Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp để xây dựng mô hình Trường học an toàn, Học sinh hạnh phúc

doc 15 trang skquanly 13/07/2024 1010
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp để xây dựng mô hình Trường học an toàn, Học sinh hạnh phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp để xây dựng mô hình Trường học an toàn, Học sinh hạnh phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp để xây dựng mô hình Trường học an toàn, Học sinh hạnh phúc
 I.MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Với học sinh tiểu học, tìm thấy niềm vui trong học tập, ngày một say mê khám 
phá, được tạo môi trường và điều kiện để học theo sở thích, sở trường và năng 
khiếu của mình là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, trong môi trường sống 
hiện đại với sự phát triển của xã hội, việc trang bị cho học sinh những kỹ năng 
sống, kỹ năng mềm, những hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi là vô cùng cần thiết. Và 
trên hết, mỗi học sinh đều mong muốn được đến, học tập và sinh hoạt ở những ngôi 
trường nơi các em cảm nhận được niềm hạnh phúc, sự an toàn. Ở đó, các em không 
chỉ được tiếp thu kiến thức, mà còn vui chơi, giải trí, tự do thể hiện tư duy, năng 
lực cá nhân và kỹ năng sáng tạo theo đúng tâm sinh lý lứa tuổi của mình. Ở đó, các 
em được chăm sóc, bảo vệ, không có bạo lực học đường, các em và thầy cô có cơ 
hội đến gần với nhau hơn; các em được thầy cô tôn trọng sự khác biệt, thấu hiểu, 
chia sẻ khó khăn và hỗ trợ mọi phương diện, không còn bị áp lực về điểm số, về 
thành tích học tập, về các phong trào thi đua mang tính hình thức.
 Theo đó, trường học và bản thân người giáo viên cần thay đổi theo hướng chú 
trọng giảng dạy không những điều học sinh cần và thiếu mà còn hỗ trợ các em phát 
huy tối đa mọi tiềm năng, đặc biệt là niềm say mê học tập. Giáo viên cần tích cực 
tự học, tự rèn luyện, bổ sung kỹ năng nghiệp vụ để nâng cao năng lực ứng xử sư 
phạm, tiến tới khắc phục hoàn toàn hiện tượng nhà giáo vi phạm đạo đức, có hành 
vi ứng xử phản sư phạm; biến những khó khăn, thách thức trong nghề thành những 
cơ hội để khẳng định phẩm chất, năng lực của bản thân trước phụ huynh, đồng 
nghiệp và học sinh. Giáo viên phải dũng cảm phá vỡ lối mòn, thay đổi bản thân. 
Chuyển đổi phương pháp dạy học đọc chép sang dạy học tương tác, không áp đặt 
mặc định “thầy cô luôn đúng”, cùng học sinh phân tích mổ xẻ vấn đề của bài 
học;nhằm đáp ứng mong muốn của các em học sinh được trang bị những kỹ năng 
sống, kỹ năng thoát hiểm, tâm sinh lý lứa tuổi cần thiết để sẵn sàng cho cuộc sống 
hiện tại và tương lai, như: giao tiếp, làm việc nhóm, trình bày vấn đề, phản biện, xử 
lý thông tin, bơi lội, sơ cứu cơ bản, phát triển tâm sinh lý cơ thể tuổi dậy thì, hiểu 
biết về giới tính và sinh sảnChúng tôi mạnh dạn áp dụng những phương pháp 
mới, đồng thời cũng không đánh mất vai trò trung tâm của người thầy.
 Do vậy, kim chỉ nam cho trường tiểu học hiện nay là: đầu tư phát triển toàn 
diện chương trình học, cơ sở vật chất, phương pháp sư phạm và đội ngũ giáo viên 
nhằm đáp ứng mọi nhu cầu học hỏi, khám phá của các em, giúp các em trở nên 
thích thú, hạnh phúc trải nghiệm toàn thời gian khi ở trường.
 Và để có thể xây dựng, đảm bảo một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh 
– nơi học sinh được phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và tâm hồn thì rất cần 3
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp phỏng vấn
 - Phương pháp đàm thoại
 - Phương pháp chuyên gia
II. NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận
 1.1. Thế nào là một ngôi trường an toàn?
 - Căn cứ theo Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT về xây dựng trường học an 
toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông, kế hoạch số : 48/ 
KH- UBND ngày 28/12/2021 của UBND huyện Ba Vì về việc tổ chức phong trào 
thi đua xây dựng cơ quan, đơn vị “ Sáng- xanh- sạch -đẹp- an toàn” huyện Ba Vì 
năm 2022, công văn số 25/KH-GD ĐT ngày 07/01/2022 của Phòng Giáo dục Đào 
tạo huyện Ba Vì về việc hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng cơ quan, đơn vị “ 
Sáng- xanh- sạch -đẹp- an toàn” huyện Ba Vì năm 2022. Theo đó Trường học an 
toàn, phòng chống tai nạn, thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai 
nạn, thương tích cho học sinh được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ. 
Toàn bộ học sinh của trường được sống và học tập trong một môi trường an toàn. 
Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của tất cả học sinh, giáo 
viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, 
đoàn thể của địa phương.
 - Tiêu chuẩn của Trường học an toàn là được xây dựng trên cơ sở xây dựng 
các lớp học an toàn, môi trường xung quanh an toàn và các thiệp phòng chống tai 
nạn, thương tích có hiệu quả tại trường học. Trường có Ban chỉ đạo công tác y tế 
trường học của nhà trường trong đó có công tác phòng chống tai nạn thương tích. 
Hàng năm Ban chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống tai 
nan, thương tích của nhà trường. Nhà trường có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm 
nhiệm về công tác y tế trường học, được tập huấn để thực hiện tốt các hoạt động sơ 
cấp cứu tai nạn thương tích. Giáo viên, cán bộ, công nhân viên và học sinh được 
cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng chống tai 
nạn thương tích. Trường có biện pháp tổ chức thực hiện phòng chống tai nạn 
thương tích.Trường học được công nhận đạt tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng 
chống tai nạn, thương tích khi:
 + 80% nội dung bảng đánh giá trường học an toàn được đánh giá là đạt. 5
 Những con số trên khẳng định sự cần thiết phải xây dựng một trường học an 
toàn cho học sinh. Trong đó, quan trọng nhất là phòng ngừa các nguy cơ/rủi ro có 
thể xảy đến.
 1.2. Hạnh phúc của học sinh là gì?
 “Hạnh phúc của học sinh là được học trong một ngôi trường hạnh phúc, 
một lớp học hạnh phúc.”
 - Ngôi trường hạnh phúc cho phép mọi học sinh được tự do vui chơi, học hỏi 
và khám phá mọi khía cạnh cuộc sống mà các em yêu thích và quan tâm.Ngôi 
trường hạnh phúc sẽ giúp con học theo năng khiếu, sở thích và nuôi dưỡng lòng say 
mê khám phá. Trường học hạnh phúc ngày nay sẽ là môi trường chú trọng giảng 
dạy không những điều học sinh cần và thiếu mà còn hỗ trợ các em phát huy tối đa 
mọi tiềm năng, đặc biệt là niềm say mê học tập. Các em sẽ tìm ra những môn học 
phù hợp cho sở thích, sở trường và năng khiếu của mình, đồng thời, thấy được môn 
học này, kiến thức kia có ích cho mình như thế nào. Bên cạnh đó, các em cũng 
mong muốn được trang bị những kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm, hiểu biết tâm 
sinh lý lứa tuổi cần thiết để sẵn sàng cho cuộc sống hiện tại và tương lai, như: giao 
tiếp, làm việc nhóm, trình bày vấn đề, phản biện, xử lý thông tin, bơi lội, sơ cứu cơ 
bản, phát triển tâm sinh lý cơ thể tuổi dậy thì, hiểu biết về giới tính và sinh sản 
Có như vậy, các em mới trở thành công dân toàn cầu tự tin, am hiểu, sẵn sàng hội 
nhập quốc tế mà không bị bất kỳ rào cản nào về ngôn ngữ, văn hóa, trình độ, hay 
kỹ năng.
 - Ngôi trường hạnh phúc giúp học sinh phát triển thể chất cường tráng, tinh 
thần khỏe mạnh, tích cực. Đây là môi trường mở ra những cơ hội rèn luyện thể 
chất, thử trải nghiệm nhiều bộ môn thể thao và tạo nên bầu không khí tích cực, vui 
vẻ trong mọi hoạt động học tập, khám phá của học sinh. 7
trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập 
trung từ chính nhận thức của bản thân mình.
 Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng như duy 
trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi 
trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các 
lớp học hạnh phúc sẽ giúp mỗi cá nhân thiết lập được tình cảm lành mạnh, cảm 
thấy hạnh phúc và góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.
 2. Cơ sở thực tiễn
 2.1. Thực trạng vấn đề an toàn trong các nhà trường hiện nay
 Hiện nay, các trường tiểu học thường được bố trí trên các địa bàn vùng nông 
thôn, được xây dựng đã nhiều năm, một số trường được đầu tư xây mới, sửa chữa, 
đầu tư thêm các trang thiết bị cần thiết. Cơ sở hạ tầng của các trường phần lớn đã 
cũ nếu có được đầu tư sửa chữa thì cũng chưa nhiều và chưa thực sự đồng bộ, thiếu 
an toàn và hiệu quả. Về các thành phần xã hội trên địa bàn thì đa dạng, phức tạp, 
cách sinh hoạt khác nhau ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện an toàn trong các nhà 
trường.
 Mặc dù các sở GD&ĐT thường xuyên đưa ra yêu cầu đối với các cơ sở giáo 
dục tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học nhưng vẫn có không 
ít những vụ tai nạn hi hữu xảy ra khi các con học sinh đang ở trường. Ở Trường 
Tiểu học Thạnh Quới A (huyện Long Hồ, Vĩnh Long), trong khi khoảng 90 học 
sinh khối lớp 3 và 4 của trường đang ngồi học trong lớp thì bất ngờ trần nhà và 
bóng đèn đổ sập xuống đầu các em. Vụ việc khiến ít nhất 20 học sinh bị trần nhà 
rơi trúng, có 9 em bị thương được thầy, cô đưa vào bệnh viện cấp cứu. Điều đáng 
nói là ngôi trường này vừa được sửa chữa nâng cấp toàn bộ mái, trần nhà, đường 
điện và sơn mới cách đây hơn 1 năm. Hay một vụ việc khác cũng đang khiến dư 
luận quan tâm là sự cố một học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Tam Quan I (huyện 
Tam Đảo- Vĩnh Phúc) bị cánh cổng nhà trường đổ sập vào người gây gãy xương 
đòn vai trái, phải nhập viện bó bột. Cách đây hơn 2 năm là vụ 1 HS lớp 1 trường 
quốc tế Gateway (quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị bỏ quên và tử vong trên xe đưa đón. 
Và theo đánh giá của Sở GD&ĐT Hà Nội, tình hình an ninh trật tự trong các trường 
học trên địa bàn Hà Nội vẫn còn hạn chế cần khắc phục. Làm thế nào để đảm bảo 
an toàn môi trường học đường hôm nay- vẫn là mối quan tâm của cả cộng đồng. Để 
mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui, an toàn trường học có lẽ cần được 
coi là một trong những nội dung thiết thực, quan trọng không kém việc dạy chữ và 9
một ngôi trường, là người động viên, truyền cảm hứng đến GV. Hiệu trưởng có suy 
nghĩ và quan điểm như thế nào họ sẽ xây dựng một môi trường GD như vậy. Hiệu 
trưởng cần có một chiến lược riêng về xây dựng mô hình Trường học an toàn – 
Học sinh hạnh phúc. Hiệu trưởng làm được rất nhiều việc để chèo lái con tàu 
trường học, nhưng điều quan trọng nhất là họ phải xây dựng được cơ sở niềm tin 
đối với GV, đồng nghiệp; niềm tin đối với phụ huynh và HS để cùng xây dựng một 
ngôi trường an toàn và hạnh phúc.
 2.1.3. Vai trò của giáo viên
 - Muốn có được trường học hạnh phúc thì GV phải là những GV hạnh phúc – 
đó là nền tảng bền vững nhất khi xây dựng trường học hạnh phúc.
 Do đó Gv cần:
 - Tham gia các lớp tập huấn, tiếp thu các nội dungcần thực hiện xây dựng mô 
hình Trường học an toàn – Học sinh hạnh phúc. Nắm được bản chất của việc xây 
dựng mô hình Trường học an toàn – Học sinh hạnh phúc chính là: Khi bản thân 
giáo viên thay đổi, học sinh sẽ thay đổi, bởi khi giáo viên hạnh phúc học sinh mới 
hạnh phúc và trường học trở thành trường học hạnh phúc.
 - Lên mục tiêu, kế hoạch việc làm cụ thể thực hiện các mục tiêu nhằm xây 
dựng mô hình Trường học an toàn – Học sinh hạnh phúc
 - Triển khai kế hoạch đã định bằng các việc làm cụ thể trong từng tiết học, 
trong từng hoạt động dạy học cụ thể.
 - Kết hợp với đồng nghiệp sư phạm, phụ huynh học sinh để thực hiện xây 
dựng mô hình Trường học an toàn – Học sinh hạnh phúc.
 - Kiểm tra việc thực hiện xây dựng mô hình Trường học an toàn – Học sinh 
hạnh phúc của bản thân để kịp thời chỉnh sửa, rút kinh nghiệm cho hoạt động tiếp 
theo.
 2.1.4. Vai trò của phụ huynh học sinh
 - Nắm được các yêu cầu về việc thực hiện xây dựng mô hình Trường học an 
toàn – Học sinh hạnh phúc
 - Tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường – phụ huynh và giữa phụ huynh – 
phụ huynh.
 - Trước khi đến trường, mỗi học sinh phải là đứa trẻ được quan tâm, được giáo 
dục trong gia đình. Vì vậy PHHS cần kết hợp với nhà trường và giáo viên tham gia 
vào việc xây dựng mô hình Trường học an toàn – Học sinh hạnh phúc cả trong và 
ngoài nhà trường.
 - Tạo niềm tin, sự tôn trọng đối với con em khi tham gia các hoạt động của 
trường để tạo nên những học sinh hạnh phúc. 11
 - Học sinh ở lứa tuổi rất hiếu động, hay đùa nghịch, sức đề kháng còn yếu, 
nên nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích là khá cao.
 - Do nhiều hạn chế về chương trình học, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và 
phương pháp sư phạm, do ảnh hưởng của dịch bện covid-19 nên hạn chế hoạt động 
tập trung, vẫn còn sự xem nhẹ các môn nghệ thuật, công nghệ thông tin, giáo dục 
thể chất - thể thao cùng các hoạt động ngoại khóa nên việc thực hiện An toàn 
trường học – Học sinh hạnh phúc chưa thể thực hiện đồng bộ, triệt để và toàn diện.
 3. Biện pháp xây dựng mô hình Trường học an toàn – Học sinh hạnh phúc
 3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai mô hình Trường học an toàn – Học 
 sinh hạnh phúc
 Xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhà trường 
để đảm nhận các vị trí công tác, qua đó gắn trách nhiệm của các thành viên vào 
nhiệm vụ được phân công và phải chịu trách nhiệm về công việc được giao.
 Ngay từ tháng 8, trong công tác chuẩn bị cho năm học mới, Ban giám hiệu nhà 
trường đã tổ chức phân công, kiện toàn đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà 
trường, đồng thời tổ chức họp Hội đồng sư phạm phân công, giao trách nhiệm cụ 
thể cho từng cá nhân, thành viên trong nhà trường. Thành lập Ban chỉ đạo công tác 
y tế trường học. Trưởng ban chỉ đạo là Hiệu trưởng, phó ban thường trực là cán bộ 
y tế trường học, các thành viên gồm một số giáo viên chủ nhiệm, cán bộ chữ thập 
đỏ.
 Qua đó, mỗi các nhân đều nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình trong 
công tác để từ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
 3.2. Công tác phổ biến các văn bản quy định, bồi dưỡng chuyên môn 
thực hiện mô hình Trường học an toàn – Học sinh hạnh phúc
 - Thông qua buổi họp về nhiệm vụ năm học mới, các buổi họp hội đồng 
 trường, họp tổ chuyên môn phổ biến các văn bản quy định, bồi dưỡng nâng cao 
 chuyên môn.
 - Thành lập ban chỉ đạo và thực hiện các yêu cầu về an toàn trong cả năm học 
 như với các nội dung: An toàn giao thông, Y tế học đường, Phòng chống dịch 
 bệnh theo mùa, phòng chống dịch covid-19, Phòng tránh xâm hại
 3.3. Tổ chức thực hiện, quản lí quá trình thực hiện xây dựng mô hình 
 Trường học an toàn – Học sinh hạnh phúc
 - Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, 
phòng, chống tai nạn, thương tích bằng những hình thức như tờ rơi, băng rôn, áp 
phích, khẩu hiệu, tổ chức các hoạt động ngoại khóa

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phap_de_xay_dung_mo_hinh_truo.doc