Sáng kiến kinh nghiệm Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu để xây dựng cơ sở vật chất ở trường Mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu để xây dựng cơ sở vật chất ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu để xây dựng cơ sở vật chất ở trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học: 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non MỤC LỤC I. PHẦN MỞĐẦU:......................................................................................... 2 I.1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 2 I.2. Mục tiêu và nhiệm vụ.:............................................................................... 3 I.3. Đối tượng nghiên cứu:............................................................................... 3 I.4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3 I.5. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................... 3 II. PHẦN NỘI DUNG.................................................................................... 4 II.1.Cơ sở lí luận:.............................................................................................. 4 II.2. Thực trạng ................................................................................................ 4 II.3. Giải pháp, biện pháp................................................................................. 6 II.4. Kết quả.................................................................................................... 12 III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................... 12 III.1. Kết luận:. .. 12 III.2. Kiến nghị: . 13 * Nhận xét của hội đồng sáng kiến ............ 13 * Tài liệu tham khảo....................................................................................... 14 IV. PHỤ LỤC ................................................................................................ 15 - 1 - Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học: 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền móng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời của trẻ. Giáo dục mầm non phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức, tùy theo năng lực của từng trẻ nhất là trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đòi hỏi phải chuyên cần và phải huy động liên kết giữa các độ tuổi, chuẩn bị cho trẻ tâm thế từng bước hòa nhập vào cuộc sống. Các hoạt động giáo dục của trường mầm non gồm, các hoạt động được tổ chức có chủ định theo kế hoạch dưới sự hướng dẫn của phụ trách chuyên môn, tổ chuyên môn và trực tiếp của giáo viên. Lên đề tài phù hợp cho từng lứa tuổi, nhưng phải đảm bảo tình vừa sức của trẻ. Học tập ở tuổi mẫu giáo được tổ chức dưới hình thức chơi mà học, học mà chơi, thông qua các hoạt động vui chơi, trò chơi mà học tập. Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mầm non, các cháu cần có những đồ chơi, đồ dùng học tập để được trải nghiệm, thực hành. Vì vậy cô mẫu giáo linh động tìm tòi những đồ dùng đồ chơi mang tính phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ tự mình thể hiện khả năng, năng lực của mình thông qua các hoạt động vui chơi, các trò chơi ở lớp cùng với bạn bè. Với những đặc điểm như trên, việc tạo môi trường CSVC đầy đủ và khang trang rất cần để trẻ hoạt động trong mọi lĩnh vực là điều rất cần thiết nhằm giúp cho trẻ được sống, học tập, vui chơi, sinh hoạt trong một không khí trong lành, trường lớp sạch đẹp để giúp trẻ phát triển toàn diện trong giai đoạn đầu đời - Đây là nơi khởi điểm rất quan trọng và cần thiết cho trẻ. I.3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh trường MN Cư Pang -Xã Ea Bông -Huyện Krông Ana - Đăk Lăk. I.4. Phạm vi nghiên cứu - Công tác tham mưu cơ sở vật chất trường học của trường MN Cư Pang. - Đầu tư tốt cho công tác tham mưu. I.5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu qua phương pháp thực tiễn, qua kinh nghiệm nhiều năm. II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài Trên cơ sở thực tiễn trẻ em ở lứa tuổi mầm non, nhu cầu sinh hoạt rất cao, đòi hỏi khi đến trường lớp mầm non phải đầy đủ về CSVC trường học, có đáp ứng đủ cho trẻ để trẻ phát triển toàn diện về 5 mặt. Vì trẻ đến trường học mà - 3 - Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học: 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non một trong những trường đạt chuẩn của huyện nhà. Đúng tiêu chuẩn của bậc học Mầm non, từ năm 2014 đã thực hiện, tách ra khỏi trường Mẫu giáo Hoa sen và đã có tên là trường Mầm non Cư Pang. Hiện nay vẫn tiếp tục tham mưu với nhà tài trợ Công ty Dakman, Lãnh đạo Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana xây dựng thêm ở các điểm lẻ chưa có lớp Mẫu giáo, để trẻ em được đến lớp đảm bảo. * Hạn chế: Hiện nay vẫn còn một số thôn buôn chưa có lớp Mẫu giáo vẫn còn mượn nhà cộng đồng để học, vì vậy việc bảo quản CSVC còn gặp nhiều bất cập. c. Mặt mạnh và mặt yếu + Mặt mạnh: - Được sự quan tâm của Lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo, UBND xã EaBông, các nhà tài trợ nhất là Công ty Dakman đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học đảm bảo đầy đủ phòng học cho trẻ 5 tuổi của các buôn trên địa bàn xã đến lớp. Hiện nay trẻ em trên địa bàn trường đến lớp đảm bảo đúng theo công tác đăng ký tuyển sinh đầu năm. + Mặt yếu: - Đa số là con em người đồng bào dân tộc thiểu số nên việc huy động đóng góp theo Nghị định 24, cũng như các khoản đóng góp khác không có ảnh hưởng nhiều đến việc đầu tư xây dựng CSVC. d. Các nguyên nhân các yếu tố tác động - Trong công tác tham mưu xây dựng CSVC trường học còn gặp nhiều bất cập, nguyên nhân là do vốn xây dựng không có phải tập trung xin hỗ trợ từ UBND huyện, phòng GD&ĐT huyện Krông Ana, UBND xã EaBông hỗ trợ trong việc xây dựng CSVC. - Trường đóng địa bàn xã có nhiều thôn buôn đời sống kinh tế khó khăn, buôn vùng 3, trẻ em đi học ngày càng đông. Việc huy động đóng góp từ Nghị định 24 rất khó khăn, nếu huy động học sinh đến trường mà còn thu theo nghị định thì dẫn đến học sinh bỏ học nhiều. e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Trường Mầm non Cư Pang chính thức được thành lập từ năm 2014 khi đó còn học chung với trường Mẫu giáo Hoa Sen. khi đó CSVC của trường còn học nhờ, học tạm nhà cộng đồng và hội trường thôn. Đến năm 2013 đã tham mưu với các cấp Lãnh đạo được nhà tài trợ Công ty Dakman xây dựng một khôi trường khang trang sạch đẹp; Tôi được bổ nhiệm làm hiệu trưởng Mầm non mới cho đến nay. Hiện trường đã có 10 phòng học cấp 4 tại 06 thôn buôn. Tổng số có - 5 - Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học: 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non Lấy ý kiến tập thể: họp ban giám hiệu mở rộng thông qua việc xây dựng CSVC ở những thôn buôn còn thiếu: Sau khi xây dựng kế hoạch, nội dung tham mưu, tôi họp ban giám hiệu mở rộng lại để thông qua và xin ý kiến bổ sung cho hoàn chỉnh, sau đó báo cáo trước Hội đồng sư phạm cùng lắng nghe, lấy ý kiến đóng góp của CBVC trong Hội đồng sư phạm nhà trường. Đối tượng tham mưu: Trước khi tham mưu phải nắm rõ nội dung, công việc cần thực hiện. Cơ quan, cá nhân phụ trách có thẩm quyền giải quyết được các công việc đã đề ra.Tùy theo từng nội dung tham mưu, nên tham mưu như thế nào để phù hợp với từng đối tượng và đạt hiệu quả. Quá trình tham mưu có những lúc chưa đạt kết quả, tôi không nóng vội mà bình tĩnh tìm ra các nguyên nhân, lý do chưa mang tính thuyết phục. Sau đó tôi tiếp tục bổ sung những điểm còn thiếu với các con số cụ thể và trình bày rõ ràng mạch lạc, lý luận chặt chẽ, phải từng bước nhiều lần gặp gỡ các cơ quan ban ngành, nhất là đơn vị trực tiếp quản lý để trao đổi những khó khăn vướng mắc của đơn vị mình, lắng nghe ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương cùng với địa phương tháo gỡ những khó khăn của nhà trường. Nội dung tham mưu trong những năm qua: Trong những năm qua CSVC nhà trường rất khó khăn, địa bàn rộng nằm rải rác các thôn buôn nhưng chỉ có một trường mẫu giáo Hoa Sen. Sau khi tham mưu với các cấp lãnh đạo về công tác xây dựng CSVC trường học. Đến năm 2013 - 2014 đã được sự hỗ trợ của Công ty Dakman xây dựng được 05 phòng học, 05 phòng chức năng tại buôn Knul được xây dựng theo quy cách đúng chuẩn của bậc học Mầm non và đủ điều kiện để thành lập trường mới, đến tháng 6 năm 2014 đã được Lãnh đạo các cấp ra Quyết định và đặc tên là trường Mầm non Cư Pang. Nhà trường vẫn tiếp tục tham mưu xây dựng phòng học còn thiếu ở 03 buôn ( Buôn Hma, Dhăm, Kô). Đề xuất với Lãnh đạo tìm ra biện pháp khắc phục nhanh nhất để tách lớp mẫu giáo ra khỏi trường Tiểu học, không còn học nhờ nhà cộng đồng. Biện pháp 1: Đối với lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo: Cuối năm học 2013 - 2014 tôi lập tờ trình kiến nghị các cấp lãnh đạo về việc huy động xin hỗ trợ từ các ban ngành để xây dựng CSVC trường học Biện pháp 2: Đối với Đảng ủy, UBND xã: Lập tờ trình xin quỹ đất, thống nhất thảo luận xin ý kiến cấp trên, bàn bạc nhiều phương án từ các cấp để xin cấp đất. Xin tham mưu xây dựng 3 phòng học tại Buôn Hma, buôn Dhăm, buôn Kô huy động cha mẹ học sinh vận động trẻ em trong độ tuổi ra lớp, đặc biệt là các cháu 5 tuổi phải ra lớp 100%. - 7 - Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học: 2014 – 2015 Công tác xã hội hóa về công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường Mầm non Tiếp theo tôi lập kế hoạch về xây dựng CSVC với các nội dung như đã thống nhất trong Hội nghị giáo dục. Tôi phân chia các nội dung cần tham mưu với cấp nào, ban ngành và đoàn thể nào, để lần lượt đến từng đối tượng mà tham mưu, đặt vấn đề cụ thể với các số liệu mang tính thuyết phục, có tính khả thi cao, phù hợp với chức năng của từng đoàn thể. Kiên trì trong công tác tham mưu, tác động thường xuyên để đạt mục tiêu đề ra. Biện pháp 7: Đối với cha mẹ học sinh là lực lượng chính để nhà trường làm công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Đây là công tác kết hợp hai chiều cùng chung một mục đích vì sự phát triển giáo dục của trẻ em. Trong sự kết hợp này cả hai phía (nhà trường và gia đình) đều là chủ thể giáo dục, nên phải tích cực, chủ động để hướng tới kết quả giáo dục chăm sóc trẻ tốt hơn. Mỗi năm nhà trường tổ chức họp phụ huynh 2 lần/lớp (vào các thời điểm: đầu năm, cuối năm học). Trước khi tổ chức họp phụ huynh, giáo viên cùng nhà trường chuẩn chương trình, nội dung để báo cáo trong cuộc họp, cụ thể như sau: - Đặc điểm tình hình trường, lớp chú trọng những mặt thuận lợi và khó khăn mà nhà trường đang gặp phải. - Số lượng học sinh - Tỉ lệ huy động trong độ tuổi được giao. - Kết quả về sức khỏe, rèn luyện thói quen, học tập của các cháu. - Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học của lớp hiện có. - Chế độ theo nghị định - Những đề xuất đối với cha mẹ học sinh (những đề xuất mang tính thực tế và có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình trường, lớp đời sống của cha mẹ học sinh và của nhân dân) -Thảo luận: Trong bàn bạc, thảo luận nhà trường đưa ra những vấn đề bức thiết cần trao đổi, xoáy vào trọng tâm vấn đề - không lang mang - để cha mẹ học sinh thảo luận và đi đến thông nhất. - Tổng kết ý kiến và chốt lại vấn đề cần phải thực hiện. Hiệu trưởng là người chủ trì phải lắng nghe ý kiến đóng góp của cha mẹ học sinh và đại diện các ban ngành tham dự, đi đến thống nhất, đặc biệt đưa ra những biện pháp và các giải pháp về đầu tư xây dựng CSVC cho nhà trường. Bầu ra ban đại diện cha mẹ học sinh ở từng lớp, đại diện cha mẹ học sinh của trường. Giáo viên chủ nhiệm cùng với nhà trường phối hợp chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh để thực hiện tốt kế hoạch, chỉ tiêu đã đề ra và được thống nhất trong cuộc họp cha mẹ học sinh. Hội cha mẹ học sinh tham gia góp ý kiến về kế hoạch xây dựng CSVC cho nhà trường. - 9 -
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_xa_hoi_hoa_ve_cong_tac_tham_m.doc