Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông

doc 8 trang skquanly 13/07/2024 1430
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
 Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm
 đáp ứng yêu cầu đổi mới sách giáo khoa phổ thông
 MỞ ĐẦU
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ Tám 
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều 
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị 
quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, 
sách giáo khoa phổ thông; căn cứ Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 
21/11/2017 của Quốc hội về việc điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, 
sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 
28/11/2014 của Quốc hội: Thời gian bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, 
sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, đảm bảo tuần tự trong từng cấp học, 
chậm nhất từ năm học 2020-2021 đối với lớp đầu cấp của cấp tiểu học, từ năm 
học 2021-2022 đối với lớp đầu cấp của cấp trung học cơ sở và từ năm học 
2022-2023 đối với lớp đầu cấp của cấp trung học phổ thông. Hiện nay Chương 
trình giáo dục phổ thông mới đã hoàn tất, chuẩn bị được Bộ Giáo dục và Đào tạo 
ban hành và đưa vào tập huấn, bồi dưỡng và áp dụng đại trà trong toàn quốc. Để 
kịp thời tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới, tạo tiền đề cho giáo 
viên của Trường thích ứng và bắt nhịp ngay với trường giáo dục phổ thông mới, 
triển khai giảng dạy, học tập ổn định từ năm học 2020 tại trường, thiết nghĩ năm 
2019 là năm bản lề cho các cấp quản lý giáo dục, đặc biệt là các cơ sở giáo dục 
tiểu học tập trung tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, chuẩn bị các điều kiện cơ sở 
vật chất để triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Vì 
vậy, tác giả lựa chọn vấn đề: “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại 
Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo 
khoa phổ thông” 
 PHẦN II: NỘI DUNG
 CHƯƠNG I
 THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG 
 TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 
 I.1. Sự hình thành và phát triển.
 Trường tiểu học Ngọc Lâm được phát triển từ trường Tiểu học phố Gia 
Lâm. Trường Tiểu học phố Gia Lâm được ra đời từ những năm thực dân Pháp 
xâm chiếm và đô hộ nước ta. Năm 1960, thị trấn phát triển, dân số tăng nhanh, 
để đáp ứng nhu cầu học tập của con em, trường cấp I Gia Lâm được xây dựng 
tại đất làng Cầu Cá. Trường được chính thức có tên gọi Tiểu học Ngọc Lâm vào 
 1 | 8 Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm
 đáp ứng yêu cầu đổi mới sách giáo khoa phổ thông
Giáo Mĩ thuật 2 0 1 2 100
viên Âm nhạc 3 0 2 3 100
chuyên Thể dục 3 1 2 3 100
biệt Ngoại ngữ 1 7 1 1 100
 Tin học 1 1 0 1 100
Tổng phụ trách 1 0 1 1 100
 Thư viện 1 1 1 1 100
 Đồ dùng 1 0 0 1 100
 Kế toán 1 0 1 1 100
 Nhân Thủ quỹ 1 0 1 1 100
 viên Y tế 1 0 1 100
 Văn thư 0 1 1 100
 Bảo vệ 0 5
 Lao công 0 4
 Tổng 55 20 34 4
 Bảng 2: Học sinh (tính đến tháng 3/2019)
Khối Số Số Nữ Học 2 Bán Dân Con Trẻ Bình quân 
 lớp học buổi/ngày trú tộc thương khuyết mỗi lớp
 sinh binh tật
1 8 388 197 388 348 1 0 49
2 7 304 135 304 261 2 4 44
3 6 307 144 307 261 6 0 52
4 7 359 173 359 272 4 2 52
5 7 350 161 350 269 1 50
Tổng 1708 792 1708 1411 8 6 49
 CHƯƠNG II
 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI 
 TRƯỜNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH,
 SÁCH GIÁO KHOA PHỔ THÔNG
 Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Chính phủ về việc 
 phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Chỉ 
 thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh 
 3 | 8 Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm
 đáp ứng yêu cầu đổi mới sách giáo khoa phổ thông
 b) Cách thức thực hiện
 - Ban giám hiệu và Hội đồng trường tổ chức họp, rà soát, đánh giá thực 
trạng đội ngũ giáo viên của Trường, xác định nhu cầu giáo viên ở từng môn học, 
lớp học theo chương trình giáo dục phổ thông mới; cần đối giáo viên, đề xuất 
tuyển dụng bổ sung đối với những môn học mới, còn thiếu, đề nghị cơ quan 
quản lý bố trí sắp xếp với số giáo viên dôi dư, không phù hợp
 - Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch sắp xếp, bổ sung đội ngũ phù hợp với 
điều kiện của Trường, nhu cầu của cán bộ, giáo viên và người lao động.
 - Cử giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện 
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới hoặc chủ động phối hợp 
với các cơ sở đào tạo thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện 
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo yêu cầu và đặc điểm 
của Trường khi được cơ quan quản lý nhà nước cho phép.
 II.3. Chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học sẵn sàng cho việc dạy học 
chương trình phổ thông mới
 a) Mục đích: Kịp thời chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất thiết bị để chủ động 
thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới của Trường
 b) Cách thức thực hiện
 - Điều chỉnh, sắp xếp để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học 
hiện có của Trường theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.
 - Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung thiết bị dạy 
học trình với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân Quận xem xét đầu tư kịp 
thời để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
 - Huy động các nguồn tài chính hợp pháp, xã hội hóa từng bước đầu tư cơ 
sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập theo chương trình, sách giáo khoa giáo 
dục phổ thông mới.
 II.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá tình hình và kết 
quả thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông mới, kịp thời 
kiến nghị, phản ánh, đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện phù 
hợp
 a) Mục đích: Kịp thời tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện đổi 
mới chương trình sách giáo khoa phổ thông mới, kịp thời kiến nghị, phản ánh, 
đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện phù hợp
 b) Cách thức thực hiện
 - Phân công Ban giám hiện kiểm tra, giám sát từng nội dung cụ thể theo kế 
hoạch.
 5 | 8 Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm
 đáp ứng yêu cầu đổi mới sách giáo khoa phổ thông
 - Thực hiện nghiêm túc qui chế lao động, qui chế chuyên môn. Không có 
hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo và những điều qui định giáo viên không 
được làm. Mỗi thầy cô giáo thực sự là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.
 - Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy thực hiện có hiệu quả, nhiều thầy cô 
giáo có khả năng thiết kế các tiết dạy giáo án điện tử sinh động, khai thác thông tin 
và tổ chức đưa vào bài dạy có hiệu quả
 - Việc thực hiện đổi mới PPDH được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ ban giám 
hiệu và thực hiện nghiêm túc trong đội ngũ giáo viên của nhà trường. 
 III.2. Kết luận
 Để nâng cao chất lượng của bất kỳ một hoạt động nào, cụ thể là chất lượng 
giáo dục trong thời kì đổi mới thì có nhiều con đường để thực hiện. Thực hiện 
công tác quản lý nâng cao chất lượng dạy học, cần phải đề ra được những biện 
pháp quản lý cụ thể, phù hợp quy luật, sát hợp với thực tiễn, đảm bảo tính cấp 
thiết và tính khả thi. 
 - Coi trọng biện pháp tuyên truyền về đường lối chủ trương của Đảng, Quốc 
hội, Nhà nước, Chính phủ về phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ Công 
nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước đến cán bộ, giáo viên, công nhân viên, cha mẹ 
học sinh, đến nhân dân địa phương.
 - Tích cực tham mưu với Đảng, chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể 
để tranh thủ sự ủng hộ toàn diện cho công tác dạy học nhà trường.
 - Cán bộ quản lý nhà trường phải là những người có tâm với công việc và có 
ý thức học hỏi vươn lên trong công tác. Ngoài năng lực quản lý nhà trường, mọi 
thành viên trong Ban giám hiệu phải có năng lực chuyên môn thật vững vàng. Có 
như vậy mới đẩy mạnh công tác dạy học – Nhiệm vụ trung tâm của mỗi nhà 
trường.
 - Ban giám hiệu cần có quan niệm đúng đắn về quản lí hoạt động dạy học, 
xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên . Phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, có 
khen thưởng, động viên kịp thời để ngày càng có nhiều giáo viên dạy giỏi các bộ 
môn. 
 - Lấy việc sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn và tăng cường việc thăm lớp, dự 
giờ là phương tiện hữu hiệu nhất để nâng cao năng lực chuyên môn của các thầy 
cô giáo. Đây cũng là phương pháp tốt nhất để xây dựng đội ngũ giáo viên.
 - Nhà trường và giáo viên có vai trò quan trọng trong việc tổ chức chặt chẽ để 
hợp nhất các yếu tố chủ quan, khách quan ( học sinh, nhà trường, gia đình ), tạo ra 
môi trường sư phạm với điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh để có thể phát huy 
hết nội lực của bản thân đạt hiệu quả cao nhất trong việc học tập.
 7 | 8

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc.doc