Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo, tổ chức công tác dạy và học mô hình trường học mới (VNEN) ở trường Tiểu học

doc 29 trang skquanly 17/04/2025 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo, tổ chức công tác dạy và học mô hình trường học mới (VNEN) ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo, tổ chức công tác dạy và học mô hình trường học mới (VNEN) ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo, tổ chức công tác dạy và học mô hình trường học mới (VNEN) ở trường Tiểu học
 Chỉ đạo, tổ chức công tác dạy và học mô hình trường học mới (VNEN) ở trường tiểu học
 MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
Mục lục 1
I. Mở đầu 2
I.1. Lý do chọn đề tài 2
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
I.3. Đối tượng nghiên cứu 4
I.4. Phạm vi nghiên cứu 4
I.5. Phương pháp nghiên cứu 4
II. Nội dung 4
II.1. Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài 4
II.2. Thực trạng 5
 a. Thuận lợi, khó khăn 6
 b. Thành công, hạn chế 7
 c. Mặt mạnh, mặt yếu 8
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 9
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 7
II.3. Giải pháp, biện pháp 11
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 11
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 12
 c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 21
 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 23
 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 23
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 
nghiên cứu 24
III. Kết luận, kiến nghị 26
III.1. Kết luận 26
III.2. Kiến nghị 27
Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện 29
Tài liệu tham khảo 30
 Sáng kiến kinh nghiệm 1 Lê Công Khôi Chỉ đạo, tổ chức công tác dạy và học mô hình trường học mới (VNEN) ở trường tiểu học
xác định và diễn ra trong suốt năm học. Tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD&ĐT theo 
nghị quyết TW Đảng, cho nên việc quản lý dạy học càng trở nên quan trọng. Từ đó 
cho thấy vai trò của BGH trong việc quản lý hoạt động dạy học theo mục tiêu đào 
tạo là rất quan trọng. Thực tế giáo dục nói chung và dạy học nói riêng của nước ta 
hiện nay còn nhiều biểu hiện hạn chế, thậm chí còn lạc hậu trước những yêu cầu 
của nền kinh tế xã hội đang đổi mới và yêu cầu phát triển của đất nước. Vì vậy 
quản lý hoạt động dạy học là nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học để thực hiện 
chiến lược con người - nhân tố quyết định sự phát triển xã hội là bức thiết, là quan 
trọng. Quản lí nhà trường là một quá trình tác động có chủ đích của ban giám hiệu 
nhà trường đến đối tượng được quản lí là tập thể cán bộ giáo viên công nhân viên 
đơn vị nhằm đạt được mục tiêu mà đơn vị đề ra. Để thực hiện tốt công tác người 
hiệu trưởng phải thực hiện một chu trình quản lí: Chu trình quản lí là sự kết hợp 
các chức năng quản lí theo một trật tự thời gian xác định nhằm thực hiện các chức 
năng quản lí trường học. Để thực hiện nhiệm vụ của người quản lí hiệu trưởng nhà 
trường đã tiến hành việc quản lí đơn vị theo kế hoạch và việc lập kế hoạch cụ thể 
trong triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học của cán bộ quản lí là một yếu tố quan 
trọng để đạt được mục tiêu giáo dục đào tạo và quản lý giáo dục. Nhằm nâng cao 
chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp quản lý giáo dục Trường tiểu học 
Nguyễn Văn Trỗi được nằm trong dự án của chương trình " Dạy học theo mô hình 
trường học mới Việt Nam (VNEN)." Điều đó cho thấy, cơ hội cho trường cũng cao 
nhưng thách thức cũng không phải là nhỏ. Chính vì vậy tôi đã đúc rút kinh nghiệm 
thực tiễn và chọn đề tài “ Chỉ đạo tổ chức công tác dạy và học mô hình trường học 
mới ( VNEN) ở trường tiểu học”
 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 
 Bản thân với trách nhiệm là một người hiệu trưởng, tôi rất trăn trở, phải làm 
sao hoàn thành nhiệm vụ khi ngành giao phó thực hiện dạy học mô trình trường 
học mới (VNEN). Vì đây là mô hình thí điểm, mọi điều còn rất mới mẻ từ cách 
thức tổ chức đến thực hiện dạy và học. Phải thực hiện mô hình này thành công và 
 Sáng kiến kinh nghiệm 3 Lê Công Khôi Chỉ đạo, tổ chức công tác dạy và học mô hình trường học mới (VNEN) ở trường tiểu học
 Để đi đến mục tiêu đó, điều trước tiên là phải biết chắc trẻ em là gì? Trước 
khi có mô hình giáo dục mới ( VNEN), nhà giáo làm mọi điều mà chẳng cần biết 
trẻ em là gì, trẻ em cần gì khi dến trường? Muốn thay đổi cách làm, vấn đề đầu tiên 
là phải xem trẻ em là gì? Thừa hưởng cách làm việc lối phân tích của thời đại công 
nghiệp hoá. Thực nghiệm giáo dục theo mô hình mới (VNEN) ở Việt Nam là tìm 
ra lối thoát cũ để tìm đến cái mới nhằm cải tiến nền giáo dục Việt Nam. Làm sao 
cho nền giáo dục nước nhà đần dần duổi kịp với nền giáo dục các nước trong khu 
vực và thế giới. Thực nghiệm giáo dục theo mô hình trường học mới (VNEN) là 
hường cho người học tự nghiên cứu, thực hành để chím lĩnh tri thức.
 Giáo dục theo mô hình mới (VNEN), là đưa giáo viên thoát khỏi cách làm 
cũ . Nhưng bằng cách nào? Bằng cách tìm ra hệ thống làm việc cho học sinh hoạt 
động và để các em tự làm ra sản phẩm giáo dục, là cái được kết đọng lại trong đầu 
óc mỗi em.Để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường nói chung và trong 
trường Tiểu học nói riêng, nhà trường phải có những kế hoạch, biện pháp tổ chức 
quản lý tốt nhất là kế hoạch quản lý việc dạy học. 
 Với xu hướng “Dạy thật - học thật - chất lượng thật”, “dạy theo hướng phân 
hóa đối tượng”, trong nhà trường hiện nay thì việc giảng dạy theo hướng chuyên 
sâu là vấn đề cần được khuyến khích và thực hiện tốt.
 Việc dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) sẽ giúp cho việc nâng 
cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đồng thời giúp cho người giáo viên 
nhẹ nhàng hơn trong khâu soạn giảng, có nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu bài 
dạy. Thầy phải bắt đầu bằng những việc làm là tổ chức giờ học sao cho hiệu quả.
 II.2 Thực trạng
 Việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới cơ bản đã đi vào nề nếp. 
Ban chỉ đạo cấp trường đã bám sát các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng Giáo 
dục và Đào tạo để tổ chức thực hiện có hiệu quả. Giáo viên đã biết tổ chức theo 
“10 bước học tập” để phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, tự tìm tòi, khám 
phá kiến thức của học sinh. Đã xây dựng được các hội đồng tự quản làm việc khá 
 Sáng kiến kinh nghiệm 5 Lê Công Khôi Chỉ đạo, tổ chức công tác dạy và học mô hình trường học mới (VNEN) ở trường tiểu học
 - Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn chưa thật sự 
nhịp nhàng trong cách tổ chức lớp học.
 - Về học sinh: Chưa thật sự chủ động trong quá trình tự nghiên cứu tài liệu, 
phó thác trách nhiệm cho một số thành viên. 
 - Phụ huynh học sinh còn nhiều lo lắng, họ chhưa tin tưởng về mô hình dạy 
học này. Bởi lẽ giáo viên chưa thoát khỏi nếp nghĩ về phương pháp dạy học truyền 
thống.
 - Một số phòng học diện tích chưa đủ chuẩn nên việc sắp xếp bàn ghế theo 
nhóm còn chật chội, khó bố trí.
 - Để giải quyết những vấn đề được đặt ra như trên, người quản lý phải có kế 
hoạch và những giải pháp cụ thể trong công tác quản lý nhằm thực hiện tốt nhiệm 
vụ năm học cũng như trong nhiệm vụ quản lý việc dạy học theo mô hình trường 
học mới (VNEN).
 b. Thành công – hạn chế
 * Thành công
 Việc tổ chức dạy học theo mô hình VNEN đang trong quá trình thí điểm nên 
công tác chỉ đạo cũng mang tính chất vùa làm vừa đúc rút kinh nghiệm. Trong 
sáng kiến này, tôi xin đề cập đến những biện pháp để tổ chức dạy học mà ở đó vai 
trò của người giáo viên được thay đổi thực sự: họ không còn là người truyền thụ, 
giảng giải thậm chí là làm thay mà chuyển sang vai trò là người tổ chức, người 
hướng dẫn, trợ giúp cho HS. Hoạt động dạy học được thay đổi cơ bản so với dạy 
học truyền thống, thể hiện ở hình thức tổ chức lớp học thành từng nhóm. Học sinh 
chủ yếu là tự nghiên cứu, hợp tác với bạn và cùng với sự hỗ trợ của giáo viên để 
tìm hiểu kiến thức. Học sinh được phát huy tốt hơn các kỹ năng sống, các nhóm 
năng lực và phẩm chất. Lớp học cũng được trang trí rất tốt vừa thể hiện tính thẩm 
mỹ, tính thân thiện, vừa là công cụ để hỗ trợ cho công tác dạy học như góc học tập, 
nhịp cầu bè bạn, hộp thư Điều em muốn nói, sơ đồ khu dân cư mà học sinh đang ở, 
 Sáng kiến kinh nghiệm 7 Lê Công Khôi Chỉ đạo, tổ chức công tác dạy và học mô hình trường học mới (VNEN) ở trường tiểu học
 Kinh phí đầu tư của dự án đầy đủ, kịp thời, đảm bảo cho việc trang trí, mua 
sắm cơ sở vật chất và hoạt động chuyên môn. Ngoài ra dự án còn đầu tư thêm cơ 
sở vật chất như máy pho to, đèn chiếu, màn hình, ti vi, máy quay phim
 Được sự hưởng ứng nhiệt tình của cha mẹ học sinh, tập thể hội đồng sư phạm 
và học sinh.
 * Mặt yếu
 Giáo viên nhà trường phần lớn mới ra trường nên kinh nghiệm chuyên môn 
còn hạn chế; một số giáo viên cũ chưa thật sự đổi mới phương pháp dạy học mới.
 Yêu cầu của chương trình mô hình trường học mới là học sinh khi học lên lớp 
hai phải biết đọc và viết thành thạo, thì mới tự học được, nhưng thực tế tỉ lệ học 
sinh yếu Tiếng Việt lại khá phổ biến ở địa phương, chưa kể là học sinh học hòa 
nhập.
 Học sinh vùng nông thôn giao tiếp còn nhiều hạn chế.
 Chuyển đổi từ phương pháp truyền thống qua phương pháp học tích cực một 
cách đột ngột, nên không khỏi gây cho GV, HS và phụ huynh tâm lý hoang mang 
sợ học sinh không tiếp thu được kiến thức bài học, nhất là đối tượng học sinh trung 
bình, yếu.
 Sách dự án chỉ đủ cho mỗi em 1 bộ, lại chỉ được học trên lớp không được 
mang về nhà nên học sinh không có thời gian xem bài trước, không phát huy được 
tính cộng đồng như ý đồ của dự án.
 Đồ dùng dạy học phục vụ cho chương trình mới chưa có.
 Mô hình học nhóm suốt trong buổi học, tạo cho một bộ phận học sinh ỷ lại 
vào người khác, chưa thật tự học, tự nghiên cứu tài liệu. 
 Vì đây là chương trình thử nghiệm nên tài liệu vẫn còn một số chỗ chưa hợp 
lý. Giáo viên phải nghiên cứu để thay đổi lu gô cho phù hợp với đối tượng học 
sinh.
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 * Nguyên nhân của thành công
 Sáng kiến kinh nghiệm 9 Lê Công Khôi Chỉ đạo, tổ chức công tác dạy và học mô hình trường học mới (VNEN) ở trường tiểu học
 * Nguyên nhân hạn chế
 Đối với giáo viên: Họ lo sợ học sinh không đáp ứng nỗi với cách học mới nên 
đôi lúc còn làm thay hoặc giảng giải nhiều làm cho học sinh kém tư duy, giáo viên 
lẫn lộn giữa cái cũ và mới của phương pháp. Giáo án không phải soạn nên một số 
giáo viên chưa thật sự nghiên cứu trước bài khi lên lớp, ít trau dồi kỹ năng diễn 
thuyết vì hạn chế giảng bài.
 Đối với học sinh: Một số học sinh thiếu tính chủ động trong nghiên cứu, để 
bạn làm thay việc cho mình hoặc nhờ người khác hỗ trợ.
 Phương pháp đánh giá học sinh rất nhẹ nhàng, thỏa mái, động viên là chính, 
nên một số học sinh còn chủ quan, thiếu tính phấn đấu.
 Đối với phụ huynh còn quan niệm “ một trăm quyển sách hay không bằng 
một ông thầy giỏi”. Yêu cầu thầy cô phải giảng bài thì con mình mới hiểu.
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 Nhà trường đã chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng giáo viên theo hướng tự học, tự 
bồi dưỡng, tự làm đồ dùng dạy học, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp 
qua sinh hoạt chuyên môn tại tổ, trường. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng tài 
liệu Hướng dẫn học tập để tự học, tự đánh giá; tổ chức cho học sinh hoạt động 
khám phá, phát hiện kiến thức, kĩ năng mới thông qua quá trình học tập mang tính 
hợp tác. Giáo viên chỉ hỗ trợ và hướng dẫn học sinh khi cần thiết.
 Nhà trường đã tạo được sự gắn kết chặt chẽ với phụ huynh và cộng đồng 
nhằm phát huy vai trò tích cực của phụ huynh và cộng đồng tham gia cùng nhà 
trường trong hoạt động giáo dục học sinh với các hình thức hoạt động phù hợp 
như: thực hiện xây dựng bản đồ cộng đồng, Tổ chức Hội đồng tự quản của học 
sinh; Xây dựng góc học tập và thư viện lớp học hướng dẫn đồ dùng tự làm.
 II.3. Giải pháp, biện pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Sáng kiến kinh nghiệm 11 Lê Công Khôi 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_chi_dao_to_chuc_cong_tac_day_va_hoc_mo.doc