Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp đổi mới công tác quản lý chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non Ninh Đa
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp đổi mới công tác quản lý chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non Ninh Đa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp đổi mới công tác quản lý chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non Ninh Đa
ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN • Họ và tên: Trần Thị Kim Cúc • Ngày, tháng, năm sinh: 30.12.1975 • Cơ quan, đơn vị công tác: Trường mầm non Ninh Đa • Chức vụ/ chức danh: Phó Hiệu trưởng - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm 1. Tên sáng kiến: “Biện pháp đổi mới công tác quản lý chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non Ninh Đa" 2. Lĩnh vực áp dụng 2.1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục mầm non 2.2. Mục tiêu Sự nghiệp giáo dục có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước về trước mắt cũng như lâu dài. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định “cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển Giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững”. Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" Mục tiêu của giáo dục là đào tạo, xây dựng những thế hệ con người mới có đủ tài, đức, bản lĩnh để đưa đất nước tiến lên đuổi kịp trào lưu phát triển của thế giới, hình thành những người công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, sự nghiệp giáo dục không phải của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học một cách tốt nhất. Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Là một phó Hiệu trưởng, tôi luôn quan niệm rằng: để nhà trường thực sự nhà trường có chất lượng thu hút được phụ huynh đưa con đến trường thì vấn đề trình, mặt khác chỉ đạo tổ chức thực hiện tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường, điều kiện cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, công tác đào tạo, bồi dưỡng... tức là triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non. 4. Thực trạng: 4.1.Thuận lợi Năm học 2019 -2020 tôi được Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ quản lý công tác giáo dục tại trường mầm non Ninh Đa. Trong năm học này cũng như nhiều năm qua, tôi luôn đón nhận được sự quan tâm sâu sắc của phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Ninh Hòa; sự quan tâm lãnh đạo của Đảng uỷ, UBND Phường Ninh Đa, Hiệu trưởng nhà trường và sự giúp đỡ nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể. Các bậc phụ huynh luôn quan tâm phối hợp, ủng hộ, tin tưởng và chăm lo cho giáo dục con em của mình. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên với sự đoàn kết, cố gắng phấn đấu, nổ lực đã thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hoá về mặt đào tạo, tỉ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn ngày càng cao (Theo bảng khảo sát về trình độ đào tạo giáo viên) * Về trình độ đào tạo giáo viên: (tháng 9/2019) Tổng số Hệ đào tạo Năm học giáo viên Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học 2015-2016 13 0 2 4 7 2017-2018 13 0 1 3 9 2019-2020 13 0 0 4 9 4.2. Khó khăn Đa số các cha mẹ học sinh ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông, buôn bán nhỏ lẻ và lao động tự do, không ổn định, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc phối hợp cùng nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ. Trường mầm non Ninh Đa có 9 lớp nhưng có đến 6 điểm trường, khó khăn trong việc quản lý chỉ đạo chung của Ban giám hiệu. Cơ sở vật chất nhà trường có nhiều điểm lẻ nên đầu tư còn dàn trải. Đội ngũ giáo viên có 13 người, chất lượng không đồng đều. Giáo viên phần đa mới ra trường một vài năm nên kinh nghiệm đứng lớp chưa nhiều, tác phong lên lớp còn rụt rè, e ngại và chưa thực sự chú trọng đến việc thay đổi phương pháp cũng như hình thức lên lớp. Một số giáo viên có năng lực nhưng lười tư duy, ít sáng tạo nên các hoạt động diễn ra còn khô khan chưa lôi cuốn trẻ vào các giờ cường dự giờ thăm lớp, kiểm tra bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Thực hiện chương trình Giáo dục mầm non theo quy định của Bộ GD&ĐT dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT Khánh Hoà và phòng GD&ĐT Thị xã Ninh Hòa. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính; duy trì kết quả đạt được trong phong trào xây dựng “Trường học thân thiện- học sinh tích cực”, phong trào thi đua “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo”. Trao trách nhiệm, chia sẻ quyền tự chủ Là một phó Hiệu trưởng quản lý công tác chuyên môn nhà trường, tôi cần quy trách nhiệm và quyền tự chủ quản lý cho các Tổ chuyên môn trong nhà trường tham gia vào các hoạt động liên quan đến hoạt động quản lý chuyên môn của giáo viên trong tổ. Theo thời gian, Phó Hiệu trưởng sẽ giảm dần vai trò hướng dẫn và mang lại cơ hội cho các thành viên khác phát huy tinh thần trách nhiệm và năng lực của mình. Như vậy, đổi mới quản lý giáo dục không chỉ đổi mới cách làm mà còn đổi mới từ công tác quản lý Tổ. Sự phân cấp rất cần được thể hiện trong nhà trường, đặc biệt là nâng cao vai trò của tổ trưởng chuyên môn, làm sao cho tổ trưởng chuyên môn cũng thực hiện công tác quản lý tổ với đầy đủ các chức năng quản lý. Trong quản lý chuyên môn cần tránh đi sâu vào công tác hành chính, sự vụ, càng không nhằm quản lý con người mà quan trọng là quản lý chuyên môn, quản lý công việc, quản lý kế hoạch (của chuyên môn, của Tổ). Chỉ có quản lý công việc thì người làm việc mới tự chủ, sáng tạo và mang lại hiệu quả thực sự, còn quản lý con người thì họ sẽ làm việc chỉ với mục đích đối phó. * Biện pháp 2. Phối hợp thực hiện tốt công tác thi đua- khen thưởng Phối hợp cùng Hiệu trưởng và Công đoàn, thực hiện tốt công tác thi đua- khen thưởng, đảm bảo tính khoa học, công bằng, khách quan, công khai từ khâu xây dựng các tiêu chí, triển khai thực hiện đến việc kiểm tra đánh giá giáo viên, nhân viên. Kiên quyết khắc phục bệnh thành tích, hình thức. Gắn liền việc khen và thưởng một cách hợp lý và xứng đáng, sao cho phong trào thi đua thực sự trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy mọi người đoàn kết, cùng nhau phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thường xuyên duy trì và tham gia các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành trường, của ngành. Ngoài ra, tôi còn phối hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch tổ chức hội giảng, đăng ký tiết dạy tốt chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như: ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3Qua các đợt thi đua đó đều có tổng kết rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời những giáo viên, nhân viên có thành tích tốt. * Biện pháp 3. Cải tiến hội họp chuyên môn giảng dạy có thể tham dự và học hỏi rút kinh nghiệm lẫn nhau, mặt khác sẽ khắc phục tâm lý e ngại của các giáo viên khi bị dự giờ vì tất cả các giáoviên đều được dự giờ. Đánh giá thao giảng, dự giờ là nội dung quan trọng nhất nên cần trao đổi thẳng thắn, chân tình, cởi mở, trên tinh thần giúp giáo viên “ham học hỏi, cầu tiến bộ”, không nên “chỉ trích”, “bới móc” các khuyết điểm mang tính vùi dập ý chí, tinh thần của giáo viên. Qua mỗi đợt thao giảng, tôi tổ chức cho giáo viên toàn trường cùng đánh giá, sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm công tác thao giảng, dự giờ. Qua đánh giá, mọi người có thể rút kinh nghiệm để các buổi thao giảng, dự giờ sau sẽ được tổ chức tốt hơn và sẽ có cái nhìn tổng quan về công tác này trên mọi phương diện, chất lượng dạy của giáo viên và ý thức học tập của các cháu từ đó có những biện pháp chấn chỉnh, khen thưởng đối với từng giáo viên và các cháu. Tôi đặc biệt chú trọng các tiết dự giờ hội giảng, chuyên đề có sử dụng công nghệ thông tin, giúp giáo viên củng cố kiến thức các bước lên lớp ở mỗi hoạt động học tập kinh nghiệm sư phạm, tri thức, phương pháp, phong thái sư phạm, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy học của mình mỗi ngày một vững vàng về kiến thức, nhuần nhuyễn về phương pháp. Sau khi dự giờ hội giảng, tôi cũng tổ chức đánh giá những ưu điểm, những tồn tại trong hoạt động chuyên môn của một đợt hội giảng nhắm thúc đẩy sự sáng tạo, sự đột phá, sự đổi mới trong việc linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học. Khích lệ được những giáo viên có nhiều cố gắng trong chuyên môn, từ đó tạo nên phong trào thi đua dạy tốt học tốt. Tổ chức tốt việc thao giảng, dự giờ cũng là một bước quan trọng cho giáo viên sau này tham gia các cuộc thi giáo viên giỏi, bởi đó là hoạt động thiết thực, giúp giáo viên mạnh dạn trước mọi người. giúp giáo viên trao dồi kỹ năng tổ chức điều hành và trình bày trước đông người. Phối hợp nhà trường tổ chức tốt các hội thi của giáo viên: “Thi giáo viên dạy giỏi” Thi làm đồ dung dạy học, đồ chơi tự tạoCác hội thi của trẻ: Thi bé khỏe bé ngoan; Thi vẽ tranh; Hội khỏe măng non Việc tổ chức hội thi, thao giảng, đăng ký tiết dạy tốt cho giáo viên là một hình thức có tác dụng rất lớn cho việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tạo cơ hội để giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm. Khi tham gia hội thi, thao giảng..., đòi hỏi giáo viên phải đầu tư công sức, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, tìm ra hình thức, phương pháp linh hoạt, sáng tạo để thu hút sự hứng thú của trẻ vào tiết dạy; đồng thời giáo viên phải tự nghiên cứu, sưu tầm các phương tiện, đồ dùng, đồ chơi phục vụ, hỗ trợ trong tiết học; đây là một biện pháp rất hữu hiệu giúp giáo viên tích cực bồi dưỡng và học tập lẫn nhau... * Bồi dưỡng chuyên môn qua việc tổ chức cho giáo viên tham quan học tập, dự giờ học hỏi kinh nghiệm qua sinh hoạt chuyên môn cụm do Thị xã tổ chức. Phối hợp nhà trường, tạo điều kiện cho cho giáo viên tham gia giao lưu sinh hoạt chuyên môn cụm, nhằm giúp các cô học tập kinh nghiệm các trường bạn về tạo môi trường trang trí trong và ngoài lớp học, cách làm một số đồ dùng dạy một cách cụ thể, chi tiết và trình bày giải thích để Hiệu trưởng duyệt, bên cạnh đó cũng cần phối hợp với các bộ phận trong nhà trường, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là cha mẹ các cháu hiểu được từng nội dung yêu cầu trong nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường để từ đó có sự đồng thuận và ủng hộ tích cực; cụ thể nếu cơ sở vật chất và trang thiết bị được đầu tư sửa chữa, bổ sung kịp thời tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ thì chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn. Nâng cao công tác tuyên truyền trong phụ huynh và cộng đồng hiểu rõ chủ trương đổi mới giáo dục của nhà trường, giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non là rất cần thiết, điều này đòi hỏi mỗi cán bộ như tôi và giáo viên trong nhà trường phải tích cực, tăng cường công tác tuyên truyền những kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học, các chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến giáo dục mầm nonđến toàn thể phụ huynh và cộng đồng, tuyên truyền để họ hiểu được trẻ ở lứa tuổi càng nhỏ thì sự tác động để phát triển trí tuệ, thể lực của trẻ sẽ tốt hơn so với trẻ lớn, từ đó họ sẽ phối kết hợp với nhà trường để giáo dục trẻ. Phối hợp với nhà trường và các Tổ chuyên môn, bộ phận y tế của trường, lập kế hoạch tuyên truyền hàng năm, viết bài tuyên truyền hàng tháng, tuyên truyền trên thông tin đại chúng, xây dựng bảng tuyên truyền của nhà trường, xây dựng góc tuyên truyền của các nhóm lớp, tuyên truyền qua buổi họp phụ huynh, thông qua các hội thi, yêu cầu giáo viên thường xuyên trao đổi nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ với phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ. Nội dung tuyên truyền được thay đổi theo từng tháng, từng quý, theo từng sự việc, nhằm giúp cho phụ huynh nắm được một số kiến thức giáo dục, phối hợp cùng với nhà trường rèn luyện cho trẻ có thói quen, hành vi văn minh trong giao tiếp, biết yêu thương quý trọng cô giáo, bố mẹ, người lớn; có thói quen tự phục vụ, có nề nếp trong học tập, trong các hoạt động. Từ đó chất lượng giáo dục được tăng lên, trẻ nắm vững các kiến thức, kỹ năng, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên. Thực hiện phối hợp cùng Bộ phận y tế, cấp dưỡng của trường, hỗ trợ góp ý xây dựng thực đơn phong phú, hấp dẫn, nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện và khám sức khỏe định kỳ, cân đo, theo dõi đánh giá sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng Mời phụ huynh tham dự các tiết dạy, các đợt đánh giá trẻ, các hội thi của trẻ như: Hội khỏe măng non các cấp. Tham gia tham quan, hội chợ ẩm thực, các ngày hội ngày lễ như lễ hội Tết Nguyên Đán Mùa xuânkết hợp việc tuyên truyền giáo dục theo từng chủ đề. Vận động phụ huynh ủng hộ mang đồ dùng đồ chơi, các loại tranh truyện theo chủ điểm, các nguyên vật liệu như: báo, lịch, vỏ chai, vỏ sò, sọ dừa, hộp sữa.phục vụ các chủ điểm tổ chức các hoạt động cho trẻ • Biện pháp 6. Đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_doi_moi_cong_tac_quan_ly_chu.docx