Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học

SKKN : Biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học MỤC LỤC Tên nội dung Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 4 3. Đối tượng nghiên cứu 4 4. Phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 II. PHẦN NỘI DUNG 1.Cơ sở lí luận 5 2. Thực trạng 6 3. Giải pháp, biện pháp 8 a) Mục tiêu của giải pháp và biện pháp 8 b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 8 b.1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động 8 b.2. Xây dựng mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình, lực lượng XH 10 b.3. Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp 11 b.4. Xã hội hóa giáo dục nhằm đầu tư chất lượng dạy học và giáo dục 12 b.5. Xã hội hóa giáo dục nhằm quan tâm học sinh nghèo, 15 b.6. Công tác tự bồi dưỡng và bồi dưỡng của hiệu trưởng 16 c) Điều kiện thực hiện các giải pháp, biện pháp 16 d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 17 e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 18 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm 18 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 19 2. Kiến nghị 20 Nguyễn Thị Thanh Huyền - Đơn vị : Trường TH Trần Phú 1 SKKN : Biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học chất cho tất cả các trường học từ vùng khó khăn cho đến các trường thuận lợi. Cùng với sự quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ điều kiện trong các hoạt động giáo dục của cấp trên, việc huy động tinh thần đóng góp tự nguyện của nhân dân, cha mẹ học sinh là nguồn đối ứng góp phần xây dựng các công trình, hạng mục cơ sở vật chất có tầm chiến lược trong sự phát triển bền vững của nhà trường, với lí do trên tôi chọn đề tài Biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài - Mục tiêu : Nghiên cứu đề tài nhằm đề ra biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục ở đơn vị từng bước đạt chuẩn về cơ sở vật chất, đáp ứng trường đạt chuẩn Quốc gia theo quy định. - Nhiệm vụ : Nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan đến việc huy động xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học. Nghiên cứu thực trạng cơ sở vật chất, các hoạt động học tập và giáo dục của học sinh trường Tiểu học Trần Phú. Đề xuất những biện pháp, giải pháp về huy động xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Đối tượng nghiên cứu Đội ngũ cán bộ, viên chức, các bậc cha mẹ học sinh, học sinh và cơ sở vật chất trường Tiểu học Trần Phú, Tiểu học Lê Hồng Phong thuộc huyện Krông Ana. 4. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát, nắm bắt, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các đối tượng nghiên cứu, đội ngũ cán bộ, viên chức, các bậc cha mẹ học sinh và học sinh trong toàn trường. Thời gian nghiên cứu: năm học 2011 - 2012; 2012 - 2013 tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong và năm học 2013 - 2014; 2014 - 2015 tại trường Tiểu học Trần Phú. 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu - Khảo sát - Trắc nghiệm - Trực quan Nguyễn Thị Thanh Huyền - Đơn vị : Trường TH Trần Phú 3 SKKN : Biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học các đơn vị kinh tế đã cho, hiến, tặng, cả tiền tài, vật lực, cho sự nghiệp giáo dục, góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc xây dựng cơ sở vật chất giáo dục. Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành đã tạo thuận lợi để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao, đã huy động có hiệu quả sức mạnh của toàn xã hội chăm lo cho công tác giáo dục. Trường Tiểu học Trần Phú, trong thời gian qua công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được quan tâm, hàng năm đã huy động nhiều nguồn lực cùng nhà trường để xây dựng cơ sở vật chất ; tôn tạo khuôn viên ; đẩy mạnh các phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Xác định rõ vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục, trước thực trạng còn khó khăn nhiều bề, giải pháp tối ưu, có tính chất đột phá đã sử dụng trong nhiều năm qua đưa lại hiệu quả thiết thực là phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tạo đà, tạo thế cho phong trào giáo dục của nhà trường vững bước tiến lên. 2. Thực trạng a) Thuận lợi, khó khăn - Thuận lợi : Văn bản chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục được cấp trên hướng dẫn cụ thể, kịp thời cùng với sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của cấp trên cho nhà trường nên nhân dân địa phương tin tưởng và khơi dậy được tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân. Đội ngũ viên chức và hầu hết các bậc cha mẹ học sinh nhận thức sâu sắc về mục tiêu và ý nghĩa của công tác xã hội hóa giáo dục ở trường học. Đại đa số nhân dân trên địa bàn trường đóng có đời sống ổn định, quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Trong những năm qua, chất lượng giáo dục, phong trào thi đua, chất lượng các mũi nhọn nhà trường dành nhiều đỉnh cao nên đã tạo được lòng tin trong các cấp lãnh đạo, cha mẹ học sinh và nhân dân. Đây là yếu tố kích thích các lực lượng cộng đồng nhiệt tình đóng góp nguồn lực xây dựng nhà trường. - Khó khăn : Trường đóng trên trung tâm thị trấn của huyện nhưng nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ nông nghiệp. Đời sống kinh tế xã hội không đồng đều, tại phân hiệu Buôn Trấp có 100% học sinh dân tộc Ê-đê, hầu hết điều kiện sống của gia đình học sinh còn nhiều khó khăn, việc huy động học sinh tự nguyện đóng góp các nguồn lực là vấn đề khó thực hiện. Một số ít gia đình học sinh phải đi làm thuê để kiếm sống, có gia đình chỉ Nguyễn Thị Thanh Huyền - Đơn vị : Trường TH Trần Phú 5 SKKN : Biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học - Nguyên nhân của thành công : Do sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp về công tác xã hội hóa giáo dục, sự đoàn kết, thống nhất, nhận thức cao của đội ngũ viên chức trong đơn vị và quý bậc cha mẹ học sinh. Hàng năm hiệu quả xây dựng cơ sở vật chất, mọi hoạt động của nhà trường đều được nhân dân ghi nhận trong thực tế. - Nguyên nhân của hạn chế : Do đời sống kinh tế xã hội không đồng đều của một số gia đình học sinh, phân hiệu Buôn Trấp có 100% học sinh dân tộc Ê-đê, hầu hết điều kiện sống của gia đình học sinh còn nhiều khó khăn nên tỷ lệ và mức huy động học sinh tự nguyện đóng góp chưa cao. 3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Phân tích được thực trạng, đề ra giải pháp, biện pháp thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường nhằm huy động tối đa tinh thần tự nguyện đóng góp của các nguồn lực trong và ngoài nhà trường. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp b.1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động Tuyên truyền là một chủ trương đúng đắn, là con đường chuyển tải làm cho mỗi một tổ chức, cá nhân thấm nhuần sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định, những đề nghị của nhà trường để các lực lượng trong và ngoài nhà trường tự giác thực hiện, bằng nhiều hình thức như qua phương tiện thông tin đại chúng, liên hệ giữa lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo địa phương, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tuyên truyền trên các diễn đàn, các cuộc họp cha mẹ học sinh, Để việc tuyên truyền đạt hiệu quả, trước hết, hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch cụ thể, mục đích, lí do của việc huy động, thống kê số liệu, diện tích xây dựng, các nội dung hoạt động cần huy động. Trong các cuộc họp cha mẹ học sinh, các cuộc gặp gỡ thường ngày, đội ngũ nhà trường đã chủ động tạo cơ hội để chuyển tải những thông tin cần thiết đến tận từng bậc cha mẹ học sinh, nhân dân làm cho họ nhận thức đúng đắn từ đó các nguồn lực sẵn sàng đóng góp công sức giúp nhà trường xây dựng, kiến thiết nhằm đáp ứng điều kiện tốt cho dạy và học của nhà trường. Công tác tuyên truyền, vận động có hiệu quả hay không phải xuất phát từ Nguyễn Thị Thanh Huyền - Đơn vị : Trường TH Trần Phú 7 SKKN : Biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học b.2. Xây dựng mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình, lực lượng xã hội Để đạt được hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động; chủ thể huy động cộng đồng người đứng ra làm nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục, tập thể sư phạm nhà trường là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai kế hoạch, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò quan trọng trong quá trình triển khai trực tiếp trước các bậc cha mẹ học sinh. Tham mưu với lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương, họ chính là những người giữ vai trò quan trọng trong việc phê duyệt chủ trương, tuyên truyền, vận động trong nhân dân, ban đại diện cha mẹ học sinh cũng là một chủ thể trong việc triển khai, thực hiện và giám sát. Thành lập tiểu ban đại diện cha mẹ học sinh ở mỗi điểm trường, nắm được hoàn cảnh của từng gia đình học sinh về tình hình sức khỏe, đời sống văn hóa, phong cách giao tiếp và nhu cầu của từng gia đình học sinh. Họ cũng chính là người đại diện cho trẻ em và cộng đồng dân cư trong việc đi học và sự tiến bộ của trẻ trong học tập, vui chơi, sinh hoạt làm cho trẻ thích đi học hơn. Đối với giáo viên chủ nhiệm, để tổ chức thành công cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm học thì nhà trường phải xây dựng được nội dung cuộc họp cho giáo viên chủ nhiệm các lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp triển khai tới các bậc cha mẹ học sinh luôn quan tâm đến lợi ích trong việc huy động cộng đồng, biết tận dụng thời cơ và chủ động tham gia các hoạt động của địa phương trong các dịp lễ, tết, nhằm tạo không khí sôi nổi trong các hoạt động văn hóa văn nghệ của đơn vị, đồng thời tạo được mối quan hệ mật thiết với các đoàn thể, với chính quyền địa phương. Để khơi dậy được tinh thần tự nguyện của đa số các bậc cha mẹ học sinh thì giáo viên chủ nhiệm phải giới thiệu cá nhân có ý kiến đồng thuận phát biểu trước, trực tiếp tuyên truyền trước cuộc họp, qua đó dễ thuyết phục được những phần tử nhỏ chưa tích cực trong tập thể, làm như vậy thì tất cả các thành viên trong cuộc họp ai nấy đều thấu hiểu, từ đó chính các bậc cha mẹ học sinh đã thay mặt giáo viên chủ nhiệm hiến kế cho nhà trường về công tác xã hội hóa giáo dục. Coi trọng công tác xã hội hóa giáo dục, làm tốt công tác tuyên truyền các quan điểm của Đảng với các cấp các ngành và chính quyền địa phương cũng như mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Tham gia đầy đủ các cuộc họp ở địa phương, tổ chức các cuộc họp phụ huynh theo định kỳ để triển khai, thông báo, đánh giá xếp loại học sinh cũng như các hoạt động của nhà trường để tham khảo ý kiến đóng góp của các bậc cha mẹ học sinh. Tổ chức giao lưu văn nghệ quyên Nguyễn Thị Thanh Huyền - Đơn vị : Trường TH Trần Phú 9 SKKN : Biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học đồng, hoàn thiện việc sửa sang toàn bộ hệ thống các phòng học tầng lầu, lát gạch sân chơi, xây mới bồn hoa, cây cảnh và bổ sung 01 phòng chức năng. Kết hợp với nguồn tự nguyện từ cha mẹ học sinh tự nguyện đóng góp năm học 2014- 2015, với gần 90.000.000 đồng (tính riêng nguồn NĐ24/1999) thu được trả nợ công trình những năm trước, tu sửa các hạng mục công trình và quét sơn các phòng học tại trường chính. Hiện tại cơ sở vật chất nhà trường đã từng bước khang trang hơn, tạo được niềm tin trong nhân dân, cha mẹ học sinh yên tâm khi con mình đến trường học tập và vui chơi trong môi trường xanh, sạch và thoáng mát. Huy động xây dựng cơ sở vật chất nhà trường bằng nhiều hình thức khác nhau, ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp phát động tự nguyện mua và mắc quạt điện, trang trí lớp học, làm mái tôn che nắng tận dụng làm nhà để xe cho học sinh, bố trí thêm cây hoa, cây cảnh nhằm tôn tạo khuôn viên nhà trường, ủng hộ ngày công để sửa sang các hạng mục nhỏ tại mỗi lớp học, ủng hộ sách, tài liệu tham khảo xây dựng tủ sách dùng chung trong thư viện, Bên cạnh việc huy động tinh thần tự nguyện đóng góp của học sinh, để thực hiện tốt kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc gia thì phải làm tốt công tác chuyên tu, bảo dưỡng tài sản chung của lớp, nhà trường, thực hành tốt cuộc vận động tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng và bảo quản cơ sở vật chất hiện có đảm bảo cho dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Từ đó nhân dân thấy được việc chung tay xây dựng cho nhà trường là trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với học sinh. b.4. Xã hội hóa giáo dục nhằm đầu tư chất lượng dạy học và giáo dục Tạo uy tín với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín chất lượng nhà trường, mục đích của huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất nhằm đáp ứng điều kiện dạy học và giáo dục cho nhà trường, nhiệm vụ chính của nhà trường được khẳng định bằng chất lượng thì việc đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất từ các nguồn lực là xứng đáng ; bởi vậy sự tạo lập uy tín của nhà trường bằng chính nội lực của nhà trường và sự phấn đấu của mỗi thầy, cô giáo trong quá trình giảng dạy, phải biến trình tự giảng dạy của thầy, cô giáo thành trình tự học tập của học sinh. Tạo một bầu không khí ở nhà trường thật vui tươi phấn khởi, để học sinh mỗi ngày đến trường được học, được vui chơi một cách thoải mái và tiếp thu bài học có hiệu quả. Xây dựng cho mỗi giáo viên trong giảng dạy phải thể hiện bằng cả tình thương và trách nhiệm của mình, để học sinh có được tự tin hơn khi được đến lớp, đến trường. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Đơn vị : Trường TH Trần Phú 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_huy_dong_xa_hoi_hoa_giao_duc.doc