Sáng kiến kinh nghiệm Bộ trò chơi vui học các môn học bằng phần mềm PowerPoint

docx 34 trang skquanly 23/03/2025 210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bộ trò chơi vui học các môn học bằng phần mềm PowerPoint", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Bộ trò chơi vui học các môn học bằng phần mềm PowerPoint

Sáng kiến kinh nghiệm Bộ trò chơi vui học các môn học bằng phần mềm PowerPoint
 I. Phần mở đầu...........................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài..................................................................................4
3. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................................4
4. Giới hạn của đề tài ...................................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................4
II. Phần nội dung...........................................................................................................5
1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................5
1. Trò chơi học tập bắt buộc trong sách giáo khoa........................................................5
2. Các trò chơi học tập khác..........................................................................................6
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu..................................................................................6
3. Nội dung và hình thức của giải pháp .......................................................................9
a. Mục tiêu của giải pháp.............................................................................................9
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp............................................................10
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp............................................................27
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu 
quả ứng dụng................................................................................................................27
III. Phần kết luận, kiến nghị......................................................................................28
1. Kết luận..................................................................................................................28
2. Kiến nghị................................................................................................................28
 1 Từ đó bài giảng của giáo viên cũng được đa dạng hóa hơn, thay vì ngày xưa, 
giáo viên soạn giảng bằng tay, bằng máy nhưng hình thức giảng dạy vẫn là bảng và 
phấn, ngày nay nhờ sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, nhiều thiết bị mới ra đời và thiết 
bị luôn hỗ trợ cho bài giảng trình chiếu đó là máy chiếu và ti vi kết nối cổng HDMI, 
thông qua bài giảng PowerPoint, giáo viên có thể truyền đạt cho học sinh những kiến 
thức sâu rộng hơn nhờ những tư liệu đã chuẩn bị sẵn, lời giảng kèm theo với bài giảng 
giúp học sinh có thể khắc sâu kiến thức hơn mà trong các hình thức học khác không có 
được.
 Cụ thể ở trường tiểu học Lê Hồng Phong, giáo viên đã sử dụng phần mềm 
Powerpoint để thiết kế bài giảng nhưng rất đơn điệu, thiếu trò chơi học tập. Có những 
bài cũng có trò chơi nhưng chưa phát huy hết tính năng của phần mềm này. Nhiều giáo 
viên cho rằng: thiết kế trò chơi trên Powerpoint mất thời gian, phức tạp nhất là thời gian 
suy nghĩ các câu hỏi, hình thức tổ chức trò chơi.Như vậy, giờ học sẽ không mang lại 
hiệu quả cao, các em cảm thấy mệt mỏi, tẻ nhạt.
 Nhưng tôi nhận thấy: trò chơi học tập được thiết kế trên Powerpoint với nhiều 
tranh ảnh đẹp, nhiều màu sắcthu hút các em vào bài học, bài giảng điện tử của giáo 
viên hấp dẫn, sinh động hơn, giờ học đạt hiệu quả cao. Hay nói cách khác, trò chơi học 
tập trên Powerpoint là món ăn tinh thần bỗ dưỡng, hấp dần và lí thú đối với học sinh. 
Chính vì lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Bộ trò chơi vui học các môn học bằng 
phần mềm PowerPoint” để nghiên cứu, nhằm giúp học sinh bớt căng thẳng, phát huy 
tính tích cực, sôi nổi và đạt hiệu quả cao sau mỗi giờ học.
 Tùy theo từng bài học, giáo viên có thể tổ chức cho các em củng cố kiến thức 
vừa học, trò chơi được thiết kế với nhiều hình thức khác nhau giúp cho học sinh hứng 
thú hơn khi chơi. Mỗi bài học hay môn học có một hình thức chơi khác nhau, làm cho 
học sinh hào hứng hơn, kích thích trí tò mò của học sinh qua mỗi bài học, giúp các em 
học tiến bộ hơn.
 3 b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp quan sát: Kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ, bài mới)
 - Phương pháp điều tra: (Phỏng vấn học sinh khối 3,4, 5). 
 - Phương pháp khảo nghiệm thăm lớp, dự giờ. Kiểm tra chất lượng sau giờ học.
 c. Phương pháp thống kê toán học
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận 
 Các khái niệm có liên quan
 a. Trò chơi học tập là gì?
 Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh.
 b. Phần mềm Powerpoint là gì?
 Microsoft Powerpoint là một phần mềm ứng dụng quan trọng của Microsoft Office 
để tạo ra bản trình bày minh hoạ (presentation); nó là một phần mềm mạnh, linh hoạt và 
dễ học. 
 Powerpoint giúp bạn không những chỉ tạo ra các màn trình chiếu trên máy tính phục 
vụ việc thiết kế bài giảng mà còn tạo ra nhiều sản phẩm khác như: các slides cho phim đèn 
chiếu; các tờ giới thiệu cho khán giả; các phác thảo hoặc chú giải. Bạn cũng có thể sử dụng 
Powerpoint thiết kế các mẫu chủ yếu cho một báo cáo của cơ quan; các trang tiêu đề, biểu 
đồ, bảng kê, các ảnh chụp và hình ảnh được quyét vào máy tính - nhưng sở trường của 
chương trình là gia tăng các chất liệu cho việc trình diễn có minh hoạ.
 c. Tác dụng của trò chơi học tập
 Làm thay đổi hình thức, không khí học tập trong lớp được thoải mái và dễ chịu 
hơn.
 Làm cho quá trình học tập trở thành một hình thức “học mà chơi, chơi mà học” hấp 
dẫn; học sinh thấy hứng thú hơn, cởi mở hơn; tiếp thu tự giác và tích cực hơn.
 5 lượng bài giảng với phương châm rút ngắn khoảng cách giữa người dạy và người học 
bằng những hoạt động, sản phẩm cụ thể trong dạy học. Chúng ta vẫn thường đưa ra 
phương châm hay khẩu hiệu: “tạo ra một giờ học dân chủ”, hay “tạo ra một giờ học 
thân thiện” và bằng cách này hay cách khác, phương pháp truyền thống hay hiện đại, 
đôi khi chúng ta vẫn loay hoay để có một giờ giảng tốt nhất, thân thiện và dân chủ 
nhất. Theo điều tra thì 100% học sinh đều thích học những giờ học có tổ chức trò chơi 
và các em cảm thấy rất vui. Chất lượng dạy học được nâng cao khi có sự hỗ trợ của 
công nghệ thông tin. Theo đó, phương pháp sử dụng “trò chơi học tập” có thể được 
hiểu đó là một phương thức, cách thức truyền tải một thông điệp, một nội dung cụ thể 
nào đó đến người nghe thông qua hình thức trò chơi – chơi mà học, từ đó ý nghĩa của 
nội dung bài học được truyền tải đến người nghe một cách nhẹ nhàng, nhưng đầy sâu 
sắc và dễ hiểu. 
 Về kĩ thuật sử dụng phần mềm Powerpoint: Mức độ thành thạo của giáo viên như 
sau: Không thành thạo 71%, thành thạo 29%, rất thành thạo 0%. Trong quá trình soạn 
giảng giáo viên luôn gặp khó khăn trong tạo trang Slide mà có thể truyền tải nội dung 
kiến thức cho học sinh. Hyperlink cũng như Trigger, giáo viên dễ lẫn lộn, nhất là trong 
thao tác Trigger, liên kết các hiệu ứng với nhau trong cùng Slide với nhau, giáo viên mất 
rất nhiều thời gian và thường xảy ra tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia” - liên kết 
không tương ứng nên khi trình chiếu kích vào đối tượng cái cần không xuất hiện, cái chưa 
cần xuất hiện. Thiết kế trò chơi, một trong những hoạt động thu hút và khá hấp dẫn đối 
với học sinh. Một số giáo viên trẻ tiếp thu khá tốt và biết thiết kế bài giảng điện tử bằng 
phần mềm Microsoft Power Point 2003. Trong khi đó, hiện nay nền công nghệ phát 
triển, Microsoft đã nâng cấp bộ Office từ 2003 đến 2007, 2010, 2013 và còn cao hơn nữa 
là bộ WPS – office. Nhưng một số kĩ năng đòi hỏi tính kĩ thuật cao hơn chẳng hạn như: 
Thiết kế trò chơi ô chữ hấp dẫn, khoa học; lật hình, thỏ ăn cà rốttrong Microsoft 
PowerPoint 2003 thì giáo viên chưa có điều kiện để nghiên cứu. Theo điều tra, khi thiết 
kế trò chơi học tập trên phần mềm Powerpoint, giáo viên thường gặp những khó khăn: 
 7 quan tâm và đầu tư tiết dạy, dẫn đến tình trạng học sinh nào thích học thì học tốt, học 
sinh nào không thích học thì học cho biết và đánh giá cuối năm vẫn hoàn thành đều. So 
với môn Toán và Tiếng Việt thì các môn phụ các em ít hứng thú.
 a. Nguyên nhân tồn tại
 a.1. Nguyên nhân khách quan
 Do nhà trường chưa có đầy đủ trang thiết bị cho giáo viên giảng dạy, điều kiện 
phòng học chưa được đồng đều. Ở hai phân hiệu cơ sở vật chất còn sơ xài. Con em ở 
trường chủ yếu là con nhà nông, nên trường không thể có nguồn xã hội hoá. So với 
trường bạn trong huyện, trường tiểu học Lê Hồng Phong vẫn còn thiếu nhiều về cơ sở 
vật chất và thiết bị máy móc. Giáo viên tiểu học chủ yếu là giáo viên trung niên, sinh 
sống ở khu vực lân cận, không có điều kiện nhiều để tiếp cận với công nghệ thông tin, 
trong khi đó công nghệ thông tin ngày càng phát triển.
 a.2. Nguyên nhân chủ quan
 Đa số giáo viên chưa có điều kiện trang bị cho mình một chiếc máy tính xách tay, 
có một số giáo viên lớn tuổi tiếp cận với công nghệ thông tin chậm. Nhìn chung, là do 
kĩ thuật sử dụng phần mềm Powerpoint còn hạn chế, trong việc thiết kế trò chơi giáo 
viên gặp nhiều khó khăn về Trigger và Hyperlink, cách thiết kế trò chơi chưa có sự sáng 
tạo. Giáo viên không đầu tư sâu vào bài giảng của mình. Học sinh không hứng thú với 
môn học vì đa số các em được tiếp cận với công nghệ thông tin thường xuyên (điện 
thoại, máy tính) nhưng khi lên lớp học các em học tập một cách gò bó, khô khan (sách 
giáo khoa, bảng lớp) nên không hứng thú trong giờ học.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp
 Bộ trò chơi vui học tập gồm các hình thức trò chơi khác nhau trong từng môn 
học mang lại hứng thú cho các em học sinh sau mỗi giờ học, kích thích trí óc tìm tòi, 
học hỏi của các em.
 9 Phân tích tình hình, môi trường xã hội để xây dựng những trò chơi theo chủ đề, 
chủ điềm.
 Ví dụ: thiết kế trò chơi cho môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề 
 chủ điểm như: 22/12; 08/03; 27/07;
 Trên cơ sở đó dự đoán chiều hướng phát triển về cách thiết kế theo từng môn học
 b.3.3. Xây dựng kế hoạch sơ bộ
 Đây là giai đoạn hết sức quan trọng vì đây là tiền đề của bản kế hoạch chính 
thức, giai đoạn này gồm các bước sau:
 Xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu theo từng thời điểm cụ thể
 Xây dựng các điều kiện cần thiết cho kế hoạch như: nhân lực, phương tiện, thiết 
 bị.
 Dự thảo các phương án, đề án của kế hoạch.
 4. Xây dựng kế hoạch chính thức
 Trên cơ sở kế hoạch sơ bộ xây dựng kế hoạch chính thức có thể chọn một trong 
 các phương án hoặc tổng hợp các phương án đã dự định.
 Phân tích thời gian thực hiện
 Phân công giáo viên hỗ trợ thực hiện
 Xác định căn cứ: Căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường, cơ sở vật chất, trang 
 thiết bị để chỉ định giáo viên dạy mẫu ở các tiết học thí điểm có sự phối kết hợp giữa 
 tiết học truyền thống với bài giảng có hỗ trợ bộ trò chơi.
 Giải pháp thực hiện: Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể để đề ra các giải pháp xây dựng 
 kế hoạch. Trong tháng 7 và tháng 8 tiến hành thu thập và xử lý thông tin cần thiết phục 
 vụ cho việc xây dựng kế hoạch. Báo cáo số lượng lớp học, môn học cần tham gia học 
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bo_tro_choi_vui_hoc_cac_mon_hoc_bang_p.docx