Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Lúc sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “Cách dạy trẻ: cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ làm cho chúng trở nên già cả”. Bởi vậy, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai và hưởng ứng mạnh mẽ trong các cấp học, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục, các đơn vị trường học ngày càng chú trọng tới công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống (KNS) cho học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng, không thể thiếu của ngành giáo dục. Nghị quyết số 29- NQ/TW Ngày 4.11.2013 Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Mục tiêu giáo dục hiện nay là nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN. Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật. Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách con người đòi hỏi nhà trường nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng phải quan tâm trang bị tri thức, kỹ năng, thái độ cho người học, đảm bảo tính cân đối giữa dạy chữ và dạy người, đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Kỹ năng sống là nhịp cầu giúp con người biến tri thức thành hành động, thái độ thành hành vi, kỹ năng để sống an toàn, khỏe mạnh, thành công và hiệu quả. Người có kỹ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp. Đối với học sinh tiểu học - lứa tuổi tuy có sự chuyển biến rõ rệt về tâm lý, các em thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết về thế giới, có tính hiếu động, thiếu kỹ năng sống, dễ bị lôi kéo, kích động. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho 1 PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luận: Kỹ năng sống là năng lực làm cho hành vi và sự thay đổi của cá nhân phù hợp với cách ứng xử tích cực, giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày để sống thành công, hiệu quả. Giáo dục kỹ năng sống là quá trình dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm trang bị cho người học những kiến thức, thái độ, giá trị và tạo cho họ cơ hội rèn luyện, trải nghiệm trong cuộc sống thực tiễn, từ đó giúp họ làm chủ bản thân, ứng xử tích cực với mọi người và giải quyết có hiệu quả các tình huống, các vấn đề trong thực tiễn. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó nội dung và cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia trực tiếp và làm chủ thể của hoạt động, tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược hành động cho bản thân và cho nhóm để hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực cần có của công dân trong xã hội hiện đại, qua hoạt động học sinh phát huy khả năng sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới, giá trị cho cá nhân và cộng đồng. Như vậy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo được coi là một không gian giáo dục trong nhà trường tiểu học, trong đó có sự tích hợp nội dung học lập trong nhà trường từ các môn học gắn với kinh nghiệm của bản thân học sinh trong cuộc sống và năng lực sở trường của học sinh trong từng lĩnh vực để thích nghi với cuộc sống thực đang diễn ra bên trong và bên ngoài nhà trường. Đó cũng là không gian được tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, toàn diện. Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động giáo dục được thực hiện dưới các hình thức phong phú và đa dạng, trong đó HS được tiếp xúc và mở rộng ứng dụng thực tế, trải nghiệm được nhiều vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, đồng thời gây hứng thú trong học tập và có vai trò to lớn trong việc phát triển năng lực cá nhân, giúp các em có sự trải nghiệm một cách toàn diện trong mọi mặt của đời sống xã hội. Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo là nhà giáo dục tổ chức, thiết kế các hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng gắn hoạt động của nhà trường với cuộc sống, tạo sự liên kết đa dạng giữa các tri thức khoa học với trong những tình huống thực tiễn, tạo cho học sinh cơ hội rèn luyện, trải nghiệm trong cuộc sống thực tiễn, từ đó giúp các em làm chủ bản thân, ứng xử tích cực với mọi người và giải quyết có hiệu quả các tình huống, các vấn đề trong thực tiễn. 2.Thực trạng: 2.1: Thuận lợi: 3 thành tố của hoạt động TNST, nguyên tắc đảm bảo tính mục đích đòi hỏi khi đề xuất các biện pháp giáo dục KNS cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động TNST phải quán triệt các vấn đề sau: - Nắm vững các yêu cầu của đổi mới giáo dục tiểu học về đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục làm cơ sở cho việc phân tích các chương trình môn học và hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục tiểu học. - Phân tích cụ thể các mục tiêu của hoạt động TNST và mục tiêu của giáo dục KNS cho học sinh tiểu học để tích hợp các mục tiêu này một cách khoa học. Trong quá trình tích hợp mục tiêu của hoạt động TNST và mục tiêu của giáo dục KNS cần lấy mục tiêu của hoạt động TNST làm cơ sở cho sự tích hợp. 3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính thực tiễn, có nghĩa là nó phải dựa trên các quan điểm chỉ đạo về phát triển giáo dục tiểu học của Đảng, Nhà nước; dựa theo định hướng, chủ trương, chính sách phát triển của địa phương và ngành GD. Các biện pháp phải xuất phát từ thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống của nhà trường, dựa trên những vấn đề còn hạn chế, vướng mắc trong công tác giáo dục để đề xuất. Nếu các biện pháp không xuất phát từ thực tiễn thì hiệu quả chỉ thể hiện trên giấy tờ còn trên thực tế không phát huy tác dụng. Ngoài ra, các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào điều kiện cho phép của các trường tiểu học cả về vật chất và nhân lực bởi vì đó chính là yếu tố giúp cho việc áp dụng các biện pháp thuận lợi. 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi Các biện pháp giáo dục KNS thông qua hoạt động TNST đề xuất có tính khả thi trước hết phải có tính thực tiễn, phải dựa trên các chủ trương, đường lối, chính sách và thực trạng công tác quản lý của hiệu trưởng, công tác giảng dạy của giáo viên. Các biện pháp đề xuất phải sát với thực tế đáp ứng của các trường tiểu học, phù hợp với điều kiện vật chất và nhân lực, có khả năng ứng dụng cao. Các biện pháp khi xây dựng phải mang tính khoa học, chính xác với các bước tiến hành cụ thể, dễ làm, dễ hiểu, dễ vận dụng vào thực tiễn và có tính khả thi. 3.2.2. Biện pháp 2: Xác định nhu cầu giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh tiểu học 3.2.2.1.Mục tiêu của biện pháp Nhằm đề xuất những cách thức để giáo viên có thể xác định được nhu cầu giáo dục KNS của học sinh, từ đó tổ chức thiết kế và lựa chọn các KNS cần thiết để giáo dục học sinh. Biện pháp này có ý nghĩa rất lớn làm cho hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động TNST của giáo viên mang lại ý nghĩa thiết thực. 3.2.2.2.Nội dung và cách thức tiến hành: - Phân tích bối cảnh: Để xây dựng được các KNS cần giáo dục cho học 5 tư duy định hướng cho sự phát triển của con) - Xử lý thông tin thu được và đề xuất danh mục các KNS cần được hình thành cho học sinh thông qua hoạt động TNST. 3.2.2.3.Điều kiện thực hiện: - Giáo viên cần có năng lực phân tích bối cảnh tại địa bàn để có cơ sở xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh. Bên cạnh đó, GV cần có năng lực thiết kế các công cụ nghiên cứu để có thể hỗ trợ trong việc xác định nhu cầu giáo dục KNS cho học sinh tiểu học. - Cán bộ quản lý cần nắm rõ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình giáo dục ; đồng thời cần phải bồi dưỡng năng lực cho giáo viên. 3.2.3.Biện pháp 3: Thiết kế các chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo tích hợp giáo dục KNS cho học sinh 3.2.3.1.Mục tiêu của biện pháp: Thiết kế các chủ đềhoạt động trải nghiệm sáng tạo tích hợp giáo dục KNS về bản chất là tích hợp nội dung giáo dục KNS vào nội dung của hoạt động TNST cho học sinh tiểu học. Do vậy, biện pháp cho phép tạo ra nội dung giáo dục mang tính trọn vẹn, thống nhất giữa nội dung giáo dục KNS và nội dung của hoạt động TNST. Biện pháp này không chỉ có ý nghĩa với việc thực hiện tốt các nội dung giáo dục kỹ năng sống mà còn có tác dụng trong việc tạo sức hấp dẫn cho học sinh trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 3.2.3.2.Nội dung và cách thực hiện: Nội dung khái quát của biện pháp là luôn làm mới các hình thức thực hiện từng chủ đề của hoạt động TNST; đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động TNST để thu hút học sinh tích cực tham gia hoạt động TNST. Sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với học sinh tiểu học, khiến các em say mê khám phá, nếu các hoạt động nội dung đơn điệu, hình thức không phong phú học sinh dễ chán nản hoặc thờ ơ. Các hoạt động được thiết kế phải bao gồm các dạng hoạt động cơ bản của lứa tuổi học sinh tiểu học như: hoạt động xã hội, hoạt động học tập, hoạt động văn hoá thể thao, hoạt động vui chơi giải trí. Thiết kế các chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo tích hợp giáo dục KNS cho học sinh được thực hiện qua các bước sau: Giáo viên phải nắm vững chương trình, phân phối chương trình hoạt động TNST của từng khối lớp, đặc biệt là khối lớp trực tiếp giảng dạy và thực hiện hoạt động TNST. Giáo viên nắm được nội dung của các KNS cơ bản cần giáo dục cho học sinh; có kỹ năng thiết kế hoạt động giáo dục, thiết kế dạy học theo quan điểm dạy học tích cực. 7 Nếu xác định đúng mục tiêu sẽ có các tác dụng: Định hướng cho hoạt động, là cơ sở để lựa chọn nội dung và điều chỉnh hoạt động. Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò. Tùy theo chủ đề hoạt động TNST ở mỗi tháng, đặc điểm HS và hoàn cảnh riêng của mỗi lớp mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng. Khi xác định mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau: Hoạt động này có thể hình thành cho HS những kiến thức ở mức độ nào? (Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?) Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở HS và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động? Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở HS sau hoạt động? Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp lý những nội dung và hình thức ở hoạt động. Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của HS để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện. Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những phương tiện cần có để tiến hành hoạt động. Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể một hoạt động nhưng nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình thức khác là phù trợ. Bước 5: Lập kế hoạch Nếu chỉ tuyên bố về các mục tiêu đã lựa chọn thì nó vẫn chỉ là những ước muốn và hy vọng, mặc dù có tính toán, nghiên cứu kĩ lưỡng. Muốn biến các mục tiêu thành hiện thực thì phải lập kế hoạch. Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực (nhân lực - vật lực - tài liệu) và thời gian, không gian...cần cho việc hoàn thành các mục tiêu. Chi phí về tất cả các mặt cần phải được xác định. Hơn nữa phải tìm ra phương án chi phí thấp nhất cho việc thực hiện mỗi mục tiêu. Vì đạt được mục tiêu với chi phí ít nhất là để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. Tính cân đối của kế hoạch đòi hỏi giáo viên phải tìm ra đủ các nguồn 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_chi_dao_giao_duc_ky_nang_song_thong_qu.docx