Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong trường Tiểu học

doc 22 trang skquanly 21/03/2025 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong trường Tiểu học
 Biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong trường Tiểu học
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Cơ sở vật chất trong mỗi trường học là một trong những yếu tố quyết định 
sự thành công của công tác giảng dạy và giáo dục. Để đáp ứng chuẩn hóa về cơ 
sở vật chất trong nhà trường, đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của toàn xã 
hội. Bởi vậy công tác tham mưu của nhà trường đúng với thực trạng, phù hợp 
với mỗi thời điểm là khâu đem lại hiệu quả của việc xây dựng cơ sở vật chất.
 Muốn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì phải phát triển giáo 
dục - đào tạo. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và nhà nước đã có những chỉ thị 
biện pháp tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường học để thực hiện 
đổi mới đồng bộ về nội dung phương pháp, phương tiện dạy học.
 Cơ sở vật chất trường học cũng là hệ thống các phương tiện vật chất và 
kỹ thuật cần thiết được giáo viên và học sinh sử dụng để hoạt động dạy và học 
nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Cơ sở vật chất của nhà trường bao gồm các 
đồ vật, những của cải vật chất và tinh thần, tự nhiên, nhà cửa, sân chơi, các đồ 
dùng dạy học.
 Giáo dục và Đào tạo là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh 
tế phát triển tới một xã hội tốt đẹp, là điều kiện tiên quyết để thực hiện quyền 
bình đẳng, dân chủ, hợp tác trí tuệ và tôn trọng lẫn nhau. Chính vì vậy, không 
chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, các Chính phủ đều coi giáo dục là 
Quốc sách hàng đầu. Với các chức năng đó, giáo dục không thể tách rời đời 
sống xã hội, giáo dục là sự nghiệp chung của toàn xã hội. 
 Thông thường, việc xây dựng cơ sở vật chất tại các trường Tiểu học chủ 
yếu là việc huy động nguồn tự nguyện đóng góp từ các bậc Cha mẹ học sinh. Để 
xây dựng các công trình, hạng mục cơ sở vật chất có tầm chiến lược thì cùng với 
sự quan tâm đóng góp tự nguyện của nhân dân, cha mẹ học sinh, phải cần có sự 
đầu tư của cấp trên và công tác tham mưu có hiệu quả thì mới đáp ứng việc xây 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trường TH Trần Phú 1 Biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong trường Tiểu học
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận
 Đảng ta đã định hướng về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và 
công nghệ có nêu: “Tạo được chuyển biến cơ bản về phát triển giáo dục và đào 
tạo, ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất 
lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất nhà trường” đó là định 
hướng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Bởi 
vì sự nghiệp giáo dục hiện nay đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mọi 
người. Muốn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì phải phát triển giáo 
dục - đào tạo. 
 Quan điểm của Đảng ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Hơn nữa, bậc 
học tiểu học là bậc học nền tảng tạo tiền đề cho các em học tiếp bậc học tiếp 
theo nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành người công dân có đủ đức, đủ tài, phát triển 
toàn diện về thể chất, tâm hồn: Đức - trí - thể - mĩ để đáp ứng yêu cầu xã hội, 
đáp ứng mục tiêu giáo dục - đào tạo đòi hỏi nhà trường phải đáp ứng yêu cầu 
cần thiết cho việc dạy đó là: việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường 
học để trường lớp khang trang. Thực tế cho ta thấy nơi nào có cơ sở vật chất đầy 
đủ, trường, lớp khang trang, sạch đẹp, mô phạm thì nơi ấy chất lượng giảng dạy 
cũng như các hoạt động khác trong nhà trường đáp ứng được chất lượng. 
 Trường Tiểu học Trần Phú, trong thời gian qua cùng với nguồn tự nguyện 
đóng góp của các bậc cha mẹ học sinh thì luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư 
của cấp trên về công tác xây dựng cơ sở vật chất cho trường; nhờ đó khuôn viên 
nhà trường từng bước sạch đẹp hơn. Xác định rõ vai trò của công tác tham mưu 
xây dựng cơ sở vật chất của trường, trước thực trạng còn khó khăn chung của 
toàn ngành, nhiệm vụ của nhà trường phải nắm bắt thời cơ, gắn với thực tế của 
địa phương, đối tượng học sinh của trường nhằm đưa ra giải pháp tối ưu, có tính 
chất đột phá, phải tạo đà, tạo thế cho phong trào giáo dục của nhà trường vững 
bước tiến lên.
 2. Thực trạng
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trường TH Trần Phú 3 Biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong trường Tiểu học
 Phân tích được thực trạng, đề ra giải pháp, biện pháp thực hiện phù hợp 
với tình hình thực tế của nhà trường nhằm đưa ra ý kiến đề xuất, tham mưu với 
các cấp đạt được theo kế hoạch để xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu tối 
thiểu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
 b.1.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng cơ sở vật 
chất
 Để công tác tham mưu được thành công thì phải thống nhất từ trong chi 
bộ nhà trường, bởi chi bộ là nơi tập trung trí tuệ cao nhất, hội tụ được cách nhìn 
tổng thể và có trách nhiệm cao nhất về công tác xây dựng cơ sở vật chất.
 Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên, chi bộ Đảng, với vai trò chỉ 
đạo, tùy vào tình hình thực tế tại đơn vị, chi bộ sẽ cụ thể hóa các chương trình 
trong việc xây dựng cơ sở vật chất đưa vào thực tế đảm bảo khách quan, khoa 
học và đạt hiệu quả cao nhất.
 Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đường lối chủ trương 
của Đảng, pháp luật của nhà nước cho Đảng viên, cán bộ giáo viên để thống 
nhất cao về kế hoạch trong việc xây dựng cơ sở vật chất.
 Định kì sinh hoạt chi bộ tập trung triển khai về kế hoạch xây dựng cơ sở 
vật chất nhà trường, thông qua toàn chi bộ, tổ chức thảo luận, lấy ý kiến về công 
tác cơ sở vật chất.
 Từ ý kiến thống nhất trong chi bộ, trên cơ sở thực tế, tập hợp ý kiến của 
tập thể cán bộ, viên chức nhà trường qua các cuộc họp, sau đó tổng hợp hiện 
trạng các mục chính cần thiết tối thiểu của trường.
 b.2. Lập kế hoạch tu sửa và xây dựng các hạng mục
 Trong việc quản lý cơ sở vật chất, hiệu trưởng phải có kế hoạch xây dựng 
hoặc đổi mới cơ sở vật chất nhà trường theo từng giai đoạn, dài hạn, ngắn hạn. 
Để có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất cần xác định mục tiêu của kế hoạch cụ 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trường TH Trần Phú 5 Biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong trường Tiểu học
 b.3. Tham mưu với các cấp
 Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xin chủ trương 
phương án huy động đóng góp ngày công hoặc bằng hiện vật, tiền,...Với những 
bước làm cụ thể trên thực tiễn và kết hợp với các biện pháp linh hoạt trong tổ 
chức vận động, kết hợp tình yêu thương học sinh thầy cô giáo, vào đầu mỗi năm 
học, sau đại hội cha mẹ học sinh, công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường 
được tiến hành khẩn trương. 
 Chủ động tham mưu trực tiếp với lãnh đạo Phòng GD&ĐT, tạo nhiều cơ hội 
để lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phương đến thăm cơ sở vật chất, gặp gỡ giáo 
viên nhà trường. Định kỳ làm việc với cấp ủy và chính quyền địa phương để kịp thời 
báo cáo được diễn biến mọi tình hình của nhà trường và xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ. 
Luôn chủ động tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền.
 Trong việc thu chi nguồn xã hội hóa giáo dục và việc quản lý tài chính, 
nhà trường cần thực hiện nguyên tắc dân chủ tập trung, công khai rõ ràng, tránh 
những suy nghĩ sai lầm, lệch lạc của các lực lượng trong và ngoài nhà trường; có 
những vấn đề về tài chính, cần giải quyết kịp thời, dứt điểm, thỏa đáng ngay từ 
đầu, tránh kéo dài, tồn đọng sẽ gây ra sự việc không hay xảy ra gây mất lòng tin 
trong học sinh, cha mẹ học sinh và trong nhân dân.
 Thường xuyên và kịp thời cung cấp những thông tin về giáo dục đến các 
cán bộ chủ chốt trong cấp ủy, chính quyền địa phương; phân tích cụ thể về hiện 
trạng cơ sở vật chất của đơn vị, lí do, mục đích của việc tham mưu; đưa ra được 
nguồn đối ứng để các cấp nhìn thấy sự cần thiết cung ứng để đạt được tầm chiến 
lược trong xây dựng và phát triển nhà trường. 
 Để công tác tham mưu có hiệu quả, trong các cuộc họp cha mẹ học sinh, 
các cuộc gặp gỡ thường ngày, đội ngũ nhà trường đã chủ động tạo cơ hội để 
chuyển tải những thông tin cần thiết đến tận từng bậc cha mẹ học sinh, nhân dân 
làm cho họ nhận thức đúng đắn từ đó các nguồn lực sẵn sàng đóng góp công sức 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trường TH Trần Phú 7 Biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong trường Tiểu học
 Ban cơ sở vật chất thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, giám sát việc quản lý 
tài sản của các bộ phận, cá nhân và trình hiệu trưởng làm quyết định điều 
chuyển tài sản giữa các bộ phận, cá nhân khi cần thiết.
 Đầu mỗi năm học, bộ phận cơ sở vật chất làm tốt công tác giao nhận cụ 
thể với cá nhân phụ trách các phòng làm việc, giáo viên chủ nhiệm. Ví dụ, tại 
lớp học, nhà trường giao trách nhiệm như sau:
 “Tất cả tài sản lớp 3A, nhà trường giao trách nhiệm cho tập thể lớp bảo 
quản và sử dụng đảm bảo. Nếu xẩy ra mất mát, hư hỏng trong giờ học thì giáo 
viên chủ nhiệm tìm nguyên nhân và giải quyết với học sinh phù hợp. Nếu ngoài 
giờ học thì giáo viên chủ nhiệm báo cáo với bảo vệ, nhà trường kịp thời để có 
hướng giải quyết. Các lớp tường mới sơn, bàn ghế còn nguyên vẹn, nếu học sinh 
tự ý làm bẩn, hỏng thì liên quan đến cá nhân đó phải chịu trách nhiệm”.
 Công tác chuyên tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất được thường xuyên quan 
tâm thì mọi tài sản mới đảm bảo bền, đẹp và tạo được niềm tin với các lực lượng 
phối hợp giữa nhà trường, gia đình, lực lượng xã hội trong công tác xã hội hóa 
giáo dục.
 b.5. Xây dựng mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình, lực lượng xã hội
 Để đạt được hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động; chủ thể huy động 
cộng đồng người đứng ra làm nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục, tập thể sư phạm 
nhà trường là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai kế hoạch, đội ngũ giáo 
viên chủ nhiệm giữ vai trò quan trọng trong quá trình triển khai trực tiếp trước 
các bậc cha mẹ học sinh. 
 Tham mưu với lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương, họ chính là 
những người giữ vai trò quan trọng trong việc phê duyệt chủ trương, tuyên 
truyền, vận động trong nhân dân, ban đại diện cha mẹ học sinh cũng là một chủ 
thể trong việc triển khai, thực hiện và giám sát.
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trường TH Trần Phú 9 Biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong trường Tiểu học
 Coi trọng công tác xã hội hóa giáo dục, làm tốt công tác tuyên truyền các 
quan điểm của Đảng với các cấp các ngành và chính quyền địa phương cũng 
như mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Tham gia đầy đủ các cuộc họp ở địa 
phương, tổ chức các cuộc họp phụ huynh theo định kỳ để triển khai, thông báo, 
đánh giá xếp loại học sinh cũng như các hoạt động của nhà trường để tham khảo 
ý kiến đóng góp của các bậc cha mẹ học sinh. Tổ chức giao lưu văn nghệ quyên 
góp ủng hộ học sinh nghèo, chú trọng công tác tham mưu với chính quyền địa 
phương, các cấp các ngành, tuyên truyền vận động các nhà hảo tâm cùng tham 
gia vào sự nghiệp giáo dục.
 Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh của toàn xã hội trong việc giáo 
dục thế hệ trẻ, nhà trường một mặt phải làm tốt việc giảng dạy giáo dục của toàn 
thể cán bộ giáo viên trong nhà trường. Mặt khác, phải phối hợp chặt chẽ với gia 
đình, với các tổ chức xã hội, nhằm hướng vào một mục tiêu chung xây dựng 
khối đại đoàn kết trong toàn trường, khi có được sức mạnh toàn dân, sự đầu tư 
chăm lo giáo dục cho nhà trường sẽ toàn tâm, toàn ý và chắc chắn thúc đẩy 
phong trào thi đua "Hai tốt" trong nhà trường.
 b.6. Tham mưu xã hội hóa nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục
 Tạo uy tín với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng 
địa phương thông qua việc khẳng định uy tín chất lượng nhà trường, mục đích 
của huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất nhằm đáp ứng điều kiện dạy 
học và giáo dục cho nhà trường, nhiệm vụ chính của nhà trường được khẳng 
định bằng chất lượng thì việc đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất từ các nguồn 
lực là xứng đáng; bởi vậy sự tạo lập uy tín của nhà trường bằng chính nội lực 
của nhà trường và sự phấn đấu của mỗi thầy, cô giáo trong quá trình giảng dạy, 
phải biến trình tự giảng dạy của thầy, cô giáo thành trình tự học học tập của học 
sinh. Tạo một bầu không khí ở nhà trường thật vui tươi phấn khởi, để học sinh 
mỗi ngày đến trường được học, được vui chơi một cách thoải mái và tiếp thu bài 
học có hiệu quả. Xây dựng cho mỗi giáo viên trong giảng dạy phải thể hiện bằng 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trường TH Trần Phú 11 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_tham_muu_xay_dung_co_so_vat.doc