Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm ở Lớp 4

doc 5 trang skquanly 18/06/2025 260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm ở Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm ở Lớp 4
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO
 SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2017 - 2018
 I. TÊN SÁNG KIẾN: 
 “Công tác chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy trong tiết 
sinh hoạt chủ nhiệm ở lớp 4/2.” 
 II. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
 Giáo dục là sự kết hợp độc đáo giữa vai trò hướng dẫn của giáo viên và hoạt động 
tích cực của học sinh. Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản là 
học tập và sinh hoạt tập thể ngoài giờ. Học sinh đến lớp không chỉ học đọc, học viết từ 
thời khóa biểu các môn học chính, mà còn tham gia các phong trào khác do trường, lớp 
tổ chức, được giáo viên chủ nhiệm triển khai từ tiết sinh hoạt tập thể. 
 Tiết sinh hoạt tập thể không những giúp giáo viên nhận xét đánh giá tình hình học 
tập tuần qua, đề ra phương hướng tuần tới, mà còn giáo dục những tư tưởng tình cảm tốt 
đẹp, để từ đó học sinh biết đoàn kết, gắn bó yêu thương nhau, các em biết yêu quê hương, 
yêu trường lớp...
 Học sinh lớp 4 cũng rất hồn nhiên, trong sáng, các em thích vận động, tìm tòi và 
làm theo cái mới, nhưng cũng rất dễ chán nản khi không đạt được mục đích hoặc không 
được động viên kịp thời. Các em cũng thích sôi nổi và hứng thú khi tham gia các phong 
trào mang tính nghệ thuật như múa, hát, kể chuyện, bày tỏ ý kiến, diễn kịch trước lớp, các 
em thích khẳng định mình, thích được biểu dương trước lớp. 
 Chính vì thế mà tiết sinh hoạt tập thể là cơ hội hội nhập những khả năng sáng tạo, 
giúp các em bộc lộ năng lực trước thầy cô, bạn bè. Làm cho các em biết kính mến thầy 
cô và đoàn kết gắn bó, yêu thương giúp đỡ nhau. Đồng thời sửa chữa khắc phục những 
tồn tại của bản thân, phát huy những thành tích đạt được. Vì vậy nếu giáo viên có biện 
pháp tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể, sẽ đem lại những kết quả khả quan trong quá trình 
dạy học, và đổi mới phương pháp dạy học bởi đây chính là tiết học mang tính giáo dục 
tổng thể làm tiền đề để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
 III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 1 CTHĐTQ tuyên bố giờ sinh hoạt tập thể đã đến, mời các bạn phát biểu ý kiến. Các 
thành viên trong lớp lần lượt giơ tay phát biểu tự phê bình mình nếu có khuyết điểm, hoặc 
chỉ ra những tồn tại giúp bạn sửa sai một cách chân thành.
 Bước 2: CTHĐTQ mời các nhóm trưởng có ý kiến báo cáo tình hình thi đua của 
nhóm, sau đó CTHĐTQ tổng hợp những ưu khuyết điểm và kết quả thi đua của lớp trong 
tuần qua báo cáo với giáo viên chủ nhiệm trước lớp.
 Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét tình hình hoạt động và thi đua của lớp tuần 
qua như: việc thực hiện đi học đều đúng giờ, phát biểu ý kiến xây dựng bài, tham gia thể 
dục, vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây, việc chuẩn bị bài và dụng cụ học tập trước khi đến 
lớp...và sau đó giáo viên đề ra kế hoạch tuần tới.
 Sau khi áp dụng hoạt động sinh hoạt tập thể này, tôi đã xây dựng cho học sinh sự 
tự tin, giúp cho các em biết cách tự chủ trì và điều khiển nội dung sinh hoạt của mình và 
đặc biệt phát huy tính tự giác với tinh thần phê và tự phê cao, biết học tập và làm theo 
tấm gương đạo đức Bác Hồ. 
 Đây là một hoạt động cần thiết trong tiết sinh hoạt tập thể, giúp giáo viên nắm bắt 
những tồn tại của học sinh để chấn chỉnh kịp thời.
 Việc tổ chức hoạt động này ở lớp giáo viên xây dựng cho các em tính kỉ luật, 
biết chấp hành nội quy trường lớp và nhiệm vụ của người học sinh, nâng cao nhận thức cá 
nhân, ý thức tập thể gắn giáo dục với cộng đồng, phê bình với tinh thần xây dựng cho 
nhau cùng tiến bộ, qua đó các em đẩy lùi những khuyết điểm mắc phải và phát huy 
những ưu điểm đạt được trong tuần.
 b. Sinh hoạt văn nghệ
 Đây là hoạt động không thể thiếu được trong một tiết sinh hoạt tập thể, và cũng là 
hoạt động gây hứng thú nhất cho học sinh, tạo cho học sinh một sân chơi lành mạnh, bổ 
ích, giáo dục cho các em những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp các em hăng hái tích cực 
tham gia các hoạt động tập thể, thúc đẩy phong trào thi đua của lớp ngày một đi lên, duy 
trì, kết hợp hài hòa giữa việc học tập và phong trào thi đua.
 Để đảm bảo thời gian sinh hoạt tôi tiến hành theo các bước sau:
 Bước 1: Đọc thơ hoặc kể chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ.
 Bước 2: Sinh hoạt văn nghệ theo chủ điểm trong tháng. Học sinh biểu diễn những 
tiết mục theo khả năng của các em, do các em dàn dựng hoặc sáng tác như: Múa, hát, diễn 
kịch, sắm vai hay vẽ tranh, triển lãm tranh ảnh sưu tầm phù hợp với chủ đề sinh hoạt. 
 Ví dụ tháng 11: chủ điểm Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam ( Học sinh triển 
lãm tranh ảnh chào mừng thầy cô giáo nhân ngày 20/11). 
 3 cho học sinh lớp 4 nói riêng và khối 3, 4 và 5 nói chung, giúp giáo viên xây dựng được 
chương trình hoạt động, làm cho tiết sinh hoạt tập thể có nhiều hình thức sinh hoạt đa 
dạng, phong phú, phù hợp đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4 và tình hình đơn vị.
 Hiệu quả mang lại: Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy bản thân tự 
tin và chủ động hơn khi dạy, tiết học trở nên sôi nổi, học sinh tích cực học tập và tham gia 
nhiệt tình vào các hoạt động .Qua đó giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương 
đạo đức của Bác, rèn luyện cho các em kĩ năng sống, biết bảo vệ môi trường, thực hiện 
tốt an toàn giao thông và phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ.
 Đề tài “Công tác chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy trong tiết 
sinh hoạt chủ nhiệm ở lớp 4/2.” hiện nay đã được trường tôi áp cho khối lớp 4 và khối 
lớp 5, đã thu được những kết quả khả quan. Tôi đã xây dựng nên đề tài này, một phần nhờ 
sự chỉ đạo nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, sự cộng tác sôi nổi của đồng nghiệp 
và tập thể các em học sinh lớp 4.
 Thủ trưởng đơn vị nhận xét và xác nhận Lộc Điền, ngày 19 tháng 04 năm 
 2018
 Người viết
 Nguyễn Thị Thu Thủy
 5

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_chu_nhiem_lop_nang_cao_chat_l.doc
  • docĐơn yêu cầu công nhận SKKN.doc