Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường THCS Thái Thịnh

docx 54 trang skquanly 06/05/2025 422
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường THCS Thái Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường THCS Thái Thịnh

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường THCS Thái Thịnh
 MỞ ĐẦU
 1. Lý do nghiên cứu
 Thế kỷ XXI, thế kỷ của cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, thế 
kỷ của nền văn minh hậu công nghiệp. Đây là thời đại bùng nổ thông tin, thời đại của 
toàn cầu hóa, của nền kinh tế tri thức. Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công 
nghệ, nền kinh tế thế giới cũng cũng đang trên đà phát triển với tốc độ phi mã.
 Để đạt được sự phát triển như vậy, mỗi quốc gia trên thế giới đều có chiến lược riêng 
của mình. Xong không một quốc gia, dân tộc nào trong sự phát triển của mình lại không 
có sự đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho giáo dục là hướng đầu tư đúng đắn nhất, là đầu tư 
cho sự phát triển bền vững.
 Ở Việt Nam, trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn nhận thức được tầm 
quan trọng của giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), luôn có những chủ trương đúng đắn trong 
việc chỉ đạo, định hướng cho sự phát triển của GD-ĐT. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 
XII tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng xem GD-ĐT là quốc sách hàng đầu. Đồng 
thời, Đảng ta cũng tiếp tục khẳng định các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải 
pháp thể hiện trong Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện về GD-ĐT, 
chẳng hạn như mục tiêu của GD-ĐT là phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người 
học; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập 
suốt đời và xây dựng xã hội học tập; đổi mới công tác quản lý giáo dục (QLGD), đào 
tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD..., phấn đấu đến năm 2030, nền giáo 
dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Qua đó cho thấy quyết tâm của Đảng 
ta trong đổi mới GD-ĐT để nền giáo dục nước ta từng bước hội nhập với nền giáo dục 
của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đảng ta rất quan tâm đến đội ngũ nhà giáo 
và cán bộ QLGD vì chính đội ngũ này là một trong những nhân tố quyết định sự thành 
công của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện về GD-ĐT bởi họ chính là lực lượng 
trực tiếp đóng góp vào sự đổi mới này. Để nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo, công 
tác bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên và có bài bản.
 Đề tài này trình bày về Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng 
lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường THCS TT.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm 
nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường THCS TT trong giai đoạn 
hiện nay.
 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
 3.1. Khách thể nghiên cứu
 Hoạt động quản lí của hiệu trưởng trường trung học cơ sở TT.
 3.2. Đối tượng nghiên cứu
 Biện pháp QL nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường 
THCS TT trong giai đoạn hiện nay. Chương 1
 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
 Quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại 
hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội. Trong đó, đội ngũ GV có vai 
trò hết sức quan trọng bởi họ chính là lực lượng trực tiếp đóng góp vào đổi mới này. Để 
hoàn thành tốt sứ mệnh này đòi hỏi người GV phải có năng lực chuyên môn tốt. Vậy làm 
sao cho đội ngũ GV có năng lực chuyên môn tốt để luôn đáp ứng được đòi hỏi nâng cao 
chất lượng giáo dục.
 Trong công tác quản lý các trường THCS, QL chuyên môn có vai trò quan trọng, 
nó chính là yếu tố quyết định đến hoạt động dạy học của nhà trường. Đây là nhiệm vụ 
không đơn giản đối với mỗi người hiệu trưởng. Mục tiêu của công tác này là đảm bảo 
nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu của mục tiêu, kế hoạch đào tạo của bậc học 
THCS. Để làm tốt công tác QL của hiệu trưởng, đã có nhiều nhà khoa học, nhà nghiên 
cứu đã có những công trình đề cập đến thực tiễn QL ở các nhà trường nhằm tìm ra biện 
pháp QL có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu QLGD trong và ngoài nước 
đã nêu lên một số biện pháp QL của hiệu trưởng xong mới chỉ đề cập đến các biện pháp 
chung cho trường phổ thông. Có một số tác giả đề cập đến chất lượng giảng dạy ở bậc 
THCS nhưng chỉ nghiên cứu cải tiến nội dung và phương pháp dạy học bộ môn mà chưa 
đề cấp đến biện pháp QL của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội 
ngũ GV. Việc nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV là việc làm cấp thiết trong 
giai đoạn hiện nay để giúp họ thực hiện hiệu quả việc cải tiến nội dung, phương pháp 
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
1.2 Quản lý giáo dục
1.2.1 Khái niệm quản lý giáo dục
 Quản lý giáo dục là quản lý trong lĩnh vực giáo dục. Bàn về khái niệm này có 
nhiều ý kiến khác nhau, ở đây tôi xin nêu ra một số quan niệm cơ bản của các nhà khoa 
học.
 Theo học giả nổi tiếng M.I Kônđacốp: QLGD là tập hợp các biện pháp tổ chức, 
cán bộ, kế hoạch hóa, tài chính, cung tiêu nhằm đảm bảo vận hành bình thường của các 
cơ quan trong hệ thống giáo dục, để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt 
chất lượng lẫn số lượng.
 Theo M.M Mecchiti: Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp (tổ chức, 
cách thức, cán bộ giáo dục, kế hoạch hóa, tài chính, cung tiêu) nhằm đảm bảo sự vận 
hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển 
và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng.
 Theo P.V.Khuđôminxky: QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức 
và có mục đích của các chủ thể QL ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống 
(từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến nhà trường) nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục chủ 
nghĩa cộng sản cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện, hoàn hảo . bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện đạt kết quả các kế hoạch của tổ 
chức đặt ra.
 Đặc trưng của tổ chức bao gồm các tiêu chí cơ bản là lý tưởng sứ mệnh, mục tiêu 
của tổ chức; quy mô của tổ chức; cơ cấu, thiết chế của tổ chức; nội dung công việc của 
tổ chức; điều kiện tồn tại và phát triển của tổ chức.
 Quá trình tổ chức sẽ lôi cuốn việc hình thành, xây dựng các bộ phận, các phòng 
ban cộng với công việc của chúng và sau đó là vấn đề nhân sự cán bộ sẽ tiếp nối ngay 
sau các chức năng kế hoạch hoá và tổ chức.
 Khi có căn cứ của tổ chức thực hiện đảm bảo thống nhất các nguyên tắc trong 
mục tiêu mỗi thành viên đều góp phần công sức vào thực hiện mục tiêu duy trì có cấu tổ 
chức được coi là hợp lý. Một tổ chức được coi là hiệu quả khi nó được áp dụng thực hiện 
các mục tiêu của hệ thống với mức hợp lý nhất.
 + Chỉ đạo:
 Chỉ đạo là quá trình tập hợp các thành viên trong tổ chức trong mối liên kết chỉ 
đạo chặt chẽ, động viên, hướng dẫn, điều chỉnh quá trình thực hiện nhiệm vụ nhất định 
của thành viên để đạt được mục tiêu của tổ chức đặt ra.
 + Kiểm tra:
 Kiểm tra là tai mắt của QL, là một chức năng quan trọng của QL, lãnh đạo mà 
không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo: Mục đích của kiểm tra nhằm thực hiện tốt 
nhất ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Chức năng QL của hiệu trưởng 
là đo lường và điều chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo rằng: Các mục tiêu, các kế hoạch 
vạch ra để đạt được ngày càng được hoàn thành.... Từ đó tìm ra những biện pháp động 
viên, giúp đỡ, cân nhắc và điều chỉnh. Kiểm tra là chức năng đích thực của QL là khâu 
đặc biệt quan trọng của chu trình QL, giúp người QL hình thành cơ chế điều chỉnh theo 
hướng đích.
 Để công tác QL đạt hiệu quả thì khâu kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên 
và có sự kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt.
 1.2.3. Biện pháp quản lý giáo dục
 - Biện pháp: là cách làm, cách giải quyết vấn đề cụ thể.
 - Biện pháp quản lý: là tổ hợp các cách thức tiến hành của chủ thể quản lý tác 
động đến đối tượng QL nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng cơ hội của 
đối tượng QL để đạt được mục tiêu QL.
 - Biện pháp quản lý giáo dục: là một tổ hợp các tác động có định hướng của chủ 
thể quản lý đến đối tượng QL nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và toàn bộ hệ 
thống giáo dục đạt đến mục tiêu giáo dục đã định.
 Đối tượng QLGD phức tạp đòi hỏi biện pháp QL của chủ thể phải đa dạng phong 
phú hợp với đối tượng QL. Biện pháp QL có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ 
thống các phương pháp. Hệ thống biện pháp QL giúp cho nhà QL thực hiện tốt các 
phương pháp QL và đạt được mục tiêu giáo dục của mình.
 Xét theo chức năng quản lý (Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra) 
thì biện pháp QLGD gồm 4 nhóm: - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố 
cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
1.3. Năng lực chuyên môn của giáo viên
 Năng lực: Theo Tâm lý học, năng lực là một tổ hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân 
đáp ứng yêu cầu của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động ấy đạt kết 
quả tốt. Tổ hợp không phải là sự tồn tại song song của nhiều yếu tố mà là sự liên hệ hữu 
cơ, sự tác động qua lại giữa các yếu tố, trong đó thuộc tính đóng vai trò chủ đạo, có thuộc 
tính làm nền và thuộc tính phụ trợ.
 Chuyên môn: Là tổ hợp các tri thức, kỹ xảo thực hành mà con người tiếp thu được 
qua đào tạo để có khả năng thực hiện một loại công việc trong phạm vi một ngành nghề 
nhất định theo sự phân công của xã hội.
 Chuyên môn sư phạm: Là một ngành khoa học về lĩnh vực giáo dục đào tạo, có 
nội dung, phương pháp sư phạm riêng biệt. Đối với các nhà khoa học thì chuyên môn 
của họ là tinh thông nghề nghiệp, sự hiểu biết về lĩnh vực của mình. Còn chuyên môn sư 
phạm thì không chỉ có hiểu biết và tinh thông về lĩnh vực nghề của mình mà còn phải 
biết truyền thụ tri thức nghề nghiệp đó cho học sinh.
 Năng lực chuyên môn của GV: Là mức độ hiểu biết, tinh thông về dạy học, giáo 
dục và khả năng truyền thụ tri thức, làm phát triển nhân cách người học.
 Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV: Nâng cao là tác động thêm vào 
cái đã có để làm nó thay đổi trạng thái theo hướng phát triển cao hơn, tăng hơn về số 
lượng và chất lượng. Để nâng cao năng lực chuyên môn đã có của GV, người hiệu trưởng 
cần phải sử dụng các biện pháp QL phù hợp với chức năng của nó, có như vậy mới làm 
tăng hơn về số lượng và làm biến đổi về chất lượng trong hoạt động chuyên môn của đội 
ngũ GV. Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV chính là làm cho việc sử dụng 
các biện pháp QL hoạt động chuyên môn tác động vào hoạt động dạy của thầy và hoạt 
động học của trò, nhằm tăng sự hiểu sâu, biết rộng, cập nhật kiến thức mới, sự linh hoạt 
trong sử dụng các phương pháp dạy học... Tất cả những điều đó được thể hiện qua nội 
dung bài dạy trên lớp, qua kiểm tra khảo sát chất lượng HS, qua kết quả các kì thi HS 
giỏi, thi GV giỏi, qua chất lượng học sinh cuối học kỳ, cuối năm học. hay nói cách khác, 
nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV chính là làm tăng khả năng, giá trị về số 
lượng cũng như chất lượng hoạt động chuyên môn.
 Có thể khẳng định năng lực chuyên môn của GV là một yếu tố quyết định tới chất 
lượng giáo dục. Năng lực này được hình thành trong quá trình được đào tạo và phát triển 
trong quá trình GV trực tiếp giảng dạy ở nhà trường và trong công tác bồi dưỡng thường 
xuyên. Để phát huy được tốt nhất năng lực chuyên môn của giáo viên trong các nhà 
trường, người hiệu trưởng cần đề ra và vận dụng linh hoạt các biện pháp QL, tạo điều 
kiện tốt nhất cho GV giảng dạy đạt hiệu quả cao.
1.4. Nội dung quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng
 Quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường là QL toàn bộ việc giảng dạy, 
giáo dục của thầy, việc học tập rèn luyện của trò theo nội dung giáo dục toàn diện nhằm 
thực hiện mục tiêu và đường lối giáo dục của Đảng. QL hoạt động chuyên môn là nhiệm 
vụ trọng tâm của QL nhà trường. Sau đây là một số nội dung QL hoạt động chuyên môn 
chủ yếu: Trong QL hoạt động giảng dạy, hiệu trưởng phải thấy rõ tầm quan trọng của việc 
GV, các tổ chuyên môn thực hiện tốt kế hoạch là quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng 
dạy học, người hiệu trưởng QL thực hiện kế hoạch phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc 
phát hiện kịp thời thì mới có sự chỉ đạo linh hoạt trong việc bổ sung hay điều chỉnh một 
vài chi tiết trong kế hoạch sao cho không làm thay đổi mục tiêu mà lại phù hợp với tình 
hình thực tế thì chất lượng giảng dạy mới đạt yêu cầu.
 1.4.3. Quản lý việc thực hiện chương trình
 Chương trình dạy học về nguyên tắc là pháp lệnh của nhà trường do Bộ Giáo dục 
- Đào tạo ban hành, là căn cứ pháp lệnh để nhà trường tiến hành chỉ đạo giám sát quản 
lý hoạt động giảng dạy của trường mình. Chương trình giảng dạy quy định số lượng tiết 
học, xây dựng phương pháp, hình thức dạy học cho từng môn học, thời gian từng môn 
bằng số tiết trên tuần và số tiết cho cả năm học nhằm thực hiện mục tiêu của từng cấp 
học.
 Hiệu trưởng phải chỉ đạo GV thực hiện dạy đúng, đủ theo kế hoạch dạy học đã 
được PGD phê duyệt, theo nội dung sách giáo khoa cho từng môn học.
 Hiệu trưởng về nguyên tắc phải nắm vững cấu tạo chương trình dạy học của cấp 
học, từng môn học, hiểu thật chắc càng sâu càng tốt về nội dung và phạm vi kiến thức 
từng môn học. Đồng thời hiệu trưởng phải nắm vững kế hoạch dạy học của từng môn 
học, lớp học, phương pháp dạy học đặc trưng của từng bộ môn với các điều kiện để dạy 
học môn đó. Trên cơ sở đó hiệu trưởng phải tổ chức cho GV nghiên cứu nắm vững mục 
tiêu nội dung, chương trình dạy học ở cấp học và của từng khối lớp và chỉ đạo thực hiện 
nghiêm túc.
 Ngoài ra hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc GV thực hiện qua lịch 
báo giảng, sổ ghi đầu bài, dự giờ GV, biên bản kế hoạch tổ để kịp thời uốn nắn, chỉ đạo.
 Một trong điều kiện quan trọng để thực hiện chương trình đó là thời gian. Thời 
gian thực hiện chương trình được ổn định theo tuần, tháng, học kỳ mà mỗi nhà trường 
không được thực hiện nhanh hoặc chậm mà phải đúng tiến độ. Do vậy hiệu trưởng phải 
chấp hành quy định thời gian cho việc thực hiện chương trình dạy học mà bộ Giáo dục - 
đào tạo đã quy định về biên chế năm học.
 BGH cần sử dụng các bảng biểu, hồ sơ giáo viên, số tiết dạy thay, dạy bù, sổ theo 
dõi tiến độ thực hiện chương trình và sử dụng thời khóa biểu để điều tiết tiến độ thực 
hiện chương trình dạy học của các môn, các khối lớp sao cho đồng đều, cân đối, tránh 
thiếu giờ, thiếu bài, đặc biệt là kịp thời xử lý hàng ngày các sự cố ảnh hưởng tới tiến độ 
thực hiện chương trình.
 * Yêu cầu thực hiện chương trình đối với giáo viên: Hiệu trưởng chỉ đạo yêu cầu 
đối với mỗi giáo viên phải nghiên cứu nắm vững cấu tạo nội dung chương trình trong 
toàn bậc học và nhất là những môn được phân công dạy trong đó kế hoạch thực hiện từng 
môn dạy. Nếu giáo viên nghỉ dạy có lý do, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy thay nếu 
môn học đó dạy chậm trương trình, hiệu trưởng yêu cầu giáo viên dạy bù thêm giờ ngoài 
phân công thời khóa biểu để kịp tiến độ thực hiện chương trình và đề nghị giáo viên ghi 
vào sổ dạy thay dạy bù để theo dõi kịp thời. Ngoài ra hiệu trưởng yêu cầu giáo viên cần 
nắm vững nội dung kiến thức cơ bản của môn học, không ngừng đổi mới phương pháp 
và hình thức tổ chức dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_quan_ly_cua_hieu_truong_nham.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ng.pdf