Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
Một số giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS ................................................................................................................................................................................................................................... ...... I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trường Tiểu học Tình Thương đóng trên địa bàn buôn Tuôr A, xã Dray Sáp. Là một trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn, 100% học sinh của trường là dân tộc thiểu số. Tiếng Việt là ngôn thứ thứ nhất của người Kinh nhưng là ngôn ngữ thứ hai của các em học sinh dân tộc thiểu số. Do đó việc tiếp thu kiến thức của các em gặp nhiều khó khăn và còn nhiều hạn chế. Là một người làm công tác quản lý , thấy được những khó khăn trong quản lý cũng như công tác dạy và học, vốn tiếng Việt của các em chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến chất lượng dạy và học ở đây không thể sánh vai với những trường thuận lợi. Tôi luôn trăn trở và tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh làm cơ sở để các em học tốt tiếng Việt cũng như các môn học khác . Đặc biệt giúp các em tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô, mọi người. Sau nhiều năm nghiên cứu và áp dụng chỉ đạo thực hiện một số giải pháp về tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học Tình Thương, chất lượng giáo dục ở đây đã được nâng lên. Khi các em được tăng cường tiếng Việt, được bồi dưỡng tiếng Việt thì các em sẽ có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tốt hơn. Có được vốn tiếng Việt đủ để nghe, hiểu thì việc giao tiếp hàng ngày và đặc biệt là quá trình tiếp thu bài của các em sẽ trở nên dễ dàng hơn. Trong thực tế giảng dạy cho thấy, những em học sinh người dân tộc thiểu số trước khi bước vào trường tiểu học có được vốn tiếng Việt cơ bản rồi thì việc giao tiếp cũng như quá trình tiếp thu bài của những em này có nhiều thuận lợi, không kém nhiều so với những em học sinh người Kinh. Với tầm quan trọng và cần thiết của việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cũng như rèn kỹ năng giao tiếp cho các em học sinh dân tộc thiểu số tại trường tiểu học Tình Thương nên tôi đã chọn đề tài "Biện pháp chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số". - 1 - Một số giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS ................................................................................................................................................................................................................................... ...... II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Tiếng Việt là một môn học hết sức quan trọng đối với tất cả các bậc học của nền giáo dục nước ta hiện nay. Với học sinh là người dân tộc thiểu số, việc tăng cường tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề đang được các cấp, các ngành, các trường học đặc biệt quan tâm. Tiếng Việt trong nhà trường tồn tại với hai tư cách: vừa là một môn học vừa là công cụ giao tiếp, học tập của học sinh. Do đó, trình độ tiếng Việt có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đối với khả năng học tập các môn học khác của học sinh. Thực tế cho thấy, học sinh người dân tộc thiểu số càng học lên lớp trên thì khả năng đạt chuẩn chương trình các môn học càng thấp vì nhiều nguyên nhân như cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện kinh tế, điều kiện học tập, trình độ nhận thức... trong đó, sự thiếu hụt về vốn sống, vốn ngôn ngữ là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp của tình trạng trên. Trong những năm vừa qua, Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội gặp nhiều khó khăn đã và đang được Đảng, Nhà nước và các địa phương quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. Tăng cường tiếng Việt là việc làm hết sức quan trọng, góp phần giúp các em học tốt các môn học khác và thuận lợi trong việc lĩnh hội tri thức các cấp học tiếp theo và nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Trường tiểu học Tình Thương là một trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Krông Ana. Địa bàn của trường gồm 3 buôn, đó là buôn Tuôr A, buôn Tuôr B, buôn Kala. Nhà trường có 1 điểm trường lẻ và 1 điểm trường chính. Người dân ở đây 100% là dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Ê đê. Trình độ dân trí còn thấp, đời sống kinh tế của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, họ sống - 3 - Một số giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS ................................................................................................................................................................................................................................... ...... tiếng Việt rất hạn chế, kỹ năng giao tiếp chưa tự tin, nói không trọn câu, lí nhí, có khi một câu hỏi mà giáo viên đưa ra đến 3 lần nhưng các em vẫn không hiểu, không trả lời được. Hầu như các em nhút nhát, không tự tin giao tiếp với thầy cô giáo. Học sinh lớp 3, lớp 4 nhưng đọc viết vẫn chưa thông thạo. Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt của các em còn chưa tự tin, trả lời câu hỏi của cô giáo không được đầy đủ. Việc tạo thói quen và bồi dưỡng tiếng Việt cho các em ở gia đình và cộng đồng cũng gặp khó khăn vì người dân ở ba buôn trường đóng đều 100% là đồng bào dân tộc, họ ở thành từng cộng đồng nên họ giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ do đó cơ hội các em nói tiếng Việt chỉ có thể những giờ học trên lớp. Mọi người trong gia đình hầu hết không sử dụng tiếng Việt họ sinh hoạt giao tiếp trong gia đình đều bằng tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, các em không có được cơ hội bồi dưỡng thêm tiếng Việt khi ở nhà Bên cạnh đó, trình độ dân trí thấp, các gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em. Nhiều học sinh thường xuyên phải nghỉ học để ở nhà giúp đỡ gia đình như giữ em, chăn bò, làm nương rẫy, tự đi nhặt điều để bán kiếm tiền... Vào nhà, hầu hết các em không có góc học tập để các em học ở nhà do đó việc tiếp thu kiến còn gián đoạn, không liên tục. Từ những thực trạng như thế, tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số giải pháp mà bản thân đã tích lũy nhiều năm bằng những kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản lý. Những biện pháp này đã được áp dụng và thực hiện có hiệu quả tại đơn vị. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp Các giải pháp đưa ra nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số một cách có hiệu quả để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giảm tỉ - 5 - Một số giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS ................................................................................................................................................................................................................................... ...... Một số góc trang trí trong phòng học thân thiện tại trường a.2. Môi trường tinh thần Môi trường tinh thần có nghĩa là giáo viên là người tạo ra môi trường thân thiện để học sinh thấy được mình là người được thầy cô chào đón mỗi khi đến lớp, đến trường. Các em vào lớp luôn nhận được sự thân thiện cởi mở của thầy cô. Để được như vậy, mỗi thầy cô giáo phải đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, tạo cơ hội để tất cả học sinh trong lớp cùng được làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm bạn. Tất cả học sinh đều được tôn trọng và bình đẳng, không đe dọa, không chê bai học sinh dù các em trả lời chưa đúng, luôn phải động viên khuyến khích các em để các em có được niềm tin khi đến lớp và có niềm tin khi tham gia học tập. Khi các em thấy - 7 - Một số giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS ................................................................................................................................................................................................................................... ...... tổ chức cho 100% số CBQL và giáo viên tham gia học tiếng Ê đê thì cũng gặp nhiều khó khăn. Nên tôi cũng đã khuyến khích, động viên giáo viên tự học tiếng Ê đê qua đồng nghiệp là người dân tộc, cộng đồng hoặc học sinh của mình. Nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên trong quá trình tự học, giảm một số tiết dạy để giáo viên có thời gian đi sưu tầm, tìm tài liệu học tập. Nhiều giáo viên đã nắm được những từ ngữ cơ bản phục phụ cho công tác giảng dạy. Giáo viên biết sử dụng một số tiếng dân tộc cơ bản để giao tiếp với học sinh thân thiện, gần gũi hơn. Và đó là điều kiện để giải thích cho các em hiểu được những tiếng, từ, câu khó, hướng dẫn cho các em phát âm tiếng Việt một cách chính xác hơn. Ví dụ: Khi giải nghĩa một số từ khó, để giúp các em hiểu nghĩa và nhớ lâu nghĩa của từ thì giáo viên dùng tiếng mẹ để để giải thích. Khi giải thích nghĩa của từ “mênh mông” , giáo viên dùng tiếng mẹ đẻ là: “prong pring” để giải nghĩa. Có như vậy học sinh mới hiểu và nhớ lâu hơn d. Tổ chức “ Giao lưu tiếng Việt giữa các khối lớp” Chương trình "Giao lưu tiếng việt của chúng em" là một hoạt động rất ý nghĩa và thiết thực đối với học sinh dân tộc thiểu số, nhằm khơi dậy ở các em học sinh dân tộc lòng ham thích tiếng việt, yêu quý trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc. Thông qua giao lưu giúp cho học sinh có cơ hội được giao lưu tiếng Việt, hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt và tình yêu tiếng Việt, phát huy kỹ năng nghe nói, đọc, viết và khả năng diễn thuyết của các em học sinh dân tộc. Giao lưu còn tạo cho các em sân chơi lý thú, không khí vui tươi "Học mà chơi, chơi mà học". Hàng năm, nhà trường đã tổ chức giao lưu tiếng Việt giữa các lớp trong khối với nhau. Nội dung giao lưu phong phú như hát, múa, hò, vè, đọc thơ, thi chữ viết đẹp, diễn thuyết theo chủ đề, . Nhà trường ban hành kế hoạch sớm, nội dung kế hoạch cụ thể nên các lớp đã xây dựng kế hoạch tập luyện, đầu tư bài bản, do đó buổi Giao lưu tiếng Việt của năm học nào cũng thành công tốt - 9 - Một số giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS ................................................................................................................................................................................................................................... ...... tiên cho dạy tiếng Việt. Thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh ở mọi lúc, mọi nơi. Tích hợp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc vào tất cả các môn học, hoạt động giáo dục và trong từng hoạt động, trong suốt tiến trình của tiết dạy. Ví dụ: Trong giờ dạy Toán, các yêu cầu của bài tập giáo viên phải gọi học sinh đọc. Khi thực hiện các phép tính cần tăng cường tiếng Việt bằng cách cho học sinh trình bày cách thực hiện phép tính đó hoặc khi giải xong bài toán, giáo viên gọi nhiều học sinh nối tiếp đọc lại bài giải trước lớp Luyện nói cho các em thông qua việc trả lời câu hỏi của bài hoặc kể chuyện; tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học gần gũi với đời sống các em Ví dụ: Trong các tiết học, giáo viên luyện cho học sinh trả lời câu hỏi đầy đủ. Tận dụng tối đa tranh minh họa và đồ dùng dạy học, sử dụng các vật thật để giải nghĩa từ,tránh giải thích dài dòng vì vốn từ Tiếng Việt của các em còn hạn chế như cái đèn pin, giá đỗ, các loại hoa, Trong tất cả các tiết dạy, nhất là Tiếng Việt, giáo viên có kế hoạch để các em yếu Tiếng Việt được nói, được quan tâm nhiều hơn, qua đó các em được thực hành thường xuyên về việc sử dụng ngôn ngữ. Từ đó giáo viên cũng có điều kiện và cơ hội hiểu hơn những mặt yếu của các em để giúp các em khắc phục những điểm yếu đó trong từng tiết học . Chỉ đạo đội ngũ giáo viên làm tốt công tác duy trì sĩ số. Nắm bắt sĩ số học sinh hàng ngày trên lớp, tìm hiểu nguyên nhân học sinh nghỉ học có biện pháp phối kết hợp với nhà trường, gia đình, đoàn thể động viên các em đi học đều nhằm tiếp thu kiến thức được liên tục để đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng lớp học và cơ hội được tăng cường tiếng Việt nhiều hơn. - 11 -
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_chi_dao_tang_cuong_tieng_vie.doc