Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Lớp 4

doc 23 trang skquanly 21/03/2025 210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Lớp 4
 I. Phần mở đầu:
 1. Lý do chọn đề tài.
 Thông tư 22 của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 06/11/2016 trên cơ sở hoàn 
thiện Thông tư 30. Thông tư đã có một số sửa đổi, bổ sung về đánh giá học sinh, 
trong đó có một số quy định mà bản thân tôi rất quan tâm đó là về việc đánh giá 
thường xuyên và đánh giá định kì. Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm 
chất. Đánh giá định kì về học tập. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng 
việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; 
giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách 
quan. Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. 
Đánh giá thường xuyên về học tập: Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh 
biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản 
phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời. 
Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn 
trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn. Khuyến 
khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh 
bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học 
sinh học tập, rèn luyện. Việc ra đời Thông tư 22 là cần thiết để có bước đổi mới 
phù hợp thực tế hơn, tạo ra khí thế mới cho giáo viên và học sinh Tiểu học.
 Trường Tiểu học Lê Hồng Phong nhiều năm liền dạy học theo mô hình 
trường học mới (VNEN) các giáo viên luôn thực hiện đúng theo tinh thần của 
thông tư, đã không ngừng cố gắng vươn lên, có những tiến bộ vượt bậc và đạt 
được những thành tích đáng kể. Được làm việc trong một môi trường như vậy 
bản thân tôi luôn suy nghĩ: Làm thế nào để đẩy mạnh sự phát triển giáo dục nói 
chung, nâng cao chất lượng giáo dục lớp mình chủ nhiệm nói riêng ? Làm thế nào 
hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục của năm học 2016 – 2017? Đó là những câu hỏi 
mà tôi luôn trăn trở.
 Hiện nay chủ trương của ngành là dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng 
của môn học. Thông tư 22 đặc biệt chú trọng việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết 
 1 b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, trực quan, nêu 
gương, hỏi đáp ...
 c) Phương pháp thống kê toán học.
 II. Phần nội dung
 1. Cơ sở lý luận
 Theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/10/2010 và Thông tư số 
50/2012/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sửa 
đổi, bổ sung Điều 40 của Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 
2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học quy 
định độ tuổi của học sinh tiểu học từ sáu đến mười bốn tuổi (tính theo năm). Đây là 
lứa tuổi các em rất hiếu động, chưa làm chủ được bản thân, chưa nhận thức được 
điều gì là đúng và điều gì là sai, hay bắt chước và chịu tác động của mọi việc xảy ra 
xung quanh mình. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt được những đặc 
điểm tâm lí của học sinh để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp giúp 
các em hoàn thiện nhân cách. Tạo một môi trường lớp học mà ở đó các em vừa 
cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhưng cũng phải tuân theo những nội quy, quy định 
phù hợp với lứa tuổi để các em ngày một tiến bộ hơn. Vậy nên trong quá trình 
làm công tác chủ nhiệm tôi luôn xây dựng và duy trì một môi trường học tập tốt 
giúp học sinh của mình hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định. Muốn 
thực hiện tốt đòi hỏi mỗi chúng ta phải có kĩ năng sư phạm, năng lực chuyên môn 
vững vàng. Đó là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của 
người giáo viên.
 Theo tinh thần của Thông tư 22, giáo viên chủ nhiệm: Chịu trách nhiệm 
chính trong việc đánh giá học sinh, kết quả giáo dục học sinh trong lớp; hoàn 
thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; nghiệm thu, bàn giao chất 
lượng giáo dục học sinh. Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả 
đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh. Hướng dẫn học sinh 
tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn. Tuyên truyền cho cha mẹ 
học sinh về nội dung và cách thức đánh giá theo quy định tại Thông tư này; 
phối hợp và hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá. Vì 
 3 Tiếng 
 19 2 10,5 10 52,6 7 36,9
 Việt
 Toán 19 3 15,8 8 42,1 8 42,1
 Kết quả trên có thể xuất phát từ nhiều lí do: Sau hơn hai tháng hè các em tự 
do bay nhảy, không phải đến lớp đến trường nên phần nào đã quên kiến thức. Nề 
nếp đầu năm học còn lộn xộn, một số em chưa quen với việc dậy sớm để đi học 
đúng giờ nên vẫn con tình trạng học sinh đi học trễ. Sự chuẩn bị bài vở, đồ dùng 
học tập ở nhà của các em chưa chu đáo. Ý thức tự giác hoàn thành nhiệm vụ học 
của một vài cá nhân còn hạn chế. Hội đồng tự quản làm việc hiệu quả chưa cao.
 Chính vì vậy mà bản thân tôi luôn trăn trở tìm ra được những biện pháp để 
giáo dục học sinh phải đạt chuẩn KTKN của các môn học; hoàn thành tốt và đạt 
được các năng lực, phẩm chất theo yêu cầu của lớp 4 để nâng cao chất lượng giáo 
dục. Hội đồng tự quản làm việc tích cực và tự giác, các em có thể tự điều khiển 
được lớp học thậm chí không cần sự tham gia của giáo viên. Các em là học sinh 
dân tộc thiểu số phát triển vốn ngôn ngữ và phát triển thêm các năng lực, phẩm 
chất, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, ứng xử . Học sinh phấn khởi, hào hứng khi 
đến trường, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. Các em không chỉ có ý 
thức tự giác trong học tập như lo học bài cũ, chuẩn bị bài mới, đi học chuyên cần 
mà còn hỗ trợ nhau cùng tiến bộ ( em biết nhiều giúp em biết ít). Các em gần gũi 
với cô hơn, sẵn sàng chia sẻ mọi chuyện, coi cô như là người chị, người bạn của 
mình; được làm việc nhiều hơn, yêu thích việc học; các em được Học ⇒Hỏi 
⇒Hiểu ⇒ Thực hành
 = > Vận dụng.
 Mỗi chúng ta làm công tác chủ nhiệm muốn bảo đảm công tác chuyên môn 
lẫn công tác chủ nhiệm thật tốt, đòi hỏi phải có tâm và có tài. Tâm của người 
GVCN là xem các em như con để không ngại tốn thời gian, công sức cho lớp 
mình phụ trách. Tài của GVCN là tùy theo đặc điểm, tình hình lớp mà có những 
biện pháp phù hợp để quản lý và giáo dục lớp mình chủ nhiệm.
 5 ươm mầm, được chăm sóc và yêu thương. “Chính sự quan tâm, lòng yêu thương 
và sự chia sẻ của người thầy đã giúp những đứa trẻ phát huy hết khả năng của 
chúng.” – theo John O’brien.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 b. 1 Nắm thông tin học sinh
 Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đề ra các biện pháp giáo dục học 
sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm 
được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu 
nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua mẫu phiếu điều tra của 
trường. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ 
thông tin trong phiếu.
 Qua phiếu điều tra, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học 
sinh, hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công 
tác giảng dạy và giáo dục.
 Ví dụ: em Đỗ Thị Ngọc Quyên bố gặp tai nạn bị mù phải tham gia vào Hội 
người mù của tỉnh nhà đi kiếm tiền gởi về cho mẹ em nuôi 3 con ăn học. Em H’ 
Dên bố mất sớm, mẹ nghiện rượu thường xuyên đánh đập em. Em H’ SaRa bị 
bệnh tim bẩm sinh...Trong lớp có tổng số 7 hộ nghèo.
 Căn cứ vào tình hình của lớp dưới qua dự giờ, thăm lớp và các bài kiểm 
tra, Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp, lời nhận xét trong học bạ... 
để biết được học lực của từng em, biết các em mạnh ở điểm nào, hạn chế ở đâu 
để có kế hoạch trong công tác giảng dạy.
 Ví dụ: em H’Kim Tha hát hay múa dẻo. Em H’Tra rất thích học môn Tiếng 
Anh. Em Nguyễn Văn Tài nhút nhát, sợ giao tiếp trước đám đông...
 Qua điều tra về thông tin học sinh giúp tôi định hướng được kế hoạch chủ 
nhiệm và kế hoạch dạy học để từng bước giúp các em hoàn thiện hơn những hạn 
chế của bản thân và phát huy hết năng lực vốn có của mình
 b. 2 Hoàn thiện tổ chức lớp và tiêu chí thi đua
 Trong mô hình lớp học VNEN, ban tự quản lớp học năng động, sáng tạo và 
có trách nhiệm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên trong công tác giáo dục và đây 
 7 Các nhóm trưởng, ban tự quản của lớp tổng hợp, căn cứ vào kết quả đạt 
được để xếp loại thi đua cá nhân, nhóm.
 Xây dựng Hội đồng tự quản là một việc làm hết sức quan trọng, nó đã góp 
nên sự thành công của tôi trong việc thực hiên nhiệm vụ của đề tài. Việc xây 
dựng tiêu chí thi đua cũng có sự điều chỉnh và thay đổi, bổ sung kịp thời tùy theo 
tình hình thực hiện nội quy, nề nếp và ý thức rèn luyện của học sinh. Giúpcho 
mỗi em có cơ sở để phấn đấu và việc làm này cũng giúp giáo viên thực hiện dễ 
dàng trong việc đánh giá thường xuyên.
 b. 3 Duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần
 Để việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh thì việc duy trì sĩ số/ ngày 
là việc làm quyết định vì học sinh có đến lớp học thì các em mới thiếp thu được 
kiến thức từ đó mới có kiến thúc để phát triển toàn diện.
 Với điểm trường mà tôi đang dạy, học sinh phần đa là con em người dân tộc 
thiểu số ( 12/ 19 học sinh), gia đình có hoàn cảnh khó khăn ( hộ nghèo 5 em, có em 
mồ côi mẹ cha đi lấy vợ phải ở với ông bà; có em mồ côi cha, mẹ lại nghiện rượu;... 
). Cha mẹ các em phải lo bữa ăn hàng ngày cho gia đình, một số phụ huynh ít quan 
tâm đến việc học tập của các em nên việc các em nghỉ học, bỏ học ảnh hưởng đến 
việc tiếp thu bài và kết quả học tập là điều không tránh khỏi. Chính vì lẽ đó để chất 
lượng giáo dục được nâng cao thì việc duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần là 
vô cùng quan trọng. Vì vậy để duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần tôi đã thực 
hiện như sau:
 Ví dụ: Phổ biến nội quy lớp ngay tuần đầu của năm học. Quy định rõ: học 
sinh phải đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải có lí do và được cha mẹ xin phép. 
Ngay buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm tôi thông báo cho phụ huynh biết về 
quy định và nhờ phụ huynh hàng ngày theo dõi, nhắc nhở. Học sinh đến trường tự 
mình đánh dấu vào Bảng theo dõi “Ngày em đến lớp”. Tôi liên lạc ngay với phụ 
huynh đối với những trường hợp học sinh tự ý bỏ học. Động viên, tuyên dương 
kịp thời những em có tiến bộ, khuyến khích các em có sự phấn đấu cao hơn. 
Quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Đăng kí cho các em được nhận 
dụng cụ, sách vở, quần áo do Nhà trường, Liên đội và các tổ chức từ thiện hỗ trợ 
 9 trình trang trí các góc.Việc học đã không đơn giản là đọc chép, mà có học, có 
nghiên cứu, có trình bày, báo cáo. Các em có điều kiện học tập với các tài liệu, 
các kiến thức mà mình và bạn tìm kiếm được.
 Vì vậy việc xây dựng các nhóm học tập cùng sở thích với mô hình VNEN, 
chủ yếu việc học của học sinh là học nhóm để cùng nhau thi đua. Ví dụ: Mỗi 
nhóm tôi phân một nhóm trưởng, một quyển sổ theo dõi học tập và các mặt hoạt 
động của từng thành viên trong nhóm. Khuyến khích tinh thần đoàn kết của mỗi 
nhóm để các thành viên giúp đỡ lẫn nhau sao cho các bạn học chậm hơn theo kịp, 
nếu các bạn chưa hiểu bài thì nhóm trưởng phân công bạn cùng trong nhóm giảng 
lại cho bạn hiểu. Đồng thời giao cho nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài vở ở 
nhà, cũng như đồ dùng học tập, sách vở của các bạn trong nhóm. Khi giáo viên 
giao nhiệm vụ tránh trường hợp HS chưa tự giác nhóm trưởng sẽ có trách nhiệm 
nhắc nhở bạn, nếu bạn không thực hiện thì báo cáo cô giáo kịp thời.
 Mục tiêu của mỗi tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đều chú trọng 
đến hoạt động thực hành kĩ năng sống. Nếu học sinh chỉ quan tâm vào việc học 
tập các môn chính thức mà ít tham gia các hoạt động ngoại khóa, các phong trào 
văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thì các em sẽ thiếu linh hoạt, thiếu tự tin khi 
đứng trước đám đông hoặc đứng trước lớp để trình bày một bài hát hay một vấn 
đề nào đó. Và ngược lại nếu được tham gia tốt các phong trào thì các em sẽ xử lí 
vấn đề nhanh nhẹn hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn. Thông qua các hoạt động đó, 
tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể cũng được hình thành và vun đắp. Như vậy, có 
thể khẳng định rằng: môn học giúp cho các em xóa bỏ tính rụt rè, nhút nhát; rèn 
luyện tính mạnh dạn, sự tự tin đó chính là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, 
các em sẽ dần được hình thành kĩ năng sống qua mỗi hoạt động này. Người giáo 
viên chủ nhiệm chính là người cố vấn giúp học sinh tham gia vào các hoạt động 
để rèn luyện các kĩ năng cơ bản, cần thiết cho mình. Góp phần tích cực vào việc 
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 Bằng việc làm trên tôi nhận thấy rằng trang trí được một lớp học thân 
thiện và xây dựng được các nhóm học tập sẽ làm cho học sinh hứng thú hơn 
trong học tập, rèn luyện được tinh thần đoàn kết và tránh được tình trạng “bỏ 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc.doc