Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng ban chỉ huy trong việc xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng ban chỉ huy trong việc xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng ban chỉ huy trong việc xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT - Thiếu niên tiền phong: TNTP - Trung học cơ sở: THCS - Hội đồng Đội: HĐĐ - Ban chỉ huy Đội: BCH Đội - Tổng phụ trách: TPT - Giáo viên chủ nhiệm: GVCN - Chi đội trưởng: CĐT - Liên đội trưởng: LĐT - Ban chỉ huy liên chi đội: BCHLCĐ - Chỉ huy Đội: CHĐ - Chỉ huy Đội giỏi: CHĐG - Ban cán bộ lớp: BCB lớp - Học sinh: HS - Kế hoạch: KH - Tổng số đội viên: TSĐV - Tổng số học sinh: TSHS - Ban giám hiệu: BGH - Ban phụ trách: BPT - Kết quả: KQ - Chương trình: CT - Sáng kiến kinh nghiệm: SKKN 1 phát triển phong trào Đội cũng như hoạt động giáo dục đội viên trong nhà trường. Nó góp phần quyết định chất lượng giáo dục và phong trào hoạt động tập thể trong mỗi nhà trường, là nhiệm vụ hàng đầu quyết định đến sự tồn tại và phát triển phong trào của các liên đội. Từ những lí do khách quan và chủ quan nêu trên, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong nhiều năm qua, góp phần giữ vững thành tích liên đội vững mạnh cấp tỉnh. III/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 1/ Phạm vi nghiên cứu: - Đội viên thuộc liên đội nhà trường THCS - Thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: 5 năm 2/ Đối tượng nghiên cứu: Trong khả năng và điều kiện có hạn tôi chỉ tìm hiểu thực tế hoạt động của các em BCH Đội thuộc liên đội của trường với tổng số: 46 em. Từ đó đề ra những biện pháp hữu ích thiết thực để đồng nghiệp tham khảo với tinh thần tất cả vì sự nghiệp phát triển của tổ chức Đội . Mặt khác hoạt động của BCH Đội ở các liên đội cũng có những nét tương đồng như nhau. Việc bồi dưỡng BCH Đội là nhiệm vụ hàng đầu quyết định đến sự tồn tại và phát triển phong trào của các liên đội. Bản thân là ủy viên HĐĐ huyện, tôi đã được tham gia đi kiểm tra Công tác Đội ở hầu hết các trường trong huyện đồng thời tôi cũng là thành viên trong câu lạc bộ phụ trách tình nguyện của huyện, tỉnh nên tôi cũng được đến giao lưu mỗi khi sinh hoạt CLB với nhiều liên đội trong tỉnh, mỗi mùa hè tôi lại được tham gia hoạt động “Đội Khăn hồng tình nguyện” trong chiến dịch Mùa hè xanh của tỉnh, đi đến những vùng sâu, vùng xa tiếp xúc, sinh hoạt với các em đội viên, học sinh nên phần nào tôi cũng hiểu được những điều kiện học tập, hoàn cảnh và nguyện vọng của các em học sinh từ đó rút kinh nghiệm trong việc thực hiện SKKN của mình. 3 PHẦN NỘI DUNG I/ Cơ sở lý luận: Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức giáo dục cộng sản của thiếu nhi Việt Nam. Hoạt động Đội yêu cầu phát huy vai trò làm chủ tập thể, vai trò tự quản của Chỉ huy Đội, thực hiện quyền làm chủ nhà trường, lớp học, phát huy tính tích cực, tự giác, của toàn thể đội viên, vận động các bạn cùng tham gia tốt các phong trào, các chương trình hành động của Đội. Mục tiêu của hoạt động Đội luôn bám sát mục tiêu giáo dục và đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa của Đảng ta. Mục tiêu hoạt động Đội thống nhất với mục tiêu giáo dục nhà trường phổ thông. Điều 27 khoản 1 Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh được Hội nghị lần thứ 3 BCH TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, khoá VIII thông qua ngày 25/7/2003 (sữa đổi năm 2008) đã xác định nguyên tắc tự quản của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh như sau: “Tự quản của Đội TNTP Hồ Chí Minh là thể hiện tính đặc trưng của Đội và cũng là yếu tố khẳng định tổ chức Đội là của chính các em đội viên, đồng thời cũng thể hiện rõ khả năng làm chủ của các em. Phương châm đối với đội viên là tự giáo dục là chính, nhưng cần có sự hướng dẫn của phụ trách và công tác giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động”. Chúng ta thấy rằng, để làm tốt được công tác Đội, đẩy mạnh phong trào Đội trong nhà trường, BCH Đội phải phát huy được vai trò tự quản, chủ động trong mọi công tác. Việc tập huấn chỉ huy Đội giữ một vai trị quyết định nhằm giúp các thành viên BCH liên đội và BCH chi đội nắm bắt nội dung chương trình, nhiệm vụ của 5 III/ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Bồi dưỡng BCH Đội là nhiệm vụ quan trọng, song ngưòi phụ trách cần biết bồi dưõng những gì, bồi dưỡng như thế nào để BCH Đội tổng hợp được sức mạnh tập thể chỉ đạo, tổ chức chi đội, liên đội thực hiện tốt các phong trào do Đội và nhà trường đề ra 1. Lựa chọn đội ngũ BCH : Ban chỉ huy là những đội viên được tập thể tín nhiệm bầu ra có nhiệm vụ điều hành các hoạt động của Đội, thực hiện mục tiêu giáo dục đội viên trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. BCH gồm có: BCH liên đội, chi đội. Mỗi BCH được bầu ra các cấp chỉ huy trưởng, chỉ huy phó và các uỷ viên. BCH vừa phải hoàn thành nhiệm vụ của người đội viên, vừa phải là “linh hồn” của chi đội, liên đội. Chính vì vậy việc lựa chọn BCH là một việc làm hết sức quan trọng và có sự lựa chọn sáng suốt đúng đối tượng thì mới có dược một đội ngũ BCH tốt, đáp ứng nhu cầu của liên đội, chi đội việc lựa chọn BCH vừa đảm bảo những đặc thù của đơn vị, song cũng cần có những hướng giúp đỡ các em lựa chọn cho chính xác. Vào đầu năm học TPT Đội thông qua BGH nhà trường, GVCN, BCH củ và phải thường xuyên trao đổi với đồng chí GVCN để biết được khả năng và ưu thế của từng em từ đó có kế hoạch lựa chọn các em vào đội ngũ BCH 1.1. Một số căn cứ để lựa chọn BCH: Để lựa chọn BCH chúng ta cần căn cứ theo Điều lệ Đội và các chỉ dẫn về công tác tổ chức của Đội đồng thời cũng phải căn cứ vào yêu cầu khả năng cụ thể của từng đơn vị để lựa chọn BCH cho thích hợp với tình hình và căn cứ và yêu cầu chất lượng năng lực chung cần có của BCH tiêu chuẩn lựa chọn những em vào BCH Đội phải có những tố chất sau : - Có ý thức tổ chức kỉ luật, đạo đức tốt, luôn gương mẫu, học lực từ khá trở lên - Có khả năng tổ chức điều hành các hoạt động của Đội được bạn bè tín nhiệm - Hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh 7 viên tự ứng cử vì đa số các bạn này thường rất nhiệt tình, năng nổ và muốn tự khẳng định mình trong hoạt động Đội. Việc hình thành đội Sao đỏ sẽ giúp liên đội quản lý tốt nề nếp trường lớp. Thành viên đội sao đỏ được lựa chọn từ mỗi chi đội lớp và hoạt động chấm thi đua dưới sự quản lý kiểm tra của BCH liên Đội. Chính vì thế, ngay trong đại hội Đội, BCH liên đội cần chú trọng và bàn luận thật kỹ về số lượng, cơ cấu BCH ở từng khối, đảm bảo tính kế thừa, năng lực mạnh về phong trào hay mạnh về tổ chức ở từng ứng cử viên. Sau khi đã tìm hiểu và được hướng dẫn lựa chọn đối tượng đứng vào hàng ngũ BCH thì phải định hướng cho các chi đội cũng như liên đội đưa các em vào danh sách ứng cử và có sự đã thông tư tưởng tới một số em có khả năng nhưng không thích tham gia. Khâu cuối cùng cũng là pháp nhân để công nhận BCH là bầu cử lựa chọn trong các kỳ đại hội. Trong đại hội cần tôn trọng quyền đề cử, ứng cử và bầu cử của đội viên, phụ trách không được áp đặt, tạo không khí vui tươi và phát huy cao nhất nguyên tắc dân chủ, tự quản của đội viên để các em có thể sáng suốt lựa chọn BCH có đầy đủ năng lực hoạt động để dẫn dắt chi đội, liên đội đi lên Việc lựa chọn đúng BCH là đã thành công bước đầu trong viêc tạo ra thế mạnh của BCH. Đồng thời tạo ra được uy tín của BCH đối với đội viên trong chi đội, liên đội. Bên cạnh đó, chúng ta phải giáo dục cho các em tinh thần trách nhiệm trong công việc là rất cần thiết. Nếu làm tốt sẽ rất có ích cho tập thể, tạo cho các em làm việc có trách nhiệm, khoa học. Nếu làm không tốt sẽ mất lòng tin, làm cho các chi đội thiệt thòi, phong trào hoạt động Đội sẽ đi xuống, mất tác dụng của hoạt động Đội. Điều cốt yếu là tạo cho các em làm việc một cách khoa học. Xác định vai trò, vị trí của người chỉ huy, lãnh đạo, làm việc cần chấp hành một số nề nếp sinh hoạt chung, sổ sách đầy đủ, có kế hoạch hoạt động cụ thể, ghi chép đầy đủ, khoa học, nắm bắt công việc trọng tâm một cách chắc chắn. Truyền đạt, phát động đúng thông tin cũng như kế hoạch của TPT, HĐĐ đề ra. Có sự kết 9 2.1 Nội dung bồi dưỡng BCH: Việc bồi dưỡng BCH cần xoáy sâu vào những nội dung sau: 2.1.1 Bồi dưỡng phương pháp công tác của BCH: - Bồi dưỡng cách ghi chép văn bản, thực hiện các sổ sách của đội, dự thảo nghị quyết, báo cáo thi đua, báo cáo tổng kết - Phương pháp tổ chức họp BCH Đội - Phương pháp xây dựng kế hoạch (theo chủ đề, KH tháng, tuần, KH thi đua) - Phương pháp tổ chức và điều khiển sinh hoạt Đội, các hoạt động tập thể (sinh hoạt chi đội-liên đội, đại hội Đội,..) - Phương pháp kiểm tra đánh giá phong trào, dựa vào tiêu chuẩn, có mức độ đánh giá, hình thức đánh giá, - Phương pháp chỉ đạo điểm và tổng kết kinh nghiệm 2.1.2 Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của BCH Bồi dưỡng các thủ tục, nghi lễ của đội và phương pháp tổ chức: Lễ kết nạp đội viên, lễ trưỏng thành, lễ phát động chủ đề, sinh hoạt đội. Cụ thể như : * Sinh hoạt Đội: Bằng hình thức thi đua sôi nổi, hấp dẫn giáo dục đội viên, hấp dẫn giáo dục đội viên theo mục tiêu của Đội. Sinh hoạt đội có nhiều hình thức như: sinh hoạt thường kỳ, sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt đột xuất, sinh hoạt vui chơi. Ban phụ trách có thể bồi dưỡng những kỹ năng như: - Cách tập hợp, điểu khiển một buổi sinh hoạt Đội. - Cách điều khiển, tổ chức và hướng dẫn sao cho đơn vị thực hiện tốt nội dung chương trình đề ra - Cách hướng dẫn đơn vị hoạt động, vui chơi, văn nghệ tập thể - Cách nhận xét, đánh giá * Đại hội Đội: Là cuộc sinh hoạt Đội nhằm phát huy quyền dân chủ, lựa chọn BCH và xây dựng nghị quyết của Đội. Đại hội đội mỗi năm tổ chức một lần đối với liên đội cũng như chi đội cần bồi dưỡng về các nội dung : 11 Một trong những nội dung quan trọng cần thiết của BCH là rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ Đội. Các nội dung cần bồi dưỡng là: - Thực hành các động tác nghi thức và phương pháp hướng dẫn nghi thức - Các phương pháp tổ chức trò chơi, dạy hát, dạy múa, tổ chức trại, hoạt động xã hội, tham quan. - Các bài hát điệu múa, trò chơi, nút dây, dấu đi đường Khi bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ Đội cần chú ý các loại hình cho phù hợp như: Đầu tiên là tập luyện cho đội nòng cốt sau đó thực hiện tập luyện chung, cuối cùng là tổ chức kiểm tra nghiệp vụ bằng hội thi Tóm lại nội dung bồi dưỡng BCH nhằm giúp cho các em thạo việc, biết tổ chức hoạt động theo nhiệm vụ được phân công, có khả năng tổ chức và quản lí hoạt động Đội một cách toàn diện, khoa học và có bản lĩnh trong giao tiếp để trở thành một cán bộ mẫu mực có năng lực và có uy tín. Từ những nội dung bồi dưỡng đã nêu trên, trong quá trình bồi dưỡng bản thân đã rút ra được 3 nhiệm vụ cơ bản mà người phụ trách cần rèn luyện cho BCH như sau: Một là: Bồi dưỡng tư tưởng và phẩm chất đạo đức. Nhiệm vụ của BCH rất vất vả bởi phải hoạt động nhiều, có khi ảnh hưởng đến thời gian học tâp. Đặc biệt thành viên của BCH Đội phải quản lí các bạn có tính cách khác nhau và nhiều khi bố mẹ cũng không ủng hộ khiến các em chán nản, xin thôi không tham gia BCH Đội, làm cho các hoạt động cuả Đội giảm sút, kém hiệu quả. Người phụ trách phải luôn gần gũi lắng nghe ý kiến của các em, động viên, an ủi và các em tìm cách khắc phục vượt qua mọi khó khăn, phân tích và chỉ ra cho các em thấy “quyền lợi” của mình khi tham gia BCH Đội. Đó là: Các em được làm việc, được thể hiện mình qua công việc, được giao lưu, được học tập thêm nhiều ở anh chị phụ trách và các bạn. Các em làm tốt được mọi người khen ngợi ghi nhận thành tích, các bạn trong chi đội, liên đội quí mến thương yêu. Các em thấy khắc phục được khó khăn, mà vẫn đạt được nhiều thành tích trong học tập, công tác là sự động viên, khích lệ to lớn, đó là bước khẳng định cho sự tự tin vào bản thân mình. Sự “chiến thắng mình” là 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_ban_chi_huy_trong_viec_xay_d.doc