Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường Tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường Tiểu học
A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng chủ trương thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa để đưa đất nước ta, dân tộc ta vĩnh viễn thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, xứng đáng sánh vai với các cường quốc năm châu. Sự thành công của sự nghiệp trọng đại đó tùy thuộc vào công tác đào tạo nguồn nhân lực, vào sự nghiệp “trồng người”. Do đó, Đảng ta đã xác định: “Cùng với khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo phải thật sự là quốc sách hàng đầu”. Bối cảnh đó đặt ra cho ngành giáo dục, đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ quản lý và mỗi nhà trường trách nhiệm rất nặng nề: "dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt" để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong việc thực hiện sứ mệnh nặng nề và cao cả đó, mỗi trường học phải là một tập thể đoàn kết phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng dạy học đích thực, đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân yêu nước, có văn hoá, có trình độ kiến thức, kỹ năng khoa học, có ý chí, hoài bão vươn lên không cam chịu nghèo hèn, làm giàu cho đất nước và cho bản thân. Để làm được điều đó, mỗi trường học phải xây dựng cho được môi trường sư phạm tích cực, thân thiện: Thân thiện giữa thầy với trò, thân thiện giữa trò với trò, thân thiện giữa nhà trường với cộng đồng bằng cách điều chỉnh hành vi văn hóa của mỗi cá nhân thông qua quy tắc ứng xử văn hóa. Bởi môi trường văn hoá trong nhà trường có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất lượng cuộc sống và hiệu quả của mọi hoạt động trong nhà trường. Sự phát triển của trẻ em đặc biệt là lứa tuổi tiểu học từ 6 đến 11 tuổi chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường văn hoá xã hội nơi các em lớn lên. Môi trường văn hóa lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt có tài năng, đạo đức. Nếu môi trường này thiếu văn hoá thì không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, thực tế trong giáo dục hiện nay chúng ta coi trọng dạy chữ mà lơ là việc dạy người; coi trọng số lượng hơn là chất lượng dẫn đến một số vụ việc đáng tiếc xảy ra liên quan đến giá trị văn hóa, đạo đức. Điều đó cảnh báo về sự suy giảm đạo đức của một bộ phận nhỏ trong giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục trong nhà trường, làm giảm uy tín, chất lượng giáo dục. Vì vậy, xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học là hết sức cần thiết. Nó là nền tảng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhà trường. Việc xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học có thành công hay không là do sự đoàn kết, hợp tác của mỗi thành viên trong nhà trường. Xuất phát từ những lí do trên và kinh nghiệm của bản thân, tôi chọn nghiên - Phương pháp phân tích thực trạng - Phương pháp tổng hợp thống kê - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 7. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu Triển khai nghiên cứu từ tháng 9 năm 2017 đến hết tháng 4 năm 2018. 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài các phần Mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệụ tham khảo, sáng kiến gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở khoa học có liên quan đến đề tài. Chương 2: Thực trạng xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường tiểu học. Chương 3: Biện pháp xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường tiểu học. Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên [1]. Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh...Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận...Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa. Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa. Nói tới văn hoá là nói tới "Hệ thống những giá trị chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp". Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói "Văn hoá là hiểu biết, hiểu biết làm người xử sự, xử thế với bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên là đẹp đẽ nhất của văn hoá". Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Tuy được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái niệm văn hóa bao giờ cũng có thể quy về hai cách hiểu chính theo quan điểm của tổ chức UNESCO đưa ra năm 2002 là: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng như sau: - Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng là một tổng thể các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, tinh cảm, khắc hoạ lên bản sắc của một cộng đồng, gia đinh, xã hội. Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những truyền thống tín ngưỡng. - Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp: là một tổng thể những hệ thống biểu trưng (kí hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong một cộng đồng khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng. Văn hóa bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng (đẹp hay xấu, có đạo đức hay vô đạo đức, đúng hay sai...) theo cộng đồng ấy. Văn hóa là dòng chảy của các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, các truyền thống, nghi lễ của một cộng đồng 1.1.4. Văn hóa ứng xử trong nhà trường 1.2. Tác dụng của việc xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường. Việc xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường giúp giảm bớt sự không hài lòng của giáo viên, tạo ra môi trường sư phạm lành mạnh nuôi dưỡng và hỗ trợ việc dạy và học, khuyến khích giáo viên và học sinh nỗ lực rèn luyện, học tập để đạt được những thành tích như mong đợi. Cụ thể: Thứ nhất, quy tắc ứng xử mang tính quy phạm, chuẩn mực, và có tính áp đặt đối với các đối tượng trong phạm vi điều chỉnh. Trong phạm vi nhà trường, quy tắc ứng xử được thể hiện dưới dạng các quy định, quy chế áp dụng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Các quy định này sẽ trở thành kim chỉ nam định hướng cho việc thực hiện xây dựng bộ quy tắc trong nhà trường. Thứ hai, bộ quy tắc ứng xử có thể được coi như một công cụ hoặc phương tiện quản lý các hành vi ứng xử trong nhà trường. Chính vì vậy việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử chất lượng và hiệu quả cũng chính là một trong những nhiệm vụ của nhà quản lý nhằm giúp họ điều hành tốt hoạt động tổ chức và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đối với các nhà trường, việc áp dụng các quy tắc ứng xử hiệu quả có thể giúp họ tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, gây dựng được hình ảnh, thương hiệu tốt, đạt được hiệu quả giáo dục nhờ vào hành vi và hành động chuẩn mực, có văn hóa và chuyên nghiệp trong công việc, trong giao tiếp, và trong quan hệ xã hội. Nói tóm lại, quy tắc ứng xử có thể hỗ trợ nhà trường phát triển bền vững. Thứ ba, quy tắc ứng xử hoàn toàn có thể giúp nâng cao sự hài lòng với công việc, lòng trung thành, sự cố gắng, sự tự hào, động cơ làm việc của họ. Bởi xét cho cùng, mỗi cá nhân đều có những mong muốn và nhu cầu làm việc trong một môi trường làm việc văn hóa mà ở đó họ tôn trọng, được đối xử công bằng, được trao quyền và được đánh giá đúng năng lực. Mặt khác, quy tắc ứng xử có thể được sử dụng làm các tiêu chí đánh giá kết quả, kỉ luật và khen thưởng bởi về mặt bản chất, các quy tắc ứng xử chính là những thỏa thuận được cam kết giữa các chủ thể liên quan, ít nhất là giữa ban giám hiệu và các thành viên trong nhà trường. Thứ tư, quy tắc ứng xử giúp trả lời cho các câu hỏi “Như thế nào ? Làm thế nào ?”. Tức là làm thế nào để đạt được các hành vi ứng xử mong đợi, hay nói cách khác làm thế nào để một chủ thể thực hiện các hành vi ứng xử của mình. Trong các mối quan hệ chẳng hạn, quy tắc ứng xử hướng dẫn cho cá nhân các hành vi và tình huống nên và không nên làm giữa họ với đồng nghiệp, với cấp trên, với học sinh, với cha mẹ học sinh. Thứ năm, quy tắc ứng xử không chỉ điều chỉnh các hành vi trong nội bộ mà cả các hành vi ứng xử đối với bên ngoài của tổ chức. Các yếu tố bên ngoài nói đến ở đây là những ý thức, mối quan tâm, trách nhiệm của tổ chức đối với cộng tạo có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới sự nghiệp chăm sóc và phát huy yếu tố con người chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá, mọi nền văn minh của mọi quốc gia. Đương thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến giáo dục lý tưởng, đạo đức cho thế hệ trẻ... Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra trong mọi mặt của đời sống xã hội, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức mới của thời đại. Mặt trái của cơ chế thị trường tác động rất mạnh đến tư tưởng và đời sống dân sinh, đặc biệt là tệ nạn xã hội xâm nhập vào các trường học. Các nghiên cứu lý luận cho thấy công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường phổ thông là yếu tố ảnh hưởng mang tính quyết định đến chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong đó, xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học là nền tảng có tính cốt lõi. Trong những năm gần đây, hòa nhập với đô thị hóa, dân số ngày một tăng nhanh, mặt bằng dân trí và kinh tế không đồng đều, ảnh hưởng của tệ nạn xã hội dẫn đến sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành vi của học sinh hay sự thiếu kiềm chế và giảm sút lương tâm nghề nghiệp của một bộ phận nhỏ giáo viên làm giảm uy tín và chất lượng giáo dục. Một trong những nguyên nhân là các nhà trường chưa chú trọng quan tâm tới việc giáo dục kĩ năng giao tiếp, ứng xử cho giáo viên, chưa xây dựng được các quy tắc ứng xử trong nhà trường làm nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 2. 2. Nguyên nhân của thực trạng xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học Xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục ngày càng được chú trọng với đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng con người. Đáp ứng với yêu cầu của xã hội, các nhà trường luôn nỗ lực hết mình và cơ bản đã hoàn thành tốt nhiệ m vụ đề ra. Hoạt động giáo dục ở các trường có nề nếp, chất lượng ngày càng nâng cao, đi vào thực chất. Tuy nhiên, do một số điều kiện khách quan và chủ quan, một số đồng chí cán bộ quản lý chưa đi sâu đi sát trong chỉ đạo, lãnh đạo. Việc thực hành quy chế dân chủ đôi khi chưa hiệu quả. Việc phân công nhiệm vụ chưa rõ người rõ việc. Chưa chú trọng tới việc xây dựng môi trường giáo dục văn hóa, văn minh, lành mạnh. Vì vậy, muốn xây dựng và phát triển nhà trường một cách bền vững thì ngoài việc phải xây dựng một đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ sư phạm, yêu nghề, tận tuỵ với học sinh thì một điều không thể thiếu đó là phải xây dựng được một môi trường văn hóa trong trường học. Phấn đấu xây dựng trường tiểu học vững mạnh và phát triển với mục tiêu: "Uy tín - Chất lượng" Bên cạnh đó còn một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng môi trường văn hóa trong trường học. Sự nhận thức về xây dựng môi trường văn CHƯƠNG III CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG QUY TẮC ỨNG XỬ VÃN HÓA TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC Biện pháp 1: Xây dựng hệ thống quản lý của nhà trường về việc xây dựng quy tắc ứng xử trong trường tiểu học. 1. Mục đích: Nhằm gắn kết và phát huy sức mạnh trí tuệ của nhiều chủ thể giáo dục, có các hình thức hoạt động khác nhau và có một môi trường giáo dục vừa cởi mở vừa thân thiện. 2. Nội dung, cách thức thực hiện: - Tổ chức xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa cần có một cơ chế thống nhất chỉ đạo phối hợp lực lượng giáo dục dựa vào các hướng sau: Cần quán triệt sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Chính Phủ về “Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT theo hướng dân chủ hóa, hiện đại hóa...”; Đề án số 1585/ĐA- UBND, ngày 10 tháng 12 năm 2015 của UBND quận Thanh Xuân về Đề án “Phát triển Giáo dục và đào tạo quận Thanh Xuân giai đoạn 2016 - 2020”; Quyết định của UBND Quận về thực hiện “Năm kỉ cương hành chính 2017”, ... Xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa phải có sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa do các giáo viên, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường phối hợp thực hiện. Kết quả xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa được đánh giá vào năng lực, phẩm chất của học sinh theo học kỳ và theo năm học. - Thành phần Ban chỉ đạo bao gồ m: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng (Chủ tịch Công đoàn), Tổng phụ trách Đội, Tổ trưởng chuyên môn. Nhiệm vụ chung của Ban chỉ đạo là chỉ đạo, quản lý, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động hàng tháng, từng học kỳ và cả năm học. Ban chỉ đạo quy định thống nhất vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên, học sinh và các đoàn thể nhà trường. Ban chỉ đạo có trách nhiệm liên hệ phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để tổ chức tốt các hoạt động xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa. * Phân công nhiệm vụ - Trưởng Ban chỉ đạo là Hiệu trưởng có nhiệ m vụ xây dựng kế hoạch xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa, giám sát quá trình thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa, liên hệ phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đánh giá kết quả hoạt động. - Phó trưởng Ban chỉ đạo là Chủ tịch Công đoàn có nhiệ m vụ đôn đốc, nhắc nhở
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_xay_dung_quy_tac_ung_xu_van.docx