Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Tiểu học

doc 14 trang skquanly 12/07/2024 900
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Tiểu học
 Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm, 
bởi vì “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. Để ngày mai thế giới có những người chủ 
xứng đáng, xã hội có những người công dân tốt thì chỉ ngày hôm nay – khi trẻ em là 
những mầm non mới nhú, thế hệ đi trước phải có trách nhiệm dạy dỗ, hướng dẫn trẻ em 
đi đúng hướng. Đúng như lời Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm 
năm trồng người”. Thời thơ ấu rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách con người. 
Trẻ ngày hôm nay và sau này trở thành người như thế nào là tuỳ thuộc một phần quyết 
định ở chỗ các em đã trải qua ngày thơ ấu như thế nào, ai là người dìu dắt các em trong 
những ngày thơ bé, những gì của thế giới xung quanh đi vào trái tim của em. Mặc dù 
nhiệm vụ giáo dục trẻ em được cả xã hội quan tâm nhưng quan trọng hơn cả vẫn là nhà 
trường, đặc biệt là trường tiểu học.
 Trong nhà trường tiểu học hoạt động dạy học giữ vai trò quyết định đến chất lượng 
của học sinh. Qua hoạt động của thầy và trò từ đó các em nắm được kiến thức nội dung 
bài dạy, hình thành được kỹ năng, kỹ xảo thông qua hoạt động của mỗi tiết học. Như vậy, 
khi dạy người thầy dạy cái gì? dạy bằng hình thức hoạt động nào? cần sử dụng phương 
pháp dạy học như thế nào để phù hợp với đối tượng học sinh, dung lượng kiến thức. Mục 
đích để các em tiếp thu bài học một cách tự giác, tự nhiên tạo được niềm tin trong học tập. 
Mặt khác hoạt động học của các em không chỉ đơn thuần ở việc tiếp thu kiến thức bài dạy 
mà còn dạy cho các em nắm được về cách học lại là vấn đề cần phải quan tâm. Cách học 
đó là những hoạt động trí tuệ cần thiết trong thời đại hiện nay. Giáo viên là nhân tố quyết 
định chất lượng giáo dục, nhất là trong giai đoạn hiện nay với nhiệm vụ trọng tâm của 
toàn ngành là thực hiện việc giảng dạy theo chương trình tiểu học mới và theo chuẩn kiến 
thức kỹ năng điều đó đòi hỏi người giáo viên tiểu học phải có đủ trình độ đáp ứng nhiệm 
vụ trên. Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên có ý 
nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. 
 Đối với trường tiểu học công việc chính của giáo viên là dạy học, là giáo dục học 
sinh. Tay nghề của giáo viên được thể hiện trong quá trình giáo dục học sinh, và thể hiện 
rõ nhất thông qua các tiết dạy.
 Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục ở nước ta và nhất là việc dạy và học 
ở bậc tiểu học là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Điều đó cho thấy vấn đề bồi dưỡng 
giáo viên là vấn đề quan trọng mang tính chiến lược lâu dài. Do đó, tôi đã chọn đề tài: 
“Một vài giải pháp giúp nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên”. động của nhà trường đều nhằm tạo điều kiện tốt nhất để hoạt động dạy và học đạt chất 
lượng và hiệu quả cao nhất. 
 Chương trình dạy học quy định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, 
thời gian dạy học từng môn nhằm thực hiện yêu cầu, mục tiêu cấp học.
 Chương trình mang tính pháp lệnh của nhà nước, quy định nội dung, thời gian, số 
tiết cho từng môn học. 
 Quản lý chương trình dạy học theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là 
nhiệm vụ của hiệu trưởng. Vì thế, hiệu trưởng là người lãnh đạo, chịu trách nhiệm cao 
nhất về chuyên môn trong nhà trường. Muốn được như vậy người hiệu trưởng cần:
 - Hiểu nguyên tắc cấu tạo chương trình tiểu học của từng môn học và phạm vi kiến 
thức chung.
 - Nắm vững phương pháp và hình thức dạy học đặc trưng bộ môn từ đó có kế hoạch 
chuẩn bị những phương tiện dạy học phù hợp.
 - Phổ biến những thay đổi về nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, những sửa 
đổi chương trình sách giáo khoa theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. hất là năm 
nay đang thực hiện theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
 - Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận, bàn bạc về những vấn đề nảy sinh trong thực 
tiễn giảng dạy ở những năm học trước và những vấn đề mới trong chương trình dạy học 
để thống nhất thực hiện trong cả năm học.
 -Hiệu trưởng phải phải nắm vững chương trình, hướng dẫn cho giáo viên có ý thức 
cao trong việc thực hiện chương trình, không được tuỳ tiện thay đổi, thêm bớt hoặc làm 
sai lệch nội dung chương trình dạy học. 
 * Thực chất quản lý việc thực hiện chương trình dạy học tập trung ở hai từ đúng và 
đủ. Điều này được thể hiện ở chỗ:
 -Về nội dung và phạm vi kiến thức quy định trong chương trình phải đảm bảo trên 
cơ sở cấu tạo chương trình, không được giảm nhẹ và không cũng không được nhồi nhét 
quá tải.
 -Về phương pháp phải thực hiện đúng đặc trưng của từng môn, từng loại bài học.
 - Đảm bảo đúng và đủ theo phân phối chương trình về mặt số tiết, về thời gian, về 
trình tự. Nghiêm cấm việc tự ý cắt xén chương trình, dồn ép cũng như tự ý kéo dài bất cứ 
môn học hay tiết học nào. những yêu cầu mới mà đề ra những bài phải soạn. Đối với giáo viên khá giỏi dạy nhiều 
năm thì yêu cầu bài soạn phải khác với giáo viên mới ra trường.
 - Yêu cầu các tổ khối chuyên môn nghiên cứu kỹ nội dung chương trình mà mình 
đảm nhiệm. Trao đổi, bàn bạc để đi đến thống nhất về mục tiêu bài dạy, nội dung, 
phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức của từng tiết học.
 Cụ thể ở khâu soạn bài:
 + Soạn đầy đủ các bước, hợp hình thức quy định.
 + Thể hiện rõ nội dung bài:
 + Kiến thức trọng tâm.
 + Kiến thức mở rộng.
 + Giáo dục đạo đức, môi trường.
 + Thực tế.
 + Các câu hỏi hệ thống hóa kiến thức bài dạy phải có logic, dung từ dễ hiểu phù 
hợp với đối tượng học sinh, phân rõ câu hỏi thuộc mỗi đối tượng học sinh (Giỏi, Khá, 
Trung bình, Yếu).
 + Phân thời gian hợp lý theo từng phần trong bài dạy.
 + Phần thưc hành xác định đúng đặc trưng kiến thức trọng tâm, phù hợp từng đối 
tượng học sinh. Phương án học sinh thực hiện làm miệng, nháp, bảng con, hay vở.
 + Thể hiện rõ hình thức tiến hành từng phần theo nội dung bài (trực quan, đàm 
thoại, sinh hoạt nhóm).
 + Chuẩn bị tình huống có thể xảy ra nếu nới một bài có nhiều cách giải quyết khác 
nhau.
 -Thường xuyên cùng với phó hiệu trưởng hoặc khối trưởng kiểm tra việc lập kế 
hoạch bài học của giáo viên cụ thể như :
 + Ban giám hiệu trực tiếp dự các buổi sinh hoạt khối chuyên môn về trao đổi bài 
soạn khó.
 + Kiểm tra kế hoạch bài dạy của giáo viên hàng tháng và qua các đợt giữa kỳ, cuối 
học kỳ, cuối năm.
 + Sau mỗi đợt kiểm tra có nhận xét khen chê kịp thời, xếp loại cụ thể, chính xác, 
công bằng, tuyên dương hoặc phê bình công khai mang tính xây dựng. quyết. Theo các bước một học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, học sinh khác bổ sung 
thống nhất. Một vài học sinh nhắc lại(giáo viên đóng vai trò trọng tài) và yêu cầu học 
sinh nhắc lại giáo viên chốt kiến thức có thể ghi những nội dung chính lên bảng từng ý 
một đến khi hình thành kết nội dung bài.Tiến hành như vậy thì giáo viên vừa hình thành 
được kiến thức đồng thời đánh giá ngay được sự nắm chắc kiến thức của các em.
 Vì vậy cả Ban giám hiệu và giáo viên đều tập trung sự chú ý, mọi cố gắng của mình 
vào giờ lên lớp với một mục đích là nâng cao chất lượng toàn diện giờ lên lớp nhưng mỗi 
người có vai trò riêng đối với giờ lên lớp. Trực tiếp quyết định kết quả giờ lên lớp là 
người giáo viên. Làm thế nào để các giờ lên lớp của giáo viên có kết quả tốt là việc làm 
không những của cá nhân giáo viên mà còn là của Ban giám hiệu.
 Do đó để quản lý giờ lên lớp và đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên được 
tốt, người hiệu trưởng cần:
 - Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo hướng dẫn. Tuy nhiên phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo đối với hình thức giáo 
dục và học tập cụ thể của nhà trường sao cho kích thích được tính tự giác và nhu cầu lĩnh 
hội vốn kiến thức, vốn hiểu biết, lòng say mê tìm tòi của học sinh.
 - Hiệu trưởng cần phổ biến nội dung cơ bản của tiêu chuẩn giờ lên lớp để mỗi giáo 
viên đều nắm được. Đó là: 
 + Giáo viên đảm bảo yêu cầu kiến thức cơ bản, chính xác sao cho học sinh nắm 
được kiến thức cơ bản nhất của bài học. 
 + Phương pháp phù hợp với bài dạy.
 + Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để có hiệu quả cao nhất.
 + Phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh ở cả ba đối 
tượng: Giỏi, Khá, Trung Bình.
 + Tuỳ bài mà học sinh được: Tự rút ra bài học, được hướng dẫn kĩ năng, thực hành, 
được liên hệ thực tế cuộc sống, được mở rộng kiến thức 
 Ví dụ: Môn Tập đọc chú trọng cho học sinh rèn đọc đúng, đọc diễn cảm và cảm thụ 
bài học. Môn Khoa học chú trọng việc cho học sinh được thực hành bằng thí nghiệm, 
quan sát vật chất để từ đó rút ra kết luận về các hiện tượng của tự nhiên Hoặc có bài 
giảng lại cho học sinh học ở sân trường, vườn trường, ngoài trời như môn Tự nhiên xã 
hội, hay Kĩ năng sử dụng bản đồ như môn Địa lý; Kĩ năng nói, viết diễn đạt ý như môn 
tập làm văn..... những điển hình tốt, điều chỉnh những mặt còn hạn chế của giaó viên.
 Qua dự giờ, cần đánh giá giờ lên lớp một cách khách quan, trung thực, để từ đó có 
những biện pháp thích hợp, thực tế cho công tác quản lý giờ lên lớp của mình.
 Chính vì việc dự giờ được tiến hành có kế hoạch, thường xuyên nên Ban giám hiệu 
đã phát hiện ra những giáo viên có tài năng, cử đi dự thi giáo viên dạy giỏi cấp quận, cấp 
thành phố đạt giải cao. Đồng thời kịp thời nhắc nhở, giúp đỡ các đồng chí giáo viên còn 
non yếu về tay nghề vươn lên trong chuyên môn. 
 5. Biện pháp chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn
 Tổ khối chuyên môn là nơi triển khai, thực hiện mọi chủ trương về chuyên môn của 
cấp trên, đồng thời là đơn vị cơ sở quản lý trực tiếp hoạt động của giáo viên. Tổ chức sinh 
hoạt chuyên môn là một hoạt động vừa mang tính chất quản lý hành chính, vừa mang 
đậm tính sư phạm. Nếu khối chuyên môn hoạt động kém hiệu quả thì mọi chủ trương của 
nhà trường, nhất và việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, chỉ dừng lại ở khâu 
nhận thức, không thể đi vào thực tiễn được. 
 Để tăng cường quản lý hoạt động của khối chuyên môn, trường đã đề ra các việc 
sau:
 -Trên cơ sở kế hoạch chung của trường, hiệu trưởng yêu cầu các khối chuyên môn 
cần có kế hoạch năm học, từng học kỳ, có hệ thống chỉ tiêu phấn đấu rõ ràng, phân công 
trách nhiệm cho từng cá nhân trong tổ, được hiệu trưởng ký duyệt. Từ các quy định về 
việc đổi mới phương pháp dạy học, hiệu trưởng cần cụ thể hoá thành văn bản quy định 
nội bộ về hoạt động của tổ chuyên môn với các nội dung:
 + Về thực hiện nề nếp, kỷ cương trong dạy học như thực hiện chương trình, kế 
hoạch giảng dạy, lập kế hoạch bài học, sử dụng đồ dùng dạy học, kiểm tra chấm chữa bài, 
đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy.
 + Về nề nếp sinh hoạt chuyên môn của khối, cần quy định cụ thể về số lượng các 
chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ thực hiện trong năm học, trong từng học 
kỳ, phù hợp với từng môn học. 
 + Về quyền hạn và trách nhiệm của khối trưởng trong việc kiểm tra, giám sát việc 
thi hành các quy định đó. 
 Tất cả những quy định cần được khối chuyên môn tổ chức học tập, thảo luận và cụ 
thể hoá trong kế hoạch của từng giáo viên, được thông qua trước tổ và được hiệu trưởng 
phê duyệt. hơn, khen và thưởng đích đáng những công lao mà họ đã cống hiến cho tập thể. Hàng 
tháng vào tuần thứ 2 và tuần thứ 4 sinh hoạt tổ chuyên môn, tuần thứ 1 họp hội đồng sư 
phạm, Ban giám hiệu phổ biến công tác của tháng vào tuần đầu. Khối trưởng lên chương 
trình và phân công công việc cho từng tổ viên. Ban giám hiệu kiểm tra từng đợt theo lịch 
chung của nhà trường.
 Để nâng cao chất lượng chuyên môn Ban giám hiệu đã có kế hoạch tổ chức các 
chuyên đề một cách khoa học, có chất lượng, sắp xếp thời gian để các giáo viên trong 
trường đi dự, sau đó tổ chức thảo luận để rút kinh nghiệm để đi đến thống nhất về hướng 
lựa chọn phương pháp giảng dạy, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học vv
 Ngoài ra, Ban giám hiệu còn chú ý nắm các kế hoạch triển khai chuyên đề của 
phòng, của các trường bạn để thông báo kịp thời cho giáo viên đi dự. Qua đó học hỏi 
thêm kinh nghiệm của trường bạn, áp dụng những điều đã học vào giảng dạy.
 - Qua việc thường xuyên tổ chức các chuyên đề của trường và dự chuyên đề của 
phòng, của trường bạn, Ban giám hiệu và các đồng chí giáo viên đã nắm vững hơn về 
việc đổi mới phương pháp của từng bộ môn và từ đó có sự đầu tư các tiết dạy có hiệu qủa 
hơn. 
 - Ngoài ra, hiệu trưởng cũng phải dự họp định kỳ (ít nhất 1lần/tháng) với khối 
chuyên môn để trực tiếp thu nhận những khó khăn vướng mắc của giáo viên, của khối từ 
đó đề ra biện pháp tháo gỡ; cũng như hiểu thêm về năng lực quản lý của các khối trưởng. 
Qua đó, góp ý thêm những vấn đề thích hợp, cần thiết. Công việc này đòi hỏi hiệu trưởng 
phải làm thường xuyên nhằm mục đích xây dựng đội ngũ kế cận cho trường.
 Tóm lại, tăng cường quản lý hoạt động tổ chuyên môn là một biện pháp cơ bản để 
nâng cao chất lượng giảng dạy, vì vậy hiệu trưởng cùng các phó hiệu trưởng nên định 
hướng nội dung sinh hoạt chuyên môn theo ý đồ của nhà trường, theo từng thời điểm nhất 
định và cố gắng phát phát huy hết tác dụng của việc sinh hoạt tổ chuyên môn. Tránh tình 
trạng tiến hành sinh hoạt một cách chiếu lệ, cần phải tập trung giải quyết các vấn đề khó 
khăn mà tự bản thân mỗi giáo viên không thể giải quyết được, từ đó thống nhất chung 
cách giải quyết trong tổ khối.
 6. Biện Pháp chỉ đạo sử dụng đồ dùng dạy học góp phần quan trọng tới chất 
lượng giảng dạy:
 Quá trình nhận thức là từ trực quan cụ thể đến tư duy trừu tượng, nhất là đối với 
học sinh tiểu học, yếu tố trực quan lại càng cần thiết. Chính vì vậy Ban giám hiệu rất chú 
ý đến việc sử dụng đồ dùng dạy học. Ban giám hiệu yêu cầu tổ chuyên môn:

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu.doc