Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua các hoạt động Đội

docx 24 trang skquanly 09/07/2024 1270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua các hoạt động Đội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua các hoạt động Đội

Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua các hoạt động Đội
 PHẦN MỞ ĐẦU
 I. lý do chọn đề tài.
 Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh và trí tuệ, cùng với sự phát triển như vũ 
bão của khoa học và công nghệ, đất nước ta đã và đang bước vào công cuộc công 
nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước với mục tiêu "Dân giàu nước mạnh, xã hội công 
bằng dân chủ văn minh". Nhằm đưa đất nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu 
thành một nước có nền kinh tế phát triển về mọi mặt sánh vai với các nuớc trong khu 
vực và trên thế giới.
 Một đất nước muốn phát triển thì không đơn thuần chỉ dựa và nguồn tài nguyên 
thiên nhiên mà phải bằng cả nguồn tài nguyên trí tuệ, nguồn nhân lực ... do đó quan 
điểm của Đảng và Nhà nước là: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển
 Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng 
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, yêu cầu 
hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang 
đổi mới mạnh mẽ theo 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI, mà thực chất là cách tiếp 
cận kỹ năng sống đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học 
để cùng chung sống.
 Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị 
kiến thức sang trang bị năng lực cần thiết cho các em học sinh. Nội dung giáo dục 
kỹ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học, việc giáo dục kỹ năng sống 
cho học sinh phổ thông còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án như: 
Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống HIV/ AIDS, giáo dục phòng 
tránh tai nạn thương tích.Đặc biệt rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định 
là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học 
thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 do Bộ 
Giáo dục và đào tạo chỉ đạo.
 Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay ở các nhà trường 
đang được đặt lên hàng đầu, bên cạnh việc nâng cao kết quả học tập của học sinh. 
Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao, góp phần hình thành và 
phát triển nhân cách toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong giai 
đoạn hiện nay, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của các lực lượng giáo dục trong 
xã hội mà tiên phong là đội ngũ giáo viên trong các nhà trường phổ thông.
 Trong quá trình làm công tác quản lý giáo dục tại trường Trung học cơ sở Nậm 
Loỏng bên cạnh việc nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp đồng 
thời rút ra một số kinh nghiệm về “Các biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho 
học sinh THCS thông qua các hoạt động Đội”. Xin được đưa ra để hội đồng khoa học 
đánh giá và đồng nghiệp cùng tham khảo đóng góp ý kiến.
 II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
 1. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh các khối lớp trường THCS Nậm Loỏng - Thị 
xã Lai Châu - Tỉnh Lai Châu. PHẦN NỘI DUNG
 I. Cơ sở lý luận:
 1. Cơ sở pháp lý của việc giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường:
 Căn cứ chỉ thị 40/2008 /CT-BGD ĐT ngày 22/7/2008 của BGD&ĐT về việc 
phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 
trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.
 Căn cứ công văn số 142/KH-PGD&ĐT ngày 01/9/2008 của PGD&ĐT thị xã 
Lai châu về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện 
,học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013.
 Căn cứ vào công văn số 447/PGDĐT-CM ngày 31 tháng 8 năm 2012 của 
Phòng GD&ĐT Thị xã Lai Châu về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục bậc 
THCS năm học 2012 - 2013.
 Thực hiệncông văn số 545/PGDĐT-CM ngày 05 tháng 10 năm 2012 của 
Phòng GD&ĐT Thị xã Lai Châu về việc hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, 
ngoại khoá và y tế trường học năm học 2012 - 2013.
 2. Cơ sở lý luận về kỹ năng sống:
 2.1 Kỹ năng sống: Có nhiều quan niệm về kỹ năng sống, song có thể thấy kỹ 
năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp 
với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống 
của cuộc sống.
 2.2 Giáo dục kỹ năng sống: Là quá trình hình thành, rèn luyện và phát triển cho 
các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người xung 
quanh trong cộng đồng xã hội và ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc 
sống.
 2.3 Chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống: chỉ đạo thực hiện kế hoạch, nội 
dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, sự phối hợp các lực lượng trong 
và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu các nhiệm vụ giáo dục rèn luyện kỹ 
năng sống ở học sinh.
 2.4. Phân loại kỹ năng sống:
 Kỹ năng sống bao gồm những nhóm sau:
 *Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các kỹ năng như: 
tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, 
tự tin.
 *Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các kỹ năng sống 
như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự 
thông cảm, hợp tác...
 *Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm các kỹ năng 
sống cụ thể như: tìm kiếm và xử lý thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra 
quyết định, giải quyết vấn đề.
 2.5. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống: +Hoạt động Đội rèn luyện các em tính kỷ luật học tập, rèn nề nếp thói quen 
tốt trong học tập.
 +Hoạt động Đội giúp các em làm quen với sinh hoạt tập thể và tạo cơ hội phát 
triển năng khiếu sở trường của các em.
 +Hoạt động đội giúp các em gắn bó thương yêu nhau hơn.
 +Hoạt động Đội tạo điều kiện để các em rèn luyện trưởng thành và hoàn thiện 
nhân cách của mình.
 Các hoạt động có tác dụng trực tiếp đến công tác giáo dục kỹ năng sống
 +Xây dựng Đội.
 +Công ích Xã hội.
 + Hoạt động nhân đạo từ thiện.
 +Vui chơi, giải trí, tham quan, du lịch.
 +Phân loại theo các chủ điểm, hoạt động kỷ niệm ngày lễ lớn.
 =>Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội thực sự 
là cần thiết, là một đòi hỏi tất yếu của quá trình giáo dục và không có gì có thể thay 
thế được. Có thể nói, hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội 
Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đối với lứa tuổi Trung học cơ sở chiếm một vị 
trí quan trọng trong quá trình giáo dục. Rèn cho học sinh những kỹ năng giao tiếp, 
ứng xử có văn hoá. Rèn cho học sinh các kỹ năng tự quản các hoạt động tập thể. Rèn 
luyện cho học sinh biết cách tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các yêu cầu xã hội, 
kỹ năng sống hoà nhập và nhiều kỹ năng khác nữa.
 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền 
phong Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần phát triển nhân cách 
của học sinh, là điều kiện cho các em tiến hành các hoạt động giao tiếp trong môi 
trường tập thể, giúp các em có những trải nghiệm làm phong phú thêm nhân cách và 
có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học trên lớp vào thực tiễn cuộc sống.
 II. Thực trạng của vấn đề:
 1. Đặc điểm tình hình:
 Trường Trung học cơ sở Nậm Loỏng thành lập từ tháng 3 năm 2005, trường 
nằm trên địa bàn xã Nậm Loỏng - Thị xã Lai châu cách trung tâm thị xã 5Km. Tổng 
số Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên nhà trường hiện nay là 27 đồng chí, trong đó có 02 
cán bộ quản lý, 19 giáo viên các bộ môn, 6 hành chính. Nhà trường, hiện có 8 lớp 
với 143 em học sinh trong đó có 140 em là dân tộc thiểu số. Trong những năm qua 
thầy và trò nhà trường luôn đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất 
sắc nhiệm vụ và chỉ tiêu đề ra, quyết tâm xây dựng trường Trung học cơ sở Nậm 
Loỏng ngày càng vững mạnh.
 2. Thuận lợi- khó khăn:
 2.1. Thuận lợi:
 Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao, sự quan tâm, động viên kịp thời 
của các cấp, các ngành cũng như của cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể địa phương. lượng phối hợp.
 Việc chỉ đạo cho các đoàn thể phối kết hợp trong việc tổ chức các hoạt động 
 giáo dục kỹ năng sống còn chưa chặt chẽ, thiếu về chiều sâu, chưa giao trách nhiệm 
 cụ thể rõ ràng nên các đoàn thể còn ỷ lại, thờ ơ, chưa thực sự quan tâm và phó mặc 
 cho phụ trách đội.
 Những tác động trên cho thấy những chuyển biến về nhận thức, thái độ và 
 hành vi kĩ năng sống của học sinh đã có tác động tích cực đối với chất lượng giáo 
 dục toàn diện của nhà trường, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn ở mức khiêm tốn. Qua 
 tổng hợp kết quả giáo dục về hạnh kiểm và đánh giá về khả năng giao tiếp ứng xử 
 của học sinh cho thấy:
 Bảng 1: Kết quả xếp loại hạnh kiểm và đánh giá khả năng giao tiếp của học sinh 
 trong những năm mới chỉ đạo thực hiện:
 Xếp loại hạnh kiểm Thiếu tự tin 
 Tổng số Khả năng tự tin HS bỏ 
 Năm học trong giao 
 HS trong giao tiếp học
 Tốt Khá TB tiếp
 74 23 64 23 138
2009 - 2010 161 06
 (46%) (14%) (40%) (14%) (86%)
 80 37 54 29 142
2010 - 2011 171 (47%) (22%) (31%) (17%) (83%) 09
 * Nhận xét:
 Qua bảng tổng hợp trên cho thấy kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh và 
 khả năng tự tin trong giao tiếp của học sinh có những chuyển biến nhưng chưa rõ 
 nét. Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình và học sinh thiếu tự tin trong giao 
 tiếp năm học 2010 - 2011 có giảm so với năm học 2009 - 2010 nhưng chưa đáng kể, 
 đặc biệt số lượng học sinh bỏ học năm học 2010 - 2011 còn tăng so với năm học 
 2009 - 2010 là 3 học sinh.
 4. Nguyên nhân thực trạng:
 Trường đóng trên địa bàn xã khó khăn, các em đa số, thuộc con em hộ nghèo 
 nên không có điều kiện về kinh tế để tự trang bị cho bản thân những hiểu biết rộng ở 
 bên ngoài xã hội.
 Đa số học sinh trong nhà trường lại là lực lượng lao động chính trong gia đình 
 nên ngoài việc học còn phải tham gia lao động nên không có thời gian giao lưu học 
 hỏi để tự trang bị những kỹ năng sống thiết yếu cho bản thân. Nên việc các em bị rủ 
 rê, lôi kéo rất dễ xẩy ra.
 Phụ huynh học sinh chưa thông thạo tiếng phổ thông nên việc phối kết hợp 
 tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, việc phối kết hợp trong việc giáo dục Biện pháp 2: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và phương pháp giáo dục kỹ năng 
sống thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh cho đội ngũ giáo 
viên đặc biệt là giáo viên tổng phụ trách Đội, các tổ chức đoàn thể và các lực lượng 
tham gia.
 Mục tiêu thực hiện biện pháp
 Xây dựng đội ngũ giáo viên, công tác đội, các tổ chức đoàn thể có năng lực, 
phẩm chất, kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể, các hoạt động giáo dục rèn kỹ năng 
sống cho học sinh, đáp ứng yêu cầu về người dạy đảm bảo thực hiện tốt vai trò tổ 
chức, hướng dẫn, điều khiển, định hướng và lôi cuốn học sinh tham gia, phát huy 
tính tích cực, chủ động của học sinh. Đây là yếu tố quan trọng, đảm bảo hiệu quả, 
thành công của công tác giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường.
 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
 Lựa chọn cán bộ chủ chốt thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống và tổ 
chức hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đảm bảo một số tiêu chuẩn 
sau: năng lực tổ chức, khả năng diễn đạt tốt, yêu thích hoạt động, tâm huyết, yêu quí 
trẻ, thói quen làm việc có trách nhiệm, có sức khỏe, tính linh hoạt, thích ứng với tình 
huống mới, sáng tạo và đổi mới và đặc biệt có khả năng huy động các lực lượng tham 
gia hoạt động.
 Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ cốt cán về giáo dục rèn 
kỹ năng sống và tổ chức hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh với các 
hình thức:
 Tạo điều kiện cho cá nhân tham gia học tập đầy đủ, nghiêm túc nội dung 
chương trình hoạt động giáo dục kĩ năng sống do Bộ GD - ĐT tạo quy định.
 Tổ chức Hội thảo chuyên đề về hoạt động giáo dục kĩ năng sống, hội thảo về 
giáo dục đạo đức học sinh, hội thảo về các biện pháp duy trì sĩ số...Tổ chức các lớp 
sinh hoạt chuyên môn trao đổi về phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, 
phương pháp giáo dục học sinh cá biệt từ chuyên môn nhà trường tới các tổ chuyên 
môn.
 Chỉ đạo, Đoàn, Đội đẩy mạnh công tác bồi dưỡng năng lực quản lý, tổ chức 
hoạt động của Đội Sao đỏ trong hoạt động Đội. Xây dựng đội Sao đỏ tự quản, thường 
xuyên nhắc nhở, kiểm tra việc rèn luyện đạo đức, hành vi của học sinh theo nội quy 
trường lớp đã xây dựng. Bồi dưỡng năng lực giao tiếp, giao lưu, tạo sự tự tin trong 
đội ngũ nòng cốt của Đội.
 Chủ động, bàn bạc, thống nhất biện pháp giáo dục kĩ năng sống với cha mẹ 
học sinh, để gia đình cùng tác động tạo thói quen giao tiếp ứng xử nhanh nhẹn, lễ 
phép, mạnh dạn và tự tin trong con em. Mời cha mẹ học sinh tham gia các hoạt động 
để thấy các em tham gia nhiều hoạt động tập thể thì mạnh dạn hơn trong giao tiếp, 
ứng xử; nói năng mạch lạc hơn, tự tin hơn, và có khả năng tổ chức tốt hơn. Từ đó 
phụ huynh sẽ thấy được vai trò của việc học, việc rèn kỹ năng sống để phối hợp với 
nhà trường trong việc giáo dục học sinh.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phap_chi_dao_giao_duc_ky_nang.docx