Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường TH Đinh Tiên Hoàng

doc 9 trang skquanly 19/01/2025 480
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường TH Đinh Tiên Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường TH Đinh Tiên Hoàng

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường TH Đinh Tiên Hoàng
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
 I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
 - Họ và tên: Phạm Thị Huế Năm sinh: 1972
 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học Sư phạm Tiểu học
 - Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên 
môn. 
 - Đơn vị công tác: Trường TH Đinh Tiên Hoàng
 II. NỘI DUNG
 1. Tên giải pháp: Biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy 
và học ở trường TH Đinh Tiên Hoàng
 2. Thực trạng tình hình của đội ngũ giáo viên trước khi chưa thực hiện giải pháp 
quản lý.
 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng không có điểm trường, cơ sở vật chất của 
trường tương đối đảm bảo, trường có 5/19 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện; 
01 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. 
 Đội ngũ giáo viên trong trường đa số rất tích cực, nhiệt tình, có ý thức trách 
nhiệm cao trong mọi hoạt động đặc biệt là có tinh thần học hỏi về chuyên môn. Chất 
lượng dạy-học của nhà trường trong những năm học qua đã được các cấp ghi nhận và 
đánh giá cao. Tuy nhiên so với yêu cầu của thực tiễn xã hội thì đội ngũ giáo viên 
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng vẫn phải cố gắng nhiều. 
 Trình độ đào tạo ban đầu và năng lực chuyên môn của đội gũ giáo viên trong 
trường không đồng đều. Mặc dù đến nay trường có trên 80% giáo viên đạt trình độ 
trên chuẩn nhưng một vài giáo viên thực hiện dạy học vẫn bó hẹp trong phạm vi sách 
vở có sẵn mà ít chịu khó tìm tòi, nghiên cứu những thông tin mới để đáp ứng nhu cầu 
đổi mới đang đặt ra nhất là việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Chính vì vậy, bản 
thân tôi rất trăn trở về chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường và tôi đã có những 
giải pháp trong công tác quản lí của mình nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 
trường tôi. 
 1 5. Minh chứng kèm theo giải pháp.
 Giải pháp thứ nhất: Xây dựng đội ngũ giáo viên vừa hồng, vừa chuyên
 * Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên
 Để làm được điều đó, bản thân tôi giúp họ hiểu được vị trí, vai trò của người 
giáo viên nói chung và người giáo viên Tiểu học nói riêng trong thời đại hiện nay. 
Đồng thời cũng phải cho họ thấy yêu cầu của xã hội, của ngành, các tầng lớp nhân 
dân, phụ huynh và học sinh đòi hỏi người thầy giáo trong giai đoạn hiện nay phải hội 
tụ được những phẩm chất, kiến thức, năng lực như thế nào mới đáp ứng được yêu cầu 
chung của thời đại. Vì vậy đội ngũ giáo viên trường tôi đã có những nhận thức mới về 
yêu cầu chất lượng.
 * Tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt để phân công, bố 
trí giáo viên hợp lý.
 Đây là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết mà bản thân tôi đã thực 
hiện trong công tác quản lý của mình và tôi đã tiến hành tìm hiểu các yếu tố sau: 
 + Tìm hiểu kĩ hoàn cảnh gia đình, khả năng công tác, trình độ CM, sở trường.
 + Trao đổi trực tiếp, gián tiếp để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của giáo viên.
 + Lắng nghe và phân tích dư luận của phụ huynh, học sinh .
 + Xem chất lượng công việc cảu từng đồng chí qua những năm học trước. 
 Sau khi tìm hiểu và nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên tôi đã tham mưu với 
Hiệu trưởng trong việc phân công chuyên môn sao cho phù hợp với năng lực, sở 
trường của từng người. Khi bố trí giáo viên vào các tổ khối tôi đã rải đều để tổ khối 
nào cũng có giáo viên dạy giỏi, khá, trung bình tạo điều kiện giúp đỡ nhau trong giảng 
dạy cũng như nâng cao tay nghề. 
 Khi bố trí giáo viên đảm bảo nguyên tắc: phải vừa có tình, vừa có lý. Cái lý là 
đặt lên trên, đó là yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường. 
 Việc bố trí tổ khối trưởng tôi cũng tham mưu, cân nhắc kĩ càng. Chúng tôi đều 
xác định đây là lực lượng nòng cốt chính trong nhà trường nên khi phân công bố trí tổ 
trưởng thì người đó phải là giáo viên có năng lực về chuyên môn, nhiệt tình, năng nổ 
trong các hoạt động và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo nhà trường về mọi hoạt động 
 3 thức được tầm quan trọng của từng môn học và chọn phương pháp thích hợp giảng 
dạy đạt chất lượng cao. 
 * Chỉ đạo việc sắp xếp thời khóa biểu trong từng tổ
 Như chúng ta đã biết, chất lượng dạy và học phụ thuộc rất nhiều vào việc sắp 
xếp thời khóa biểu. Việc sắp xếp thời khóa biểu khoa học sẽ ảnh hưởng rất tốt đến 
hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò và ngược lại nếu sắp xếp thời khóa 
biểu không khoa học thì chất lượng dạy-học sẽ không cao. 
 Để xây dựng thời khóa biểu hợp lý, khoa học tôi căn cứ vào số lớp học, số 
phòng học, số giáo viên dạy các môn chuyên biệt để chỉ đạo các tổ chuyên môn cùng 
với giáo viên trong tổ lên thời khóa biểu hợp lý, ưu tiên cho người học. Tránh sắp xếp 
thời khóa biểu quá tải hay sắp xếp các môn chuyên vào một buổi, một ngày. Không 
sắp thời khóa biểu để giáo viên chủ nhiệm nghỉ nguyên một ngày, hoặc giáo viên 
trong tổ nghỉ buổi trùng nhau. Thực tế trường tôi có 2 giáo viên chuyên thể dục, 2 
giáo viên chuyên dạy Tiếng Anh nên việc sắp thời khóa biểu của các đồng chí giáo 
viên này cũng phải khoa học hơn và đảm bảo (thời khóa biểu của 2 giáo viên cùng 
môn không trùng nhau). Như vậy khi giáo viên này đi công tác (vắng) thì giáo viên 
kia có thể dạy thay không phải đổi thời khóa biểu ảnh hưởng đến giáo viên chủ nhiệm 
và học sinh. Bên cạnh đó việc dự giờ trao đổi kinh nghiệm của giáo viên này cũng 
thuận tiện hơn không phải bỏ lớp. 
 * Chỉ đạo việc soạn bài
 Muốn tiết dạy thành công trước hết phải kể đến công tác chuẩn bị. Chuẩn bị đầu 
tiên của giáo viên là lập kế hoạch bài dạy. 
 Để quản lý tốt công việc này tôi đã tiến hành một số biện pháp sau:
 - Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài trên cơ sở thực hiện chuẩn kiến thức 
kĩ năng và những yêu cầu mới đề ra cho bài soạn.
 Về giáo án: Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã xin ý kiến Hiệu trưởng xây 
dựng một chuyên đề về công tác soạn giảng, trong đó có quy định về cách thức trình 
bày một giáo án. Giáo án soạn phải đủ nội dung dung chương trình (không được cắt 
xén hoặc bỏ bớt tùy ý) và thể hiện rõ từng hoạt động của thầy và trò cũng như nội 
 5 Ngoài ra chúng tôi còn tổ chức bồi dưỡng kiến thức khoa học cơ bản: kiến thức 
khoa học sư phạm; kiến thức chung về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; kiến thức tin 
học cũng như kỹ năng nghề nghiệp: kỹ năng dạy học; kỹ năng giáo dục; kỹ năng xử lý 
tình huống; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng; và các kỹ năng khác.
 Năm học qua, 100% giáo viên tham gia các đợt bồi dưỡng tập trung và áp dụng 
khá hiệu quả vào quá trình dạy học của mình.
 *Hình thức thứ hai: Tự bồi dưỡng
 Bên cạnh việc bồi dưỡng do nhà trường tổ chức, chúng tôi yêu cầu mỗi giáo 
viên xây dựng cho bản thân kế hoạch tự học- tự bồi dưỡng. 
 Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên luôn được BGH tổ chức, chỉ đạo, định hướng, 
quản lý, kiểm tra đánh giá kết quả thông qua từng tuần, tháng.
 * Bồi dưỡng thông qua trao đổi, giao lưu về chuyên môn qua mạng 
 Thực hiện nhiệm vụ năm học, BGH chúng tôi mở lớp tập huấn việc sử dụng 
công nghệ thông tin trong dạy học để giáo viên có thể tự thiết kế bài giảng điện tử 
và thực hiện giảng dạy ở các tiết thao giảng, thi giảng, v.v  Toàn trường có 100% 
GV đã biết soạn giáo án vi tính và một số đồng chí thường xuyên dạy bằng giáo án 
điện tử. Biết truy cập thông tin trên mạng. Đây cũng là điều kiện giúp giáo viên nâng 
cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. 
 * Bồi dưỡng thông qua dự giờ 
 Để hoạt động dự giờ thật sự có hiệu quả mà không gây áp lực cho giáo viên bản 
thân tôi đã tuân thủ các bước sau:
 Bước 1: Bám sát kế hoạch đề ra, xem dự ai? dự môn gì? dạng bài nào? nhằm đạt 
mục đích gì, tháo gỡ về kiến thức kĩ năng hay phương pháp...?
 Bước 2: Xem trước bài dự về sách giáo khoa (SGK) về Gợi ý hướng dẫn trong 
sách giáo viên (SGV)...Định hướng được vấn đề mà giáo viên dễ mắc phải về kiến 
thức về phương pháp hay cách thức tổ chức, hay về tiến trình tiết dạy ... để xem giáo 
viên đó tháo gỡ ra sao? sáng tạo như thế nào? có gì đổi mới về phương pháp cách thức 
tổ chức...?
 7 Trong các năm học tiếp theo bản thân tôi sẽ tiêp tục tham mưu với hiệu trưởng 
chú ý đến: Đội ngũ giáo viên, kế hoạch năm học, chất lượng soạn giảng, đổi mới 
phương pháp dạy học, công tác kiểm tra chuyên môn, chất lượng học tập của học sinh, 
công tác kiểm tra định kì,.Ngoài ra, muốn quản lý tốt công tác chuyên môn của nhà 
trường, người cán bộ quản lý phải thường xuyên rèn luyện, tự học hỏi, nghiêm túc 
trong quản lý, lắng nghe ý kiến của giáo viên, biết sử dụng sức mạnh tập thể, sức mạnh 
tổng hợp của lực lượng trong và ngoài nhà trường để làm tốt nhiệm vụ dạy học nhằm 
nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Đó cũng chính là thước đo, là tiêu chí cơ bản 
để đánh giá sự phát triển của một trường học. 
 7. Đề xuất, kiến nghị: Không
 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
 (Ký, đóng dấu)
 Phạm Thị Huế
 XÁC NHẬN UBND HUYỆN XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC 
 VÀ ĐÀO TẠO
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_quan_li_chuyen_mon_nham_nang.doc