Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mẫu giáo Lộc Hưng
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mẫu giáo Lộc Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mẫu giáo Lộc Hưng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN NĂM 2022-2023 I. TÊN SÁNG KIẾN: “Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mẫu giáo Lộc Hưng”. II. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN: Khái niệm kỹ năng sống (KNS) lần đầu tiên được bàn đến trong Hiến chương Ottawa của WHO (1986) về nâng cao sức khỏe, trong đó có nêu mục “các kỹ năng cá nhân” nhằm “hỗ trợ sự phát triển cá nhân và xã hội thông qua cung cấp thông tin, giáo dục sức khỏe và nâng cao KNS. Về sau, WHO (1997) tiếp tục mở rộng khái niệm này, theo đó KNS “có thể được định nghĩa là các khả năng về thích nghi và hành vi tích cực giúp cho các cá nhân có thể đáp ứng hiệu quả các nhu cầu và thử thách trong cuộc sống hàng ngày”. Từ góc độ sức khỏe tâm thần, WHO (1999) xác định 5 lĩnh vực cơ bản của KNS bao gồm: Ra quyết định và giải quyết vấn đề; tư duy sáng tạo và tư duy phê phán; thông tin và kỹ năng giao tiếp; ý thức về bản thân và sự đồng cảm; đối phó với cảm xúc và đối phó với căng thẳng. Theo UNESCO (2003), KNS là năng lực cá nhân giúp cho việc thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Theo đó, KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục: (1) Học để biết gồm các kỹ năng tư duy: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả... (2) Học để làm người gồm các kỹ năng cá nhân: ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin... (3) Học để chung sống với người khác gồm các kỹ năng xã hội: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định mình, hợp tác, làm việc nhóm... (4) Học để làm: gồm các kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm... + Bước 3: Tổ chức thảo luận chung; + Bước 4: Hoàn chỉnh kế hoạch và kí duyệt. Dưới đây là nội dung kế hoạch triển khai tổ chức GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi đã được triển khai trong năm học 2022-2023 tại nhà trường (trích Kế hoạch Số: 20A /KH-TrMGLH): B. DÀNH CHO TRẺ 5-6 TUỔI 1 Hành động yêu thương Tháng 9-10/2022 (từ 16h-17h) 2 Yêu thương gia đình 3 An toàn khi ở nhà 01 mình 4 Ứng xử với người lạ 5 Đề phòng và xử lý khi bị bắt cóc Tháng 11/2022 (16h-17h) 6 Người mẹ vĩ đại 7 Phòng tránh xâm hại cơ thể (2 tiết) 8 Tri ân thầy cô 9 Trải nghiệm tại Tà Thiết Tuần cuối tháng 11 (từ 16h-17h) 10 Tự sơ cứu vết thương nhỏ Tháng 12/2022 (6h-17h) 11 Trung thực là không nói dối 12 Bé kiên trì 13 Lời nói yêu thương 14 Chuyên đề hợp tác (2 tiết) Tháng 01/2023 (6h-17h) 15 Món quà tặng mẹ 16 Xử lý khi bị đi lạc 17 Xử lý khi xảy ra hỏa hoạn (2 tiết) Tháng 02/2023 (6h-17h) 18 Siêu mẫu nhí (2 tiết) 19 Bé tập làm MC (2 tiết) Tháng 3/2023 (6h-17h) 20 Bé làm nhà ảo thuật (2 tiết) 21 Bé làm quen, kết bạn mới Tháng 4/2023(16h-17h) Ngoài các hoạt động học cơ bản GDKNS còn được tích hợp linh hoạt trong các hoạt động khác diễn ra trong một ngày của trẻ như hoạt động đón trả trẻ, trò chuyện sáng, hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động ăn ngủ vệ sinh, hoạt chơi và hoạt động theo ý thích. Với mỗi một hoạt động trong GV đều có thể hướng dẫn cho trẻ những KN mới và luyện tập củng cố KN cũ cho trẻ. * Tăng cường sử dụng các phương pháp GDKNS cho trẻ theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ” Để GDKNS được thực sự hiệu quả bên cạnh việc định hướng nội dung, hình thức GDKNS thì việc cung cấp cho GV những biện pháp phù hợp với nội dung GDKNS là một việc vô cùng quan trọng. Hiện nay, phương pháp “GD lấy trẻ làm trung tâm” được áp dụng vào chương trình GDMN trên cả nước bởi tính hiệu quả mà phương pháp GD này mang lại. Hiệu trưởng hướng dẫn GV tích cực sử dụng các phương pháp GDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi theo quan điểm “GD lấy trẻ làm trung tâm” bằng cách: GV dựa trên những nhu cầu, khả năng, thế mạnh và hứng thú của từng trẻ; GV tạo những cơ hội cho trẻ học hỏi và rèn luyện KNS bằng những cách khác nhau và phản ánh sự phát triển của từng trẻ trên tất cả những gì mà trẻ đã được biết và có thể thực hiện được. Hiệu trưởng tăng cường công tác đổi mới phương pháp của GV, tổ chức cho GV tiếp cận phương pháp dạy học mới thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề.... cho GV thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và rút ra những phương pháp dạy học, hình thức dạy học phù hợp từng hoạt động GDKNS là việc làm cần thiết mà cán bộ QL cần quan tâm thực hiện. Dưới đây là một số hoạt động GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi đã được thực hiện trong năm học 2022-2023: 3.3. Biện pháp 3: Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch GDKNS Đầu năm học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trong đó có mảng kiểm tra các hoạt động chuyên môn, chú trọng kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho trẻ. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho từng tháng sẽ bao quát được chương trình hành động trong năm học về quản lý công tác GDKNS một cách cụ thể trên cơ sở tình hình thực tế của nhà trường, năng lực của GV và năng lực của trẻ, các điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến công tác giáo dục GDKNS, dự kiến công việc, thời gian, phương pháp tiến hành và kết quả mong muốn. Thành lập Ban kiểm tra nội bộ của nhà trường trong đó có sự phân công kiểm tra chuyên sâu về hoạt động GDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi. Cần quán triệt cho GV nhận thức rõ về công tác kiểm tra, đánh giá, xem công tác kiểm tra, đánh giá là chuyện bình thường, cần thiết trong mỗi trường học. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá theo hình thức có báo trước và dự giờ đột xuất. Thời điểm kiểm tra là bất kỳ thời điểm nào trong chế độ sinh hoạt một 3.5. Biện pháp 4: Tổ chức phối hợp tốt giữa các lực lượng ở nhà trường, gia đình và xã hội trong việc thực hiện GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi * Xây dựng kế hoạch phối hợp với gia đình, và cộng đồng trong GDKNS cho trẻ Hàng năm, Hiệu trưởng lập kế hoạch năm học trong đó có kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Đặt biệt quan tâm chỉ đạo lồng ghép các hoạt động GDKNS cho trẻ. Trong đó chú trong việc phối kết hợp GDKNS được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng, nhằm giúp gia đình và cộng đồng hiểu rằng trẻ ở các trường mầm non, MG không chỉ có chăm sóc, nuôi dưỡng mà trẻ cần được giáo dục những kiến thức và KN, đặc biệt là KNS cần thiết cũng vô cùng quan trọng khi trẻ tham gia theo học tại trường. Đưa nội dung GDKNS vào cuộc họp phụ huynh đầu năm. Thống nhất cơ chế phối hợp với gia đình và cộng đồng trong việc GDKNS cho trẻ. Đảm bảo sự phối hợp giữa GV với GV, GV với PH, với các tổ chức đoàn thể trong trường và ngoài xã hội trong tổ chức các hoạt động GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi. Tổ chức góc tuyên truyền về GDMN. Trong đó chú trọng các hoạt động và hình ảnh GDKNS cho trẻ. Trên các bảng tuyên truyền của mỗi lớp bên cạnh những nội dung về chăm sóc sức khỏe, nội dung giáo dục của lớp cần có các nội dung GDKNS để phụ huynh có thể nắm bắt và phối hợp với GV rèn KNS cho trẻ. * Chú trọng vai trò của gia đình trong công tác GDKNS Hiệu trưởng cần nâng cao nhận thức cho phụ huynh nhằm giúp họ hiểu rằng việc GDKNS cho trẻ không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, của các thầy cô giáo mà gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc GDKNS và duy trì các KNS cho trẻ. GDKNS trong nhà trường sẽ bị hạn chế nếu không nhận được sự phối hợp gia đình mà trước tiên là của các bậc làm cha mẹ. Thông qua các cuộc họp phụ huynh hoặc những lần gặp gỡ giữa nhà trường và gia đình, ngoài việc thông báo tình hình của trẻ, CBQL và GV cần tuyên truyền để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng phải GDKNS cho trẻ, phụ huynh hiểu giản đến phức tạp để tránh chồng chéo về nội dung GDKNS. Xác định cho người tổ chức hoạt động GDKNS không được gò ép đứa trẻ học trên quan điểm chủ quan của người dạy mà phải lôi cuốn trẻ vào các hoạt động GDKNS một cách tự nhiên, dựa trên nhu cầu hứng thú của trẻ. Dưới đây là một số hình ảnh về các hoạt động tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh và các lực lượng giáo dục khác trong GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi: IV. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Qua hơn một học kỳ thực hiện các biện pháp của sáng kiến tôi nhận thấy đã có được các kết quả đáng kể: * về giáo viên: Đã nhận thức và hiểu sâu sắc hơn tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Nắm chắc được các kỹ năng cần thiết để dạy trẻ. Có trách nhiệm hơn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày. * Đối với phụ huynh: Các bậc phụ huynh đã thấy được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho con mình. Nhiều phụ huynh tích cực trong việc phối kết hợp với giáo viên để rèn kỹ năng sống cho trẻ. Hạn chế được tình trạng phụ huynh bế con, cầm đồ cho con lên tận lớp. Phụ huynh hài lòng với thành công của trẻ, tin Sáng kiến đã được Hội đồng Sáng kiến cấp trường công nhận và được triển khai phổ biến sáng kiến đến tất cả các lớp tại trường Mẫu giáo Lộc Hưng. Lộc Hưng, ngày 10 tháng 4 năm 2023 Thủ trưởng Đơn vị nhận xét và xác nhận Người viết (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) Lưu Thị Thu Hiền
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_quan_ly_giao_duc_ky_nang_son.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mẫu giáo L.pdf