Sáng kiến kinh nghiệm Chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn và phòng chống dịch bệnh về đường hô hấp cho trẻ mầm non 5-6 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn và phòng chống dịch bệnh về đường hô hấp cho trẻ mầm non 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn và phòng chống dịch bệnh về đường hô hấp cho trẻ mầm non 5-6 tuổi
UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn và phòng chống dịch bệnh về đường hô hấp cho trẻ mầm non 5 - 6 tuổi Lĩnh vực/môn: Giáo dục mẫu giáo Họ và tên tác giả: Nguyễn Hương Liên Chức vụ: Giáo viên ĐT liên hệ: 0975479294 Email: nguyenhuonglien94@gmail.com Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Sen, Quận Hoàn Kiếm Hoàn Kiếm, tháng 4/2022 UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn và phòng chống dịch bệnh về đường hô hấp cho trẻ mầm non 5 - 6 tuổi Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Họ và tên tác giả: Nguyễn Hương Liên Chức vụ: Giáo viên ĐT liên hệ: 0975479294 Email: nguyenhuonglien94@gmail.com Đơn vị công tác: Trường mần non Hoa Sen, Quận Hoàn Kiếm Hoàn Kiếm, tháng 4/2022 4.7 : Biện pháp 7: Làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn trong nhà trường........ 11 5. Địa chỉ áp dụng sáng kiến. 12 6. Thời gian bắt đầu áp dụng sáng kiến.............................................................. 13 7. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.. 13 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13 PHỤ LỤC....................................................................................................... 15 - Giúp đội ngũ CBGVNV, phụ huynh nâng cao kiến thức , kỹ năng chăm soc sức khỏe và công tác phòng chống dịch bệnh. 2. Tình hình dịch bệnh về đường hô hấp hiện nay. 2.1.Khái niệm dịch bệnh về đường hô hấp. *Bệnh hô hấp bao gồm tất cả các bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Hô hấp được coi là đặc trưng của sinh vật sống. Ở người, hệ hô hấp bao gồm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. *Dịch bệnh về đường hô hấp là những bệnh về hô hấp có mức độ lây lan nhanh trong cộng đồng. Nếu không kiểm soát được sẽ dẫn đến khả năng bùng phát thành đại dịch và gây nên những ảnh hưởng lớn đến cá nhân và cộng đồng. 2.2. Một số dịch bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Dịch MERS: Năm 2012, một loại virus mới bắt nguồn từ lạc đà xuất hiện ở Trung Đông và từng bước trở thành đại dịch toàn cầu. Cúm H1N1: Năm 2009, dịch cúm H1N xuất hiện và gây chấn động toàn thế giới. Dịch SARS: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) do virus coronavirus gây ra. Trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh năm 2002 là người Trung Quốc. Dịch cúm Tây Ban Nha: Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918-1919 là đại dịch toàn cầu lớn nhất với 500 triệu người, tức, một phần ba dân số thế giới vào thời điểm đó, nhiễm bệnh. Dịch viêm phổi lạ Corona (covid 19) gọi tắt là nCoV: Tính đến thời điểm tháng 3/2022, dịch bệnh Covid 19 đang trở thành mối nguy hại trên toàn thế giới, được WHO tuyên bố là đại dịch toàn cầu. Coronavirus là một loại virus đường hô hấp mới, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Các triệu chứng của bệnh nhân mắc nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tính đến 15 giờ 00 phút chiều ngày 15/3/2022, tổng số ca tử vong trên toàn cầu vì dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do virus Corona chủng mới gây ra là 6,05 triệu ca. Tổng số ca nhiễm là 462 triệu ca. Trong đó, số ca nhiễm tại Mỹ là cao nhất với 79,5 triệu ca. 2.3. Dịch bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh Corona tại Việt Nam. Tại Việt Nam, dù công tác phòng dịch luôn được thực hiện hết sức nghiêm túc, nhưng đến nay, đã có hơn 6,55 triệu người mắc bệnh. Trước thực trạng dịch trẻ không ý thức được về sự an toàn, trẻ luôn cần sự giúp đỡ và lệ thuộc người khác nên cần được giám sát một cách thường xuyên. Lớp học đông trẻ, các trẻ cùng học tập và sinh hoạt trong một môi trường lớp học sẽ dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh nhanh hơn. Sức khoẻ của trẻ không đồng đều , sức đề kháng của trẻ còn yếu, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp từ những bệnh nhẹ như cúm mùa, cho đến cúm A hay các dịch bệnh hô hấp nguy hiểm. Kỹ năng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ của đa số giáo viên chưa có sự linh hoạt. Thực đơn hàng ngày của trẻ chưa có sự điều chỉnh linh hoạt trong thời gian diễn ra dịch bệnh. Một số trẻ trong trường vẫn ở kênh sức khỏe là suy dinh dưỡng và thấp còi. Trình độ nhận thức của phụ huynh học sinh không đồng đều, một số phụ huynh sự hiểu biết phòng tránh dịch bệnh rất hạn chế, thậm chí một số người còn thờ ơ, không quan tâm tới mức độ nguy hiểm của đại dịch. Một số phụ huynh của trường là người lao động tự do, ít có điều kiện tìm hiểu về tình hình dịch bệnh và thời gian dành cho con cũng không nhiều. Đó chính là khó khăn chính mà tôi gặp phải khi thực hiện đề tài này. 4. Các biện pháp tiến hành 4.1: Biện pháp 1: Bổ sung kiến thức về dịch bệnh cho trẻ. Trẻ mầm non có khả năng nhận thức chưa cao về các vấn đề liên quan đến y học. Do vậy, để bổ sung kiến thức về dịch bệnh cho trẻ, giúp trẻ nắm bắt tốt hơn thì giáo viên không nên giảng giải lý thuyết cho trẻ 1 cách cứng nhắc. Thay vào đó có thể đan xem vào các bài giảng Sử dụng các hình thức sinh động như thông qua các bài hát, câu chuyện, trò chơi, các hoạt động sáng tạo để giúp trẻ có thể dễ dàng hiểu được. 4.1.1: Bổ sung kiến thức về dịch bệnh qua các tác phẩm văn học. * Chia sẻ câu truyện liên quan đến dịch bệnh Covid 19. Câu chuyện : Virus Corona https://youtu.be/RtXVHmuuu2U Trong thời điểm diễn ra dịch bệnh, các bài hát liên quan đến việc phòng chống dịch bệnh cũng được chia sẻ và công bố rộng rãi để người dân có thêm thông tin về dịch bệnh. Do sức ảnh hưởng của công nghiệp giải trí cũng tạo làn sóng mạnh đến cộng đồng. Ví dụ một số ca khúc đang thịnh hàng như Vũ điệu rửa tay, ca khúc Ghen CoVy do ca sỹ Erik trình bày Với trẻ mầm non, các con cũng rất yêu thích âm nhạc, các bài hát sẽ giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc hơn. Những ca khúc với nhạc điệu vui tươi tạo được hứng thú cho trẻ, trẻ sẽ yêu thích và ghi nhớ nhanh hơn. Các bài hát có thể được suy tầm hay chính giáo viên trong lớp có thể sáng tác các bài hát cho trẻ, viết lời mới hoặc dựa theo các ca khúc quen thuộc với trẻ. 4.1.3: Dạy trẻ các kiến thức về dịch bệnh trên các giờ hoạt động khác Trong các giờ hoạt động hàng ngày của trẻ, giáo viên cũng có thể cung cấp hay tích hợp các kiến thức về các dịch bệnh về đường hô hấp đến trẻ. Ví dụ như trong các giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, hoạt động học Các tiết học khám phá về môi trường xung quanh. Qua giờ học này, giáo viên đem đến cho trẻ các kiến thức về các triệu chứng khi mắc bệnh như: sốt, ho, mệt, mất vị giác hoặc khứu giác 4.1.4: Giáo dục trẻ hạn chế tiếp xúc đông người khi có dịch bệnh Dịch bệnh lây qua đường hô hấp dễ lây lan khi tiếp xúc với mọi người, bởi vậy, khi dịch bệnh xảy ra, hạn chế tiếp xúc với người khác và tránh những nơi đông người là biện pháp tốt nhất để tránh lây lan trong cộng đồng. Để trẻ có thể tiếp thu nội dung kiến thức này, giáo viên có thể tích hợp trên tiết học hay thông qua các trò chơi. => Qua các giờ học, các hoạt động và các trò chơi nêu trên, trẻ sẽ có thêm những kiến thức về dịch bệnh, biết những triệu chứng khi mắc bệnh, biết được sự nguy hiểm của dịch bệnh để có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của bản thân. Việc giáo dục trẻ về các dịch bệnh về đường hô hấp cũng giúp trẻ có thói quen vệ sinh sạch sẽ, đeo khẩu trang khi tiếp xúc đông người trong những thời điểm dịch bệnh. Trẻ có ý thức hơn và biết hạn chế tiếp xúc đông người, đồng thời, chính trẻ cũng phần nào nhắc nhở cha mẹ và gia đình của trẻ về các dịch bệnh mà trẻ đã được tìm hiểu. 4.2: Biện pháp 2: Dạy trẻ một số biện pháp phòng bệnh Cho 1 lượng vừa đủ dung dịch sát khuẩn vào lòng bàn tay, xoa đều sao cho dung dịch sát khuẩn đều khắp lòng bàn tay và các ngón tay, các kẽ ngón tay. Hàng ngày, tại lớp học của tôi, tôi vẫn thường xuyên cho trẻ rửa tay sau các giờ hoạt động trên lớp, trước các bữa ăn của trẻ. Giáo dục trẻ rửa tay thường xuyên sau khi đi vệ sinh hay khi tay trẻ dính bẩn. Điều này đã tạo nên thói quen vệ sinh tốt cho trẻ, giúp trẻ tự có ý thức vệ sinh cá nhân. 4.2.2: Hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang. Khi có dịch bệnh về đường hô hấp, thì con đường lây lan chính là lây qua đường không khí khi không may hít phải. Do vậy việc đeo khẩu trang là yếu tố quan trọng hàng đầu để tránh cho vi rút xâm nhập vào cơ thể. Để phòng bệnh về đường hô hấp, giáo viên cần hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang đúng cách, đặc biệt cách đeo và sử dụng khẩu trang y tế khi có dịch bệnh. Dùng khẩu trang y tế đúng cách sẽ ngăn chặn các giọt nước bọt lớn có chứa virus văng ra từ người bệnh qua việc hắt xì hoặc ho, nên sẽ ngăn chặn virus rất hiệu quả Khi đeo khẩu trang phải để mặt xanh ra ngoài do mặt màu xanh có tính chống nước, các giọt nước bọt lớn bắn vào sẽ không thấm vào trong. Mặt màu trắng có tính hút ẩm, nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang. Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng. Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào, vì động tác sờ tay, thậm chí chỉnh sửa khẩu trang sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh. Sử dụng khẩu trang y tế đúng cách là chỉ sử dụng một lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Không tái sử dụng khẩu trang dùng một lần. Để dạy trẻ các kỹ năng trên một cách hiệu quả có thể tích hợp và dạy trẻ trong các giờ học kỹ năng thực hành cuộc sống, các hoạt động ngoài trời, ngoại khóa, các giờ hoạt động góc Để trẻ có kỹ năng tốt cần cho trẻ thực hiện việc rửa tay và tự vệ sinh cá nhân hàng ngày, thường xuyên cho trẻ thực hiện và ôn luyện các kỹ năng đã học. Trong thời điểm phòng chống dịch bệnh về đường hô hấp thì đeo khẩu trang là biện pháp cần thiết và hữu hiệu để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. 4.3: Biện pháp 3: Vệ sinh trường - lớp học định kỳ và thường xuyên thiết. Tăng sức đề kháng từ bên trong cơ thể là tạo cho cơ thể 1 loại vũ khí tối tân để chiến đấu với virut gây bệnh. - Một số các loại thực phẩm có thể bổ sung trong bữa ăn của trẻ để tăng sức đề kháng cho trẻ *Hành – thực phẩm tăng sức đề kháng cho bé: Hành có chứa allicin – một chất kháng sinh cực mạnh có khả năng chống viêm, diệt khuẩn, ngừa vi rút hiệu quả. *Gừng – cần bổ sung thường xuyên cho trẻ: Gừng không chỉ là gia vị phổ biến trong nhiều món ăn mà còn có tác dụng chữa nhiều bệnh như chữa ho, giải cảm, chữa viêm họng, loại dịch nhầy ra khỏi phải. * Tỏi – tăng sức đề kháng cho trẻ: Tỏi chứa allicin có tác dụng tăng sức đề kháng, hỗ trợ bạch cầu hoạt động tốt hơn để chống lại các vi rút, vi khuẩn. * Trái cây họ cam, quýt tốt cho trẻ: Trái cây họ cam, quýt chứa hàm lượng vitamin C dồi dào có tác dụng tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch, chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả. * Bổ sung món súp gà trong thực đơn bữa phụ của trẻ: Súp gà không chỉ là món ăn giàu dưỡng chất mà còn có khả năng làm loãng dịch nhầy trong phổi, trong mũi. *Nấm – có khả năng tăng cường miễn dịch cho trẻ: Nấm là một trong những thực phẩm bổ dưỡng hàng ngày. *Bí đỏ – giúp tăng sức đề kháng cho trẻ: Từ lâu bí đỏ được biết đến là thực phẩm giàu dưỡng chất, dồi dào hàm lượng vitamin C và carotene. * Cho trẻ ăn sữa chua hằng ngày: Sữa chua không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa mà còn có khả năng kháng viêm, tăng cường miễn dịch cực tốt. * Khoai lang rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ: Khoai lang là thực phẩm dồi dào năng lượng có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. * Các loại rau màu xanh thẫm: Các loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau dền, rau họ cải, súp lơ xanhchứa hàm lượng chất xơ, vitamin C cùng nhiều khoáng chất quan trọng khác. Việc bổ sung kiến thức cho trẻ về các loại thực phẩm tăng sức đề kháng cũng tạo nên yếu tố tâm lý tích cực khi trẻ tham gia vào các bữa ăn hàng ngày, không chỉ các bữa ăn trên lớp mà cả trong các bữa ăn trong gia đình.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cham_soc_suc_khoe_dam_bao_an_toan_va_p.docx