Sáng kiến kinh nghiệm Công tác quản lý tài chính trong trường THCS
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác quản lý tài chính trong trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác quản lý tài chính trong trường THCS

PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY NAM TRƯỜNG THCS BÌNH KHÁNH TÂY Đề tài. CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG TRƯỜNG THCS Họ tên: Huỳnh Tấn Đức Đơn vị công tác:Trường THCS Khánh Tây Trong những năm gần đây, thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô ... đang được các cấp, ban ngành, đoàn thể quan tâm. Là một kế toán đơn vị trường học, phải có biện pháp sử dụng nguồn kinh phí ngân sách cấp và các nguồn khác đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, tránh lãng phí nhưng đạt kết quả tốt. Vì thế, tôi đã chọn đề tài trong năm học này là “Công tác quản lý tài chính trong trường trung học cơ sở ”. III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu về nghiệp vụ kế toán là rất rộng bao gồm nhiều mảng nhưng trong giới hạn của đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu về công tác quản lý tài chính trong trường học của trường THCS . IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Qua nghiên cứu và vận dụng đề tài nhằm giúp tôi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân, khắc phục dần những khó khăn và hạn chế trong thời gian qua. Qua đó hỗ trợ Thủ trưởng đơn vị quản lý, sử dụng tốt các nguồn kinh phí trong nhà trường. Ngoài ra nó còn giúp tôi hiểu thêm nhận thức trong quá trình nghiên cứu đề tài. V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Trong quá trình nghiên cứu và vận dụng đề tài tôi nhận thấy việc quản lý tài chính mang tính khoa học hơn, nguồn kinh phí chi hàng năm không thiếu. Điều đó nhờ vào giải pháp lên kế hoạch tổ chức thực hiện, cách thức rà soát kiểm tra từng mảng công việc khá chặt chẽ. Phần nội dung: I.CƠ SỞ LÝ LUẬN: Qua thời gian làm công tác kế toán tại đơn vị Trường THCS Bình Khánh Tây. Bản thân tôi đã tích lũy được những kinh nghiệm, học hỏi nhiều từ các bạn đồng nghiệp của các trường bạn, từ thực tiễn, đồng thời gắn với lý luận được học qua các III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Lên dự toán kinh phí trong năm: Muốn thực hiện tốt công tác quản lý tài chính ở đơn vị từ đầu năm khi lập dự toán ngân sách cần nắm vững chế độ chính sách cán bộ giáo viên, công nhân viên, các Nghị Định về chế độ tài chính, các Thông tư của Bộ Tài chính, dựa trên cơ sở đó đơn vị lập qui chế chi tiêu nội bộ, lập dự toán năm theo nhu cầu chi thực tế nhưng đảm bảo cân đối nguồn thu trong dự toán ngân sách cấp. Muốn lên được dự toán phải nắm được hệ số lương, hệ số phụ cấp chức vụ, hệ số phụ cấp thâm niên vượt khung tại thời điểm lên dự toán mới tính được tổng lương, chức vụ, vượt khung, phụ cấp ưu đãi, các khoản trích theo lương, Còn các mục khác tuỳ theo nhu cầu thực tế của đơn vị. Cần phối hợp chặt chẽ với Thủ trưởng đơn vị khi lập qui chế chi tiêu nội bộ, lập dự toán đầu năm để Thủ trưởng nắm rõ tình hình tài chính ở đơn vị. 2. Việc thực hiện trong dự toán: Đảm bảo tính thống nhất các khoản chi trong đơn vị, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm. Đơn vị đã xây dựng “Qui chế chi tiêu nội bộ” với sự thống nhất của Ban lãnh đạo nhà trường và được thông qua cho toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên trong đơn vị nắm. Bên cạnh đó nhằm góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống cho cán bộ giáo viên, công nhân viên. 3. Việc thực hiện chi hoạt động và thanh quyết toán: 3.1. Việc thực hiện chi hoạt động: Để nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường phải quán triệt luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chi lương và các khoản phụ cấp lương, các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành. Kinh phí hoạt động của đơn vị dựa trên nguồn thu từ dự toán ngân sách nhà nước cấp là chính. Đầu năm đơn vị nhận kinh phí phân bổ từ Phòng Giáo dục cấp, từ nguồn kinh phí này đơn vị cần lập kế hoạch chi tiêu của từng bộ phận trong đơn vị, phối hợp với các bộ phận trong đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ dựa vào điều kiện và tình hình thực tế của đơn vị nhưng phải đảm bảo cân đối nguồn thu từ ngân sách cấp. Trên cơ sở lập kế hoạch chi tiêu nội bộ, kế toán cần quản lý theo dõi chặt chẽ nguồn thu, chi hàng tháng. Hàng tháng công khai dân chủ tài chính trước hội đồng giáo viên và niêm yết tại văn phòng trường. 5. Công tác quản lý nguồn chi từ ngân sách cấp: Tất cả các khoản chi từ nguồn kinh phí ngân sách cấp phải được ưu tiên chi cho con người đến chi hoạt động. Thực hiện chi trả lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ giáo viên, công nhân viên kịp thời và đúng theo chế độ quy định. Chi công việc phải xem xét nội dung, yêu cầu công việc theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ và không vượt quá định mức. Các khoản chi đều phải có chứng từ, phải lập phiếu chi và được Thủ trưởng đơn vị duyệt chi trước khi chi. Tất cả các khoản chi đều được cập nhật theo dõi vào sổ hàng ngày, hàng quý, hàng năm theo đúng quy định. Điểm quan trong kế toán : Các phiếu thu, phiếu chi phải theo dõi đánh số theo thứ tự thời gian, cập nhật ghi sổ kế toán, lưu giữ cẩn thận tránh tình trạng thất lạc chứng từ gây khó khăn trong việc thanh toán, quyết toán kinh phí đã sử dụng 6. Công tác quản lý nguồn thu quỹ học phí: mọi báo cáo đều trên con số nên báo cáo phải thật chính xác, tính toán cẩn thận, báo cáo phải trung thực, đúng thời gian quy định. Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã tích luỹ trong những năm công tác, kiến thức đã học và những gì mà tôi đã thực hiện được không dừng lại ở đó mà bản thân tôi luôn tự rèn luyện, học hỏi thêm ở bạn đồng nghiệp, ở tài liệu, trong lớp đào tạo kế toán và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn để công tác ngày một tốt hơn. II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Qua quá trình nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy nó có ý nghĩa thiết thực trong công tác quản lý tài chính trong trường học. Là nền tảng giúp kế toán vận dụng giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế trong quá trính quản lý tài chính tại đơn vị. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tốt hơn trong thực hiện nghiệp vụ của mình. III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI: Với ý nghĩa và tác dụng của đề tài này có nội dung gần gũi, thiết thực, dễ áp dụng trong nhiều trường học ở cấp, bậc học khác nhau, giúp kế toán nâng cao kiến thức về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Qua thực tế tôi đã đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm quý báu trong quản lý tài chính của đơn vị mình. IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_quan_ly_tai_chinh_trong_truon.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Công tác quản lý tài chính trong trường THCS.pdf