Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm trong Mô hình trường học mới VNEN
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm trong Mô hình trường học mới VNEN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm trong Mô hình trường học mới VNEN

MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Mục lục 3 I. Phần mở đầu 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 5 3. Đối tượng nghiên cứu 5 4. Phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 II. Phần nội dung 6 1. Cơ sở lý luận 6 2. Thực trạng 6 a. Thuận lợi, khó khăn 6 b. Thành công, hạn chế 7 c. Mặt mạnh, mặt yếu 8 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 8 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 9 3. Giải pháp, biện pháp 10 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 10 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 10 c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 16 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 16 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 17 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 18 III. Kết luận, kiến nghị 19 1. Kết luận 19 2. Kiến nghị 20 Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện 21 Tài liệu tham khảo 22 3 5.Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp thực hành Phương pháp điều tra Phương pháp thống kê, tổng hợp II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Trường học mới VNEN là nơi học sinh cùng học tập để lĩnh hội những kiến thức liên quan mật thiết đến cuộc sống của các em. Ở đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và khích lệ các em trong việc tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, hình thành phát triển kĩ năng giao tiếp, ứng xử dân chủ bình đẳng. Ở đó, phụ huynh và cộng đồng cùng tham gia tích cực vào việc chăm sóc và giáo dục con em mình. Mô hình trường học mới tập trung vào đổi mới sư phạm: đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp học, đổi mới phương pháp đánh giá, đổi mới phương pháp tổ chức lớp học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên thì vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là hết sức quan trọng quyết định thành công của quá trình dạy học theo mô hình này. 2.Thực trạng a. Thuận lợi- khó khăn Thuận lợi Mô hình trường học mới đã được triển khai và áp dụng ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã gần 3 năm nên cả giáo viên và học sinh đã quen với hoạt động dạy - học theo mô hình VNEN. Đại đa số học sinh trong lớp là con em của người dân trong địa bàn ( 1 em ở huyện Lắk), không có dân tộc thiểu số, là một thuận lợi lớn trong quá trình dạy học của thầy trò chúng tôi. Được sự chỉ đạo sát sao của các cấp và sự ủng hộ của đa số cha mẹ học sinh cũng như cộng đồng xã hội là động lực giúp cho công tác dạy học và giáo dục của nhà trường nói chung và cá nhân tôi nói riêng mang lại nhiều thành công đáng kể. Khó khăn Học sinh thuộc vùng địa bàn là nông thôn nên khả năng giao tiếp, các kĩ năng xã hội để đáp ứng yêu cầu vẫn còn hạn chế. 5 Mặt mạnh Mô hình trường học mới tôi nhận thấy bản thân mình đã dần khắc phục được cách dạy học áp đặt một chiều và lối học thụ động của học sinh. Cách thức tổ chức lớp học theo các nhóm đã tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, khám phá, tự lĩnh hội kiến thức. Mối quan hệ, tương tác giữa học sinh với giáo viên, và quan hệ giữa học sinh với nhau được tăng cường. Việc dạy học phân hóa đối tượng học sinh trong Mô hình trường học mới diễn ra thuận lợi. Tiến độ hoàn thành yêu cầu của những đối tượng học sinh khá giỏi trong lớp so với các bạn khác là nhanh hơn nên các em có thời gian để tìm hiểu khám phá những yêu cầu mới cao hơn so với các bạn thông qua những bài tập nâng cao mà giáo viên đã chuẩn bị. Phong trào cùng học theo con, cùng dạy cho con ở mỗi gia đình trong địa phương càng phát triển và nhân rộng. Mặt yếu Giáo viên giảng dạy và tổ chức lớp học còn theo khuôn mẫu, rập khuôn, thiếu sáng tạo bởi tài liệu dạy học đã được hướng dẫn tỉ mỉ, giáo viên cứ thế mà làm theo. Ngoài ra, không phải học sinh nào cũng phù hợp để tham gia mô hình này. Với những em có lực học chưa tốt, tiếp thu chậm thì việc để các em tự học để theo kịp các bạn trong nhóm là khá vất vả. Năng lực hướng dẫn, giảng giải bài giúp bạn của các nhóm trưởng cũng như của các thành viên trong nhóm hạn chế thì giáo viên phải tham gia trợ giúp cho những em có lực học chưa tốt ở các nhóm trở nên vất vả bội phần. d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Qua thời gian thực hiện Mô hình trường học mới, tôi nhận thấy các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của quá trình dạy học đó là yếu tố người dạy và người học (giáo viên và học sinh). Đối với người giáo viên, phải không ngại đổi mới, không ngại loại bỏ thói quen dạy theo lối giảng giải, thuyết trình mà phải thật sự coi trọng việc tự chủ, tự học của học sinh; phải khuyến khích học sinh tự chiếm lĩnh tri thức mới thông qua nhóm học tập, cặp đôi hay quá trình tự học của mình. Đối với học sinh, các em phải rèn luyện tính tự lập, tự chủ, tự tin trong việc chiếm lĩnh tri thức mới; phải nhạy bén hợp tác với bạn bè, thầy cô cũng như gia đình trong quá trình tự học, tự rèn luyện. Ngoài ra cơ sở vật chất cũng góp phần quan trọng trong mô hình dạy học này. Với cách bố trí các nhóm học tập, các công cụ hỗ trợ trong lớp học thì đòi hỏi một phòng học đạt chuẩn là vô cùng cần thiết, tạo điều kiện tốt cho quá trình học tập ở lớp diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, yếu tố gia đình và cộng đồng cũng không kém phần quan trọng. Ở gia đình, các bậc phụ huynh có thể hỗ trợ con em mình trong việc ứng 7 là nguồn kiến thức, kinh nghiệm thực tế vô cùng quý báu giúp các em liên hệ những điều học được ở trường với cuộc sống xung quanh. 3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Giải quyết, khắc phục những hạn chế, điểm yếu trong khi thực hiện Mô hình trường học mới. Xác định các bước quan trọng trong quá trình dạy học để phát huy vai trò tự học cũng như hình thành những kĩ năng xã hội cần thiết cho trẻ. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Trong Mô hình trường học mới, vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên đặc biệt là người giáo viên chủ nhiệm có sự chuyển đổi rõ rệt so với dạy học truyền thống. Theo tôi để đáp ứng yêu cầu đề ra người giáo viên phải thực sự đổi mới về phương pháp dạy - học. b.1. Đổi mới về phương pháp dạy Để đáp ứng yêu cầu dạy học theo Mô hình VNEN, tôi đã thật sự đổi mới phương pháp dạy học. Tôi thật sự đã chuyển đổi vai trò là người truyền thụ kiến thức thành vai trò là người: Tổ chức lớp học; Quan sát hoạt động của mỗi cá nhân, của mỗi nhóm; Hỗ trợ học sinh khi cần thiết; Chốt lại những điều cơ bản nhất của bài học; Đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh. Việc đổi mới này thật sự mang lại hiệu quả trong công tác dạy học bủa mình. b.2. Đổi mới về phương pháp học Theo tôi, Mô hình trường học mới, học sinh không tiếp thu thụ động mà chủ động làm việc độc lập với tài liệu, thao tác với các đồ vật, quan sát trực tiếp, phân tích, so sánh và tương tác với các bạn trong nhóm, tương tác với giáo viên, với cộng đồng. Chính vì thế nhóm là đơn vị học tập cơ bản trong Mô hình VNEN. Có thể nói, mọi hoạt động của học sinh diễn ra ở nhóm học tập. Học sinh chủ yếu làm việc với nhóm; làm việc với giáo viên, làm việc chung với cả lớp chỉ khi cần thiết. Do vậy việc phân nhóm tôi thường thực hiện trên cơ sở đảm bảo sự hợp lí về sức học, về khả năng giao tiếp, sự hợp tác giữa các thành viên và điều hành của nhóm trưởng để đảm bảo tương đối đồng đều giữa các nhóm. Nhóm trưởng là linh hồn của nhóm học tập, là người điều hành, giám sát hoạt động học của mỗi thành viên trong nhóm. Nhóm trưởng là người hỗ trợ 9 Nghiên cứu học sinh: số lượng, chất lượng học tập, đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt, quá trình học tập, tu dưỡng đạo đức, tinh thần đoàn kết, phong trào thi đua, truyền thống, ưu, nhược điểm, chỗ mạnh, chỗ yếu của lớp... Đặc biệt quan tâm tới những đặc điểm của học sinh (về sức khoẻ, sở thích, học lực, đạo đức, quan hệ xã hội, bạn bè, tính tình...). Để nắm vững được năng lực hoạt động tập thể của từng em trong lớp mình làm chủ nhiệm, tôi thường thông qua các kênh thông tin sau: Căn cứ hồ sơ học bạ , thành tích học tập; Chú ý hình thức như sức khoẻ, sự linh hoạt năng động; Ngoài ra từ trực giác cảm nhận; Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu năm học; Từ những tài liệu đó giúp cho tôi trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, hỗ trợ, bồi dưỡng và tổ chức các hoạt động giáo dục đến từng học sinh cũng như tập thể lớp một cách có hiệu quả. b.4. Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp – Bầu Hội đồng tự quản học sinh Mục đích xây dựng hội đồng tự quản học sinh là biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong mối quan hệ của các em với những người xung quanh; đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào cuộc sống học đường; tạo cơ hội cho các em tham gia toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh; giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo, đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình. Trước khi thành lập Hội đồng tự quản học sinh, tôi thường mời các giáo viên bộ môn tham gia giảng dạy ở lớp của mình cũng như phụ huynh học sinh của lớp cùng họp bàn về việc thành lập Hội đồng tự quản. Việc tham gia của phụ huynh học sinh sẽ góp phần làm tăng thêm sự quan tâm của họ đối với việc học tập của con em mình cũng như giúp họ hiểu biết thêm về Mô hình trường học mới góp phần phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và cộng đồng trong việc giáo dục học sinh. 11 Học sinh phát triển toàn diện nhờ các hoạt động tự giáo dục của mình. Hội đồng tự quản là tổ chức của học sinh, vì học sinh và do học sinh thực hiện. Các em làm chủ trong mọi hoạt động. Vì vậy tôi thường hướng cho các em tự đề xuất, bàn bạc và đưa ra nội quy và cùng nhau giám sát việc thực hiện các quy ước do mình xây dựng và cam kết thực hiện. Như vậy các em tự đề ra các quy ước (dù là quy ước nhỏ nhất) và có trách nhiệm thực hiện các quy ước đó. Điều đó đảm bảo tính dân chủ trong lớp học. b.6. Trang trí lớp học Ở Mô hình trường học mới, việc trang trí lớp học không đơn thuần là để trang trí cho đẹp mắt mà nó còn là những công cụ hỗ trợ góp phần giáo dục học sinh những phẩm chất mới cũng như phát triển kĩ năng sống cho các em. Việc thực hiện trang trí lớp học của lớp tôi được thực hiện và hoàn thành một tuần trước khi bắt đầu chương trình năm học mới. Để thực hiện có hiệu quả tôi thường huy động nhiều thành phần tham gia. Ngoài thầy trò trong lớp còn có sự góp sức của các giáo viên chuyên biệt và đặc biệt là của cộng đồng như cha mẹ hay anh chị của học sinh. Tôi thường trao đổi với các giáo viên chuyên biệt và đặc biệt là với Hội phụ huynh học sinh lớp để lựa chọn những công cụ phù hợp nhất với điều kiện của lớp mình. Những công cụ mà theo tôi chúng đã được chứng minh là hữu ích cho công tác quản lí hoạt động ở lớp, ở trường bao gồm: Hộp thư ”Điều em muốn nói”, Nhịp cầu bè bạn, Góc sinh nhật, Bảng theo dõi sĩ số, Nội quy trường lớp, Góc Tiếng Việt, Góc Toán, ... Hộp thư ”Điều em muốn nói” là công cụ giúp tôi nắm được những ý kiến bày tỏ của học sinh mình. Những ý kiến đó cụ thể như những tình cảm, cảm nhận, mong muốn, đề nghị của các em muốn nói về thầy cô, bạn bè, cha mẹ, nhân viên phục vụ, điều kiện học tập sinh hoạt, vui chơi,... mà các em không thể hoặc chưa dám nói trực tiếp. Từ đó tôi có những thông tin quan trọng để hiểu học sinh của mình và quan trọng hơn là để điều chỉnh các hoạt động giáo dục, dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Góc sinh nhật là nơi tạo không khí vui tươi trong lớp. Giúp các em biết quan tâm đến bạn bè. Tạo điều kiện để các em biết cách tổ chức các buổi kỉ niệm nho nhỏ. Tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp... Từ những công cụ trong lớp, tôi có thể hướng dẫn các em hiểu ý nghĩa của việc xây dựng các công cụ cũng như việc sử dụng chúng để tham gia vào các 13
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_chu_nhiem_trong_mo_hinh_truon.doc