Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phù hợp với bối cảnh phòng chống dịch Covid-19

docx 33 trang skquanly 30/06/2024 1250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phù hợp với bối cảnh phòng chống dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phù hợp với bối cảnh phòng chống dịch Covid-19

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phù hợp với bối cảnh phòng chống dịch Covid-19
 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
 TRƯỜNG MẦM NON TẢ THANH OAI B
 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI PHÙ HỢP VỚI BỐI CẢNH
 PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19
 Lĩnh vực/Môn: Giáo dục mẫu giáo
 Cấp học: Mầm non
 Tên tác giả: Trần Thùy Trang
 Đơn vị công tác : Trường Mầm non Tả Thanh Oai B 
 Chức vụ : Giáo viên
 NĂM HỌC: 2021 - 2022 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Cái mầm có xanh thì cái cây mới vững, cái 
búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn 
hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Nên từ khi sinh ra, con người đã giáo dục kỹ 
năng sống. Cha mẹ đã dạy trẻ ngôn ngữ, dạy trẻ “ạ ông, ạ bà, chào ông, chào bà” 
mà không biết rằng đó chính là kỹ năng sống sơ khai mà chúng ta dạy trẻ một cách 
rất bản năng - kỹ năng giao tiếp. Sự phát triển của công nghệ hiện đại có thể biến 
các bé thành người nhút nhát, thụ động chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp ứng 
xử đối với người xung quanh, vì vậy giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục 
cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Mọi người đều cần có kỹ năng sống để 
tham gia vào hoạt động xã hội.
 Mà trẻ lứa tuổi mầm non đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân 
cách, trẻ còn non nớt về thể chẩt và tình cảm, trí tuệ. Trẻ phải học mọi thứ từ cuộc 
sống đa dạng, sinh động, nhiều chiều xung quanh để phát triển. Vì vậy giáo dục kỹ 
năng sống cho trẻ để giúp trẻ thích nghi, hòa nhập ứng phó với cuộc sống hằng 
ngày đồng thời giúp trẻ định hướng đúng đắn để phát triển nhân cách toàn diện là 
vấn đề phải được quan tâm hàng đầu. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm 
non trong Chương trình giáo dục mầm non "Cung cấp kỹ năng sống phù hợp với 
lứa tuổi giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà, bố, mẹ, thầy cô 
giáo, anh, chị, em, bạn bè, thật thà, mạnh dạn, tự tin; yêu thiên nhiên, thích cái 
đẹp, ham hiểu biết, thích đi học”.
 Nhưng chúng ta dễ dàng bắt gặp những đứa trẻ được cha mẹ, người giúp 
việc chăm bẵm từng ly từng tí, từ việc vệ sinh cá nhân, mặc quần áo đến việc xúc 
ăn. Điều này xuất phát từ tâm lý muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái 
của các bậc làm cha, mẹ. Họ không hiểu rằng quá nuông chiều con cái, không cho 
con làm bất cứ việc gì, những việc làm này vô tình sẽ làm mất dần kỹ năng sống, 
tính tự lập cần có ở trẻ. Đặc biệt, trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp 
trẻ chưa thể đến trường mầm non mà ở nhà với ông, bà, bố, mẹ nên các kỹ năng tự 
phục vụ, kỹ năng vệ sinh cá nhân của trẻ hầu như được ông bà, bố mẹ làm hộ, được 
phục vụ trong mọi hoạt động. Chính điều này làm cho trẻ càng ỉ lại vào người lớn 
trong mọi việc từ những kỹ năng đơn giản như tự xúc ăn, tự rót nước uống, cất dọn 
đồ chơi sau giờ chơi,... Bên cạnh đó, một thời gian dài, trẻ phải ở nhà bị hạn chế 
tiếp xúc, giao lưu với bạn bè mà thay thế bằng thiết bị điện tử khiến trẻ có cảm 
giác cô lập, xa cách, rụt rè, hay cáu gắt, cãi lại người lớn, có trẻ luôn thấy mệt mỏi, 
buồn phiền, thậm chí trầm cảm, rối loạn hành vi và khó tập trung chú ý. Bởi vậy, 
gánh nặng giáo dục kỹ năng sống cho - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 + Phương pháp điều tra: Điều tra về mức độ trẻ đạt được các nhóm kỹ năng 
sống. Tìm hiểu các biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ đạt kết quả cao nhất.
 + Phương pháp quan sát: Quan sát các biểu hiện, hành vi, kỹ năng của trẻ 
thông qua hoạt động tương tác trên zalo nhóm lớp trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở 
nhà và qua ngôn ngữ và hoạt động hàng ngày khi trẻ được đến trường.
 + Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với đồng nghiệp, với phụ huynh nắm 
bắt kinh nghiệm hay trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với thực tiễn.
 + Phương pháp thực hành: Thực hành kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sống 
thông qua hoạt động hàng ngày và video trẻ thực hiện khi ở nhà.
 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các nội dung, biện pháp giáo dục và rèn 
luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi phù hợp với bối cảnh phòng chống 
dịch Covid-19” .
 - Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 09/2021 đến tháng 05/2022. chuẩn quốc gia mức độ 2 vào tháng 12 năm 2021. Năm học 2021-2022, nhà trường 
có 20 lớp với tổng số 576 trẻ. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là 68 đồng chí, 
trong đó có 44/48 giáo viên đạt 91.7% có trình độ chuyên môn trên chuẩn, luôn 
nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
 Năm học này, tôi được ban giám hiệu phân công dạy lớp mẫu giáo bé C1 
với 32 trẻ, trong đó có 16 cháu nam và 16 cháu nữ. Lớp có 03 cô với 02 cô trình 
độ chuyên môn trên chuẩn và 01 cô đang theo học lớp Đại học. 33% phụ huynh 
làm nông nghiệp, 23,2% phụ huynh làm công nhân viên chức, 43.8% phụ huynh 
làm nghề tự do. Từ thực tế trên khi thực hiện đề tài, tôi gặp một số thuận lợi và 
khó khăn sau:
 * Thuận lợi
 - Ban giám hiệu luôn quan tâm, sát sao bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp 
vụ sư phạm,ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ 
phù hợp với bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay. Tạo điều kiện để tham gia lớp bồi 
dưỡng, tập huấn chuyên môn tại trường và phòng Giáo dục huyện tổ chức dưới 
nhiều hình thức khác nhau.
 - Cơ sở vật chất lớp khang trang, sạch sẽ, được trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ 
chơi theo thông tư 01, nhất là các đồ dùng hiện đại, đồ dùng, đồ chơi kỹ năng thực 
hành cuộc sống, ứng dụng phương pháp giáo dục Montesori.
 - Bản thân có kỹ năng công nghệ thông tin tốt, thành thạo kỹ năng cắt, ghép, 
chỉnh sửa video, thiết kế giáo án điện tử E-Learning, xây dựng bài tập tương tác 
trực tuyến,... kết nối với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ dịch 
ở nhà. Đây là cơ hội để tôi nâng cao chuyên môn và ứng dụng biện pháp giáo dục 
rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả và thuận lợi hơn.
 - Với vai trò là tổ phó chuyên môn khối mẫu giáo bé, có trình độ chuyên 
môn trên chuẩn, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm linh hoạt, tôi đã có một số đề 
xuất lên ban giám hiệu làm các video về kỹ năng sống cùng bố mẹ dạy trẻ, trong 
việc xây dựng nội dung giáo dục trẻ khi ở nhà trong thời nghỉ dịch tôi đã lựa chọn 
các kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng chống dịch, tự bảo vệ bản 
thân kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng thích nghi với môi trường sống, thích ứng 
với dịch bệnh. Khi trẻ được quay lại trường học trực tiếp tôi cũng đã đề xuất điều 
chỉnh nội dung giáo dục trẻ như trong các tuần đầu khi quay lại học trực tiếp đã 
xây dựng các hoạt động rèn nề nếp, các trò chơi để tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ 
khi quay lại trường.
 - Trẻ cùng độ tuổi, đa số trẻ nhanh nhẹn, thích tò mò khám phá. Kỹ năng tự bảo vệ 25
 3 32 6 19% 8 25% 10 31% 8
 bản thân %
 22
 4 Kỹ năng giao tiêp 32 7 22% 7 22% 11 34% 7
 %
 Kỹ năng thích ghi và 
 vệ sinh phòng chống 22
 5 32 6 19% 7 22% 12 37% 7
 dịch bệnh Covid - 19 %
 Bảng tổng hợp ý kiến của phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục
 kỹ năng sống cho trẻ trong bối cảnh dịch Covid-19 tháng 9/2021
 Mức độ cân thiêt về Thời điểm tiên hành Việc tiên hành dạy 
 việc dạy kỹ năng dạy kỹ năng sống cho kỹ năng sống cho 
 Tổng số phụ 
 sống cho trẻ trẻ trẻ
 huynh được 
 Chưa 
 khảo sát Càng sớm Trên 5 Đã thực 
 Có Không thực hiện
 càng tốt tuổi hiện
 Đâu năm 10/32 22/32 10/32 13/32 9/32 14/32
 Tỷ lệ % 31,2% 68,8% 31,2% 68,8% 28,1% 71,9%
 Từ kêt quả khảo sát, thăm dò ý kiên phụ huynh đâu năm, tôi thây các mặt
kỹ năng sống của trẻ còn rât hạn chê, mức độ tốt, khá đều có tỷ lệ thâp; hơn 50% 
số phụ huynh được khảo sát cho rằng chưa cân phải dạy trẻ kỹ năng sống ở lứa 
tuổi này và chưa nhận thây mức độ cân thiêt. Qua kêt quả trên giúp tôi hiểu rằng 
giáo viên phải tuyên truyền để giúp cha, mẹ trẻ thay đổi nhận thức về sự cân thiêt 
giáo dục kỹ năng sống cho con. Tôi đã nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra một số biện 
pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi phù hợp với 
bối cảnh dịch Covid-19 nhât là thời điểm trẻ nghỉ ở nhà phòng chống dịch thông 
qua các video kêt nối hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh chăm sóc, giáo dục kỹ năng 
cho trẻ dưới hình thức “học mà chơi, chơi mà học” góp phân giảm áp lực cho phụ 
huynh khi trẻ ở nhà cũng như phát triển toàn diện nhân cách của trẻ ở các giai đoạn 
tiêp theo.
 Bên cạnh đó tôi xây dựng nội dung phiêu khảo sát, thăm dò ý kiên phụ
huynh về thực trạng kỹ năng sống của trẻ và sự quan tâm về giáo dục kỹ năng
sống của phụ huynh. (Phụ lục 1)
 - Thông qua ý kiên ban giám hiệu. cần thiết và xây dựng kế hoạch kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ ở 
nhà phòng chống dịch Covid-19 là cách làm vô cùng cần thiết để tránh sự trùng 
lặp, chồng chéo phù hợp với lứa tuổi, điều kiện của trẻ khi ở nhà nhằm đạt được 
hiệu quả cao. Tôi tiến hành như sau: Nghiên cứu tài liệu về đặc điểm tâm sinh lý 
của trẻ để có cơ sở xác định những kỹ năng sống phù hợp với trẻ 3-4 tuổi; Tham 
khảo ý kiến của tổ chuyên môn và bạn bè đồng nghiệp; Tham gia buổi tập huấn 
trực tuyến về dạy trẻ kỹ năng sống tại trường, tìm hiểu kênh giáo dục VTV7, 
chương trình “Đồng hành cùng con ở nhà mùa dịch, lớp học cầu vồng,...
 Xác định kỹ năng sống cơ bản cần thiết giáo dục trẻ ở nhà trong thời gian 
nghỉ phòng chống dịch Covid-19 cũng như ở lớp khi trẻ trở lại trường và xây dựng 
kế hoạch giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống thông qua hoạt động kết nối với phụ 
huynh trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà theo từng tháng phù hợp với khả năng của trẻ, 
điều kiện thực tế của gia đình trẻ và bối cảnh dịch Covid-19.
 Kết quả:
 Sau một thời gian nghiên cứu, tôi đã xác định được năm kỹ năng sống cơ 
bản để giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi tại lớp mình trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà phòng 
chống dịch. Đó là những kỹ năng sống cơ bản, cần thiết và quan trọng với trẻ ở 
lứa tuổi này như kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, 
kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thích ứng và một số biện pháp phòng chống dịch 
bệnh Covid - 19 giúp trẻ tự tin hơn trong các hoạt động ở nhà. Từ việc xác định 
được những kỹ năng sống cơ bản phù hợp với trẻ ở lớp, tôi tiến hành xây dựng kế 
hoạch lồng ghép giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ thông qua video hoạt 
động giáo dục kết nối giáo dục hàng tuần, tháng. Tôi đã xây dựng được 3 video kĩ 
năng sống, 1 video làm quen với toán, 1 video về khám phá và 2 video phát triển 
vận động. Điều này giúp tôi chủ động, linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc thực 
hiện các video giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng vệ sinh phòng 
chống dịch bệnh cũng như lồng ghéo nội dung giáo dục kỹ năng sống thông qua 
các video hoạt động giáo dục khác. Bên cạnh đó, tôi cũng đưa ra các biện pháp 
phối hợp với giáo viên trong lớp, cha mẹ trẻ để đạt hiệu quả cao trong quá trình 
thực hiện khi trẻ nghỉ ở nhà phù hợp với bối cảnh phòng chống dịch Covid-19.
 3.2. Biện pháp 2: Thiết kế video giáo dục kỹ năng sống và lồng ghép thông 
qua các hoạt động khác trong thời gian phòng chống dịch Covid-19
 Năm học 2021-2022 là năm học thật đặc biệt khi dịch Covid-19 diễn biến 
hết sức phức tạp khiến trẻ chưa thể đến trường mầm non ngay từ đầu năm học, các 
trường mầm non chưa thể hoạt động như bình thường mà hoạt động chăm sóc nuôi 
dưỡng, giáo dục trẻ chuyển sang hình thức tuyên truyền kết nối với phụ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_va_ren_luyen_ky_nan.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phù hợ.pdf