Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu

doc 24 trang skquanly 21/03/2025 281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu
 Biện pháp nâng cao hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường tiểu học Võ Thị Sáu
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Biện pháp nâng cao hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học 
 Võ Thị Sáu
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Trong nền giáo dục hiện nay, phát triển toàn diện là mục tiêu mà toàn 
Đảng, toàn ngành và các cấp đặt ra và mong đợi. Để nâng cao chất lượng học tập 
của học sinh thì ngoài sự đầu tư vào bài giảng trên lớp, giáo viên còn phải thực 
hiện các Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) với nội dung, 
chương trình cụ thể và có sự chỉ đạo, giám sát của nhà trường.
 Đối với trường có nhiều học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, hoạt động giáo 
dục ngoài giờ lên lớp rất quan trọng, giúp các em nhận thức, định hướng đúng đắn 
về công việc của mình; có kĩ năng giao tiếp, ứng xử một cách chủ động sáng tạo; 
biết hợp tác, biết yêu tập thể, ghét lối sống ích kỷ, coi lao động là nghĩa vụ vinh 
quang. Thông qua những hoạt động hàng ngày, giúp các em giảm căng thẳng trong 
học tập, tạo cho các em có được tính tự tin trong giao tiếp, đồng thời giúp các em 
có được tâm thế thoải mái, sẵn sàng hoạt động, học tập. Từ đó kết hợp với hoạt 
động trên lớp thúc đẩy các em học tập đạt kết quả cao nhất. HĐGDNGLL là một 
bộ phận của công tác giáo dục toàn diện học sinh, nó gắn bó hữu cơ với việc dạy 
và học trên lớp, nó là một bộ phận trong kế hoạch giáo dục của nhà trường và 
người Hiệu trưởng phải có trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động giáo dục 
trong đó có HĐGDNGLL.
 HĐGDNGLL do nhà trường phối hợp với các lưc lượng trong và ngoài 
nhà trường quản lý và tổ chức cho tất cả các học sinh với các hình thức: Sinh hoạt 
tập thể, vui chơi, đố vui học tập, văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp với đặc 
điểm, trình độ học sinh Tiểu học. 
 HĐGDNGLL là sự hợp tác giữa các lực lượng trong và ngoài trường, là 
điều kiện, là phương tiện để phát huy sức mạnh của cộng đồng cùng tham gia vào 
quá trình giáo dục của nhà trường. Thông qua HĐGDNGLL đã củng cố, mở rộng, 
khắc sâu kiến thức về văn hóa - khoa học cho học sinh; trực tiếp rèn luyện phẩm 
chất nhân cách, tài năng, xu hướng nghề nghiệp cho học sinh để các em có niềm 
tin và hành động theo những chuẩn mực đạo đức; tạo điều kiện cho học sinh hòa 
nhập cuộc sống với cộng đồng xã hội, rèn luyện một số kỹ năng giao tiếp, ứng 
xử, tự quản, tự tổ chức các hoạt động của cá nhân và tập thể; phát huy vai trò của 
nhà trường và đời sống xã hội, tạo điều kiện để các lực lượng ngoài xã hội cùng 
tham gia và xây dựng nhà trường.
 Trong thực tế, HĐGDNGLL chưa được coi trọng, quan tâm và chỉ đạo thực 
hiện đúng mức. Một số trường còn làm theo phong trào, qua loa, chiếu lệ, nếu có tổ 
chức thì chỉ mang tính hình thức, đối phó. Nội dung còn đơn điệu chưa khắc sâu vào 
ý thức học sinh nên dẫn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa cao. Muốn làm tốt 
 - 1 - Biện pháp nâng cao hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường tiểu học Võ Thị Sáu
 Tại điều 27 chương III trong Điều lệ trường tiểu học nêu rõ các yêu cầu 
giáo dục ngoài giờ lên lớp: Hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp 
với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm các hoạt động 
ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao nhằm phát triển 
năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, các hoạt 
động vui chơi, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa... các hoạt động bảo vệ thiên 
nhiên, môi trường, các hoạt động lao đông công ích, các hoạt động xã hội, các 
hoạt động từ thiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. 
 Như vậy, giáo dục Ngoài giờ lên lớp có một vị trí rất quan trọng trong hoạt 
động giáo dục học sinh, nó là một bộ phận cấu thành chủ yếu trong hoạt động 
giáo dục trẻ em một cách toàn diện. HĐGDNGLL là cầu nối tạo nên mối quan hệ 
hai chiều giữa nhà trường và xã hội. Qua đó, nhà trường phát huy được vai trò 
tích cực đối với xã hội và ngược lại huy động được sức mạnh của xã hội tham gia 
phát triển nhà trường và giáo dục học sinh. Nó còn là một trong những kế hoạch 
đào tạo, giáo dục của nhà trường được quy định trong Điều lệ trường Tiểu học.
 Thực tế cho thấy, chính trong quá trình sống, học tập, lao động, vui chơi, 
giải trí... con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Vì thế, 
hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc mở rộng kiến thức,tư tưởng, 
tình cảm, năng lực nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần học sinh. Do vậy,cần 
thiết phải kết hợp việc học tập trên lớp với việc rèn luyện kỹ năng thực hành, 
giúpcho học sinh hiểu sâu hơn và nắm bản chất của sự vật hiện tượng, tạo niềm 
tin và óc sáng tạo cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hoạt động NGLL 
với những nội dung cụ thể giúp cho các em được sinh hoạt, học tập, vui chơi và 
phát triển một cách toàn diện.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 a. Thuận lợi- khó khăn
 - Thuận lợi: 
 Công tác GDNGLL được đội ngũ giáo viên đồng lòng quyết tâm thực 
hiện theo kế hoạch nhà trường đạt ra. Đội ngũ giáo viên đa số nhiệt tình, tích cực 
tham gia các phong trào của nhà trường, của ngành. Chính quyền địa phương và 
cha mẹ học sinh luôn có sự phối kết hợp chặt chẽ trong các hoạt động cả nhà 
trường cũng như ở địa phương.
 Khuyến khích được HSDTTS tới trường thường xuyên hơn, giảm thiểu 
được tình trạng bỏ học.
 Học sinh DTTS rất ham thích các HĐGDNGLL, các em hào hứng, tích cực 
chủ động trong các hoạt động.
 HĐGDNGLL cải thiện được đời sống tinh thần cho các em. Tạo sự thân 
thiện , gần gũi giữa thầy và trò, góp phần nâng cao chất lượng học tập. 
 - Khó khăn:
 Trường có 3 phân hiệu đóng trên 7 buôn, đa số các em học sinh có hoàn 
cảnh khó khăn và là đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều cha mẹ học sinh phải đi 
 - 3 - Biện pháp nâng cao hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường tiểu học Võ Thị Sáu
thấy rõ vai trò, trách nhiệm, mục tiêu phải đạt được trong năm trong đối với 
HĐNGLL. Trong năm qua, trường đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Với những 
hoạt động ngoại khóa đã giúp cho học sinh thích đến trường hơn, giảm thiểu được 
tình trạng học sinh nghỉ học dài ngày và học sinh bỏ học. HĐGDNGLL đem lại 
hiệu quả khả quan nhất là đối với trường có nhiều học sinh con em đồng bào dân 
tộc thiểu số.
 Bên cạnh những mặt tích cực mà nhà trường đã đạt được thì vẫn còn những 
hạn chế như: Kinh phí tổ chức các hoạt động còn hạn chế; thành tích phong trào 
mũi nhọn đã có nhiều chuyển biến nhưng chưa cao; học sinh dân tộc thiểu số, gia 
đình có hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt khó khăn, bố mẹ không có điều kiện để 
quan tâm đến các em, Việc kế hoạch hóa dân số và gia đình chưa được một số các 
bậc cha mẹ học sinh chú trọng do vậy một số em vẫn còn là nạn nhân của lao 
động, các em bị sử dụng lao động trước tuổi. Vì vậy, với những kinh nghiệm của 
bản thân, mong muốn mỗi người Lãnh đạo quản lý hoạt động tốt HĐGDNGLL 
cần phải trang bị cho mình các phương pháp, kỹ năng để chỉ đạo tốt các hoạt 
động ở đơn vị, nắm bắt được tình hình của địa phương, nhà trường, học sinh và 
đặc biệt là các cấp Lãnh đạo để có kế hoạch xây dựng cụ thể, có tính khả thi cao.
 2. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp
 Chỉ đạo cho đội ngũ phụ trách bồi dưỡng cho học sinh, củng cố, khắc sâu 
những kiến thức đã được học qua các môn học ở trên lớp.
 Phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống 
xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em.
 Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng ban đầu, cơ bản cần thiết phù 
hợp với sự phát triển chung của trẻ như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt 
động tập thể, kĩ năng nhận thức.
 Góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinh trong 
việc tham gia vào các hoạt động chính trị- xã hội. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho trẻ 
thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ có trách nhiệm đối 
với công việc chung. 
 b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp 
 Chỉ đạo hoạt động Đội ở Tiểu học bao gồm các nội dung và hình thức sau 
đây:
 + Xây dựng Đội gồm các hình thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng 
đội viên và phong trào đội.
 + Các hoạt động có tác dụng trực tiếp đến công tác giáo dục học tập, các 
hội thi, câu lạc bộ, các hình thức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực xã hội.
 + Công ích xã hội, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
 + Hoạt động nhân đạo, từ thiện.
 + Vui chơi giải trí.
 - 5 - Biện pháp nâng cao hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường tiểu học Võ Thị Sáu
 Để thực hiện tốt các nội dung trên cần đề ra và thực hiện các giải pháp để 
hoạt động giáo dục Ngoài giờ lêp lớp đạt kết quả tốt. 
 Công tác tuyên truyền và phối hợp cac tổ chức đoàn thể, chính quyền địa 
phương đặc biệt chú trọng đã góp phần không nhỏ cho hiệu quả HĐNGLL. Ngoài 
ra hàng tháng tôi còn chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm báo cáo các em thực hiện 
tốt nội quy nhà trường, liên đội để tuyên dương khích lệ các em. 
 +) Xây dựngKế hoạch hoạt động giữa giờ:
 Chỉ đạo cho Tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể. Theo 
kế hoạch mỗi giáo viên phải thực hiện hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp 4 
tiết/ tháng, ngoài ra học sinh cần nắm vững bài thể dục giữa giờ và bài múa tập 
thể.
 Tổng phụ trách Đội kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm 
hướng dẫn, uốn nắn, sửa chữa những sai sót các động tác thể dục của bài thể dục 
giữa giờ để cho học sinh tập đúng, đều và đẹp. Đồng thời bố trí cho những học 
sinh nòng cốt khối 4 - 5 đứng làm mẫu trước đội hình của khối lớp 1, 2.,3
 + Sinh hoạt tập thể: Ngoài những bài dân vũ được tổ chức tập thể tại 
trường, TPT Đội phải lên kế hoạch thực hiện để chào mừng các ngày lễ lớn như 
chơi trò chơi dân gian, múa hát, kể chuyện  
 +Phát thanh măng non: Tại điểm trường chính, Đội có kế hoạch và thực 
hiện hoạt động phát thanh măng non tổ chức vào thứ hai hàng tuần. Đội phát 
thanh “ măng non “ được thành lập theo lớp (chủ yếu là lớp 4 - 5). Nội dung phát 
thanh là tìm hiểu về Đội – Sao nhi đồng, thông tin về Đội - Sao, gương “ Người 
tốt - Việc tốt
 Chỉ đạo hoạt động giữa giờ dưới sự giám sát của giáo viên trực và đội cờ 
đỏ. Khi kết thúc các hoạt động giữa giờ, giáo viên trực tuần nhận xét, đánh giá, 
thông báo điểm trước trường và ghi vào sổ trực để xếp loại thi đua cho đội ngũ 
Giáo viên và các tập thể lớp.
 +) Xây dựng kế hoạch Hoạt động Đội-Sao: 
 Trong trường tiểu học, hoạt động Đội và Sao nhi đồng chiếm một vị trí 
quan trọng, nó chi phối hầu hết các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ngoài kế hoạch 
sinh hoạt Đội - Sao của Tổng phụ trách phải thực hiện hàng tuần, các lớp còn 
phải sinh hoạt 10 phút (thời gian được tính trong tiết Hoạt động tập thể ) Đội - 
Sao, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chỉ đạo giám sát.
 Đối với hhoạt động đội và sao nhi đồng, Hiệu trưởng chỉ đạo Tổng phụ 
trách lên kế hoạch sinh hoạt 10 phút đầu giờ các ngày học trong tuần và thông 
báo đến giáo viên chủ nhiệm trong ngày thứ hai. Giáo viên chủ nhiệm dựa vào 
nội dung kế hoạch của Đội để cụ thể hóa trong bài soạn (tiết Hoạt động tập thể) 
và thực hiện theo điều kiện thực tế của lớp mình. Qúa trình và kết quả thực hiện 
có sự giám sát cuat Phó hiệu trưởng phụ trách khối đoàn thể và Hiệu trưởng trực 
tiếp kiểm tra.
 - 7 - Biện pháp nâng cao hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường tiểu học Võ Thị Sáu
phương. TPT đội lên kế hoạch bàn giao và phối hợp với lực lượng đoàn địa 
phương để thục hiện.
 +) Giải pháp thứ nhất: Thành lập Ban chỉ đạo HĐNGLL
 Ngay từ đầu năm, hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị 
40/2008/CT-BGD&ĐT với việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục Ngoài giờ 
lên lớp. Nội dung của Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT chính là tiền đề để xây dựng 
kế hoạch hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp. Muốn thực hiện tốt phong trào thi 
đua xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” thì trước hết phải tổ 
chức hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp đáp ứng với nhu cầu và điều kiện thực 
tiễn nhằm đạt mục tiêu đề ra.
 Muốn nâng cao chất lượng HĐGDNGLL thì trước hết phải có những tác 
động làm cho mọi thành viên trong nhà trường (kể cả nhân viên bảo vệ) hiểu rõ 
vai trò, vị trí của HĐGDNGLL để từ đó tích cực tham gia vào hoạt động này. Xác 
định như vậy nên ngay đầu năm học, tôi đã thành lập Ban chỉ đạo HĐGDNGLL 
để cùng bàn bạc tìm ra biện pháp, cách thức để nâng cao hoạt động giáo dục 
Ngoài giờ lên lớp ở nhà trường. Hiệu trưởng lên kế hoạch thành lập ban chỉ đạo, 
cụ thể như sau:
 * Ban chỉ đạo HĐGDNGLL:
 Trưởng ban: Thái Thị Hoài Thu - Hiệu trưởng 
 Các Phó ban: 
 - Nguyễn Thành Đạt - Phó hiệu trưởng
 - Đoàn Thị Thỏa - Phó hiệu trưởng
 - Nguyễn Hữu Thọ - Tổng phụ trách Đội 
 - Các thành viên là giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
 Dựa trên tình hình thực tế của nhà trường và căn cứ vào các văn bản chỉ 
đạo các cấp, Hiệu trưởng phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của 
HĐGDNGLL và đưa nội dung HĐGDNGLL vào kế hoạch năm học cụ thể. Trong 
kế hoạch phải xác định được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể, chỉ tiêu phấn 
đấu và định hướng hoạt động để đem lại hiệu quả thiết thực.
 Phân tích thực trạng, lên kế hoạch cụ thể, triển khai trong hội đồng sư 
phạm cùng với kế hoạch năm học nhằm thống nhất nội dung hoạt động, bàn biện 
pháp thực hiện.
 Làm tốt công tác tuyên truyền cho đội ngũ giáo vên và học sinh về 
HĐGDNGLL. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và công nhân 
viên thấy được trách nhiệm, vai trò của từng tổ khối, từng thành viên trong 
nhà trường với việc rèn luyện và tổ chức vui chơi lành mạnh cho học sinh.
 Yêu cầu giáo viên thông qua các buổi họp cha mẹ học sinh lớp, các cuộc 
họp ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh, chủ động nêu tác dụng, tuyên truyền về 
các HĐGDNGLL và đề xuất các biện pháp phối hợp nhằm kêu gọi, tranh thủ sự 
 - 9 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_hoat_dong_giao_duc.doc