công tác này nhân viên thư viện phải xác 
định rõ các nhiệm vụ sau đây:
Hướng dẫn bạn đọc sử dụng các loại sách, báo gì?
Đối với thư viện trường học muốn phát huy tốt tác dụng của thư viện, người nhân 
viên thư viện cần hướng dẫn chu đáo bạn đọc các loại sách báo phục vụ trực tiếp 
yêu cầu giáo dục toàn diện của nhà trường các loại sách tham khảo,sách giáo 
khoa, sách nghiệp vụ... sát với chương trình học tập trong nhà trường, các loại 
sách báo nhằm mở rộng kiến thức góp phần đẩy mạnh chất lượng giảng dạy và 
học tập. Ngoài ra còn có các loại sách phục vụ việc rèn luyện tư tưởng, đạo đức, 
tác phong, ý chí, và tình cảm lành mạnh của học sinh. 
Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu sử dụng sách báo bạn đọc:
Ở từng lứa tuổi, từng lớp bạn đọc có nhu cầu sử dụng sách, báo khác nhau. Nắm 
bắt được nhu cầu của bạn đọc thì người nhân viên thư viện mới hướng dẫn bạn 
đọc sử dụng sách phù hợp đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc. Với học sinh nhân 
viên thư viện hướng dẫn các em cụ thể, trực tiếp vào các môn học của các em.
 Ví dụ:
Đối với giáo viên: Ngoài những sách nghiệp vụ, sách giáo khoa để giảng dạy và 
học tập thì nhân viên thư viện tìm tòi giới thiệu cho giáo viên những sách tham 
khảo hay những chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn để giáo viên có tài liệu học 
tập nâng cao chất lượng giảng dạy của mình, sách bồi dưỡng công tác chủ 
nhiệm.
Đối với học sinh: Với những em học sinh giỏi nhân viên thư viện giới thiệu cho 
các em những sách nâng cao, sách bài tập khó để các em mở rộng thêm kiến thức. 
Với học sinh trung bình thì ngoài những sách giáo khoa để học trên lớp thì người 
nhân viên thư viện giới thiệu cho các em các sách bài tập, các sách tham khảo để 
các em luyện tập, bổ sung, củng cố lại kiến thức của mình.
Ngoài ra cán bô thư viện và tổ công tác thư viện cần giúp các em biết phải làm gì 
và làm như thế nào khi ở thư viện như: sử dụng hệ thống tra cứu thư viện, biết 
cách đọc sách, tìm sách
2.2.4. Hướng dẫn cho học sinh đọc sách “đọc sách có ghi chép”

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_chi_dao_hoat_dong_thu_vien_nha.docx