Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS

doc 32 trang skquanly 30/04/2025 370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS
 A- phần mở dầu
I- lí do chọn đề tài
 Đất nước ta đang chuyển mình theo sự vận động và phát triển của các 
nước trên thế giới, sự chuyển mình đó chính là từng bước phát triển sự nghiệp 
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó, nhân tố con 
người đóng vai trò là vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội xây dựng đất 
nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã đầu tư phát triển giáo dục “đầu tư cho 
giáo dục là đầu tư cho con người”, “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Như 
vậy con người được đặt ở trung tâm chiến lược, trong đó lớp thiếu niên, nhi 
đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người làm chủ tương lai đất nước 
sau này.
 Nhiệm vụ, mục tiêu Giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi 
dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
Giáo dục phải đào tạo ra những con người có tính tự chủ, năng động, sáng tạo, 
có kiến thức văn hoá, đặc biệt phải có lòng nhân ái yêu đất nước, yêu CNXH .
 Với nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục, giáo dục THCS đóng vai trò, vị 
trí đặc biệt quan trọng. Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung 
đã học ở tiểu học, đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản 
về Tiếng Việt, Toán, Lịch sử dân tộc, kiến thức về khoa học xã hội, khoa học tự 
nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ . Tuy nhiên, trong quá trình dạy học và 
giáo dục ở THCS không chỉ thuần tuý dạy cho học sinh những kiến thức văn 
hoá mà chúng ta phải có những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 
(GDNGLL) để kích thích sự hứng thú học tập của học sinh nhằm nâng cao chất 
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Mặt khác, ở nhà trường phổ thông, nhân 
cách học sinh được hình thành hai con đường cơ bản: con đường dạy học và con 
đường GDNGLL. 
 Tâm lí học cho thấy lứa tuổi học sinh ở bậc THCS (từ 11 đến 15 tuổi) 
là lứa tuổi chuyển tiếp giữa trẻ con và người lớn. ở giai đoạn này, các em rất ưa 
hoạt động, thích tự lập, muốn bắt chước người lớn và học làm người lớn. Tuy 
nhiên đây cũng là giai đoạn mà sự phát triển về thể chất, về tâm lí ở các em 
 1 II- Mục đích nghiên cứu
 Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở nhà 
trường THCS, cùng với những quan điểm chỉ đạo hoạt động GDNGLL của các 
ngành và tình hình chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở trường THCS Xi Măng Thị 
xã Bỉm Sơn- Thanh Hoá để tìm ra những biện pháp hữu hiệu chỉ đạo hoạt động 
GDNGLL ở trường THCS Xi Măng Bỉm Sơn giai đoạn 2007-2010, góp phần 
nâng cao chất lượng của các hoạt động GDNGLL ở trường THCS. 
III- Nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở 
nhà trường THCS. 
 - Nghiên cứu thực trạng của vấn đề chỉ đạo hoạt động GDNGL ở nhà 
trường THCS.
 - Nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở trường 
THCS.
IV- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 1, Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở 
trường THCS .
 2, Phạm vi nghiên cứu :
 - Phạm vi nghiên cứu của đề tài rất rộng, tôi chỉ nghiên cứu các biện 
pháp chỉ đạo chương trình hoạt động GDNGLL ở nhà trường THCS. 
 - Vận dụng biện pháp đó để chỉ đạo hoạt động GDNGLL tại trường 
THCS Xi Măng Thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hoá
V- Phương pháp nghiên cứu
 Đề tài đã sử dụng các nhóm phương pháp sau: 
 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu văn bản, tài liệu về 
chương trình hoạt động GDNGLL ở trường THCS để vận dụng vào quá trình 
nghiên cứu.
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát qua quá trình 
thực tế , thu thập thông tin, khảo sát điều tra tình hình thực tiễn, phân tích và 
tổng kết kinh nghiệm.
 3 B- Phần nội dung
 Chương I: Cơ sở lí luận của vấn đề chỉ đạo hoạt động giáo dục 
 ngoài giờ lên lớp ở trường THCS 
I. Cơ sở lí luận 
1. Một số khái niệm
 1.1. Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp là gì? 
 Hoạt động GDNGLL là hoạt động cơ bản được thực hiện một cách có 
mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm thực thi quá trình đào toạ nhân cách 
học sinh, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội.
 Hoạt động GDNGLL là những hoạt động tổ chức ngoài giờ của các môn 
học ở trên lớp, là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí 
thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của HS.
 1.2. Thế nào là chỉ đạo? 
 Là hướng dẫn cụ thể một công việc, hoạt động nào đó theo một đường 
lối, chủ trương nhất định. 
 1.3. Thế nào là biện pháp?
 Cách thức, con đường, thực hiện, tiến hành một hoạt động nào đó, 
một công việc nào đó.Hoặc có thể hiểu một cách đơn giản là cách làm một việc 
nào đó.
 1.4. Biện pháp chỉ đạo hoạt động GDNGLL là như thế nào?
 Biện pháp chỉ đạo hoạt động GDNGLL là hướng dẫn cách làm, cách 
thực hiện, cách tiến hành chương trình hoạt động GDNGLL theo qui định của 
Bộ GD &ĐT. Qua đó hoàn thiện qui trình sư phạm toàn diện thống nhất, góp 
phần phát triển nhân cách của người học sinh một cách tích cực. 
2. Mục tiêu của hoạt động GDNGLL
 Hoạt động GDNGLL ở trường THCS nhằm: 
 2.1.Hoạt động GDNGLL ở trường THCS nhằm củng cố và khắc sâu 
những kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu biết cho HS về các 
lĩnh vực đời sống, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập 
thể của HS. 
 5 Hoạt động GDNGLL thực chất là việc tổ chức giáo dục thông qua 
những hoạt động thực tiễn của học sinh về mọi mặt qua đó giúp các em hình 
thành và phát triển nhân cách theo những định hướng giáo dục đã được xác 
định.
4. Nhiệm vụ của hoạt động GDNGLL
 4.1. Nhiệm vụ về giáo dục về nhận thức:
 4.1.1. Bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức đã được học trên 
lớp, ngoài ra còn giúp cho học sinh có những hiểu biết mới về thế giới xung 
quanh, cộng đồng xã hội.
 4.1.2. Giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết 
những vấn đề do đời sống đặt ra.
 4.1.3. Giúp học sinh có hướng nhận thức, biết tự điều chỉnh hành vi, 
đạo đức, lối sống và qua đó càng làm giàu kinh nghiệm sống cho các em.
 4.1.4. Giúp học sinh những hiểu biết nhất định về truyền thống văn 
hoá, đấu tranh cách mạng của quê hương, đất nước, tăng thêm hiểu biết về Bác 
Hồ, về Đảng, về Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên Tiền phong  để các em thực 
hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh và người đội viên.
 4.1.5. Giúp học sinh có những hiểu biết tối thiểu về các vấn đề có tính 
thời đại như chiến tranh, hoà bình, hữu nghị, môi trường, dân số, pháp luật
 4.2. Nhiệm vụ giáo dục về thái độ:
 4.2.1. Hoạt động GDNGLL phải tạo cho học sinh sự hứng thú và ham 
muốn hoạt động. Vì vậy nó đòi hỏi nội dung, hình thức và qui mô hoạt động 
phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi và nhu cầu các em.
 4.2.2. Hoạt động GDNGLL từng bước hình thành cho học sinh niềm 
tin vào những giá trị mà các em phải vươn tới, đó là niềm tin vào chế độ XHCN 
đang đổi mới mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, tin vào tiền đồ của tương lai 
đất nước. Từ đó các em có lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp thêm 
truyền thống của trường, lớp của quê hương mình, mong muốn vươn lên thành 
con ngoan trò giỏi, đội viên tích cực để trở thành công dân có ích cho xã hội 
mai sau.
 7 các hoạt động tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường, địa phương, dân 
tộc; các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện.
 5.1.2. Hoạt động văn hoá, nghệ thuật 
 Nội dung của hoạt động văn hoá, nghệ thuật hướng vào việc giáo dục 
cho học sinh có được những hiểu, những tình cảm chân thành với con người, với 
Tổ quốc, với thiên nhiên và với cả chính bản thân mình. Nội dung cuả hoạt 
động văn hoá, nghệ thuật thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: sinh 
hoạt văn nghệ, các cuộc thi, tổ chức đi xem phim, xem biểu diễn văn nghệ, các 
cuộc tham quan du lịch hay cắm trại, các câu lạc bộ chuyên đề phù hợp với lứa 
tuổi.
 5.1.3. Hoạt động thể dục, thể thao
 Hoạt động TDTT sẽ giúp học sinh có điều kiện để rèn luyện thể lực, 
tăng cường sức khoẻ, hình thành nhiều phẩm chất tốt.
 Hoạt động TDTT diễn ra dưới nhiều hình thức như: thể dục giữa giờ 
chống mệt mỏi; các hình thức nghỉ ngơi tích cực (thể dục nhịp điệu, đá cầu, 
nhảy dây, các trò chơi tập thể); hoạt động của các đội bóng đá mi ni, cờ vua, 
điền kinh, hoạt động thể dục thể thao trong ngày hội vui khoẻ, ngày hội thể thao 
toàn trường.
 5.1.4. Hoạt động theo hứng thú khoa học, kỹ thuật
 Nội dung của các loại hình này nhằm đáp ứng những hứng thú và niềm 
say mê tìm tòi cái mới trong học tập, ứng dụng kiến thức của học sinh vào thực 
tế. Đó là các hoạt động của câu lạc bộ theo chuyên đề; sưu tầm tìm hiểu về xã 
hội, khoa học, về các hiện tượng của tự nhiên, về các danh nhân, các nhà bác 
học, những tấm gương ham học, về các ngành nghề trong xã hội; tham quan cơ 
sở sản xuất, các doanh nghiệp
 5.1.5. Hoạt động lao động công ích
 Là những hoạt động trong đó học sinh tham gia giữ gìn và bảo vệ môi 
trường cảnh quan của nhà trường, của địa phương bằng những việc làm hữu ích, 
thiết thực, phù hợp với khả năng và hứng thú của các em.
 5.1.6. Hoạt động vui chơi giải trí
 9 nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ trong đời sống tập thể hàng ngày ở 
nhà trường.
 Tiết sinh hoạt dưới cờ được tổ chức theo quy mô toàn trường với sự 
tham gia điều khiển của giáo viên và học sinh. 
 Nội dung hoạt động của tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần gắn liền với nội 
dung hoạt động của chủ điểm giáo dục tháng. Đó là các nội dung hoạt động 
như: báo các kết quả thi đua, rèn luyện các tập thể và cá nhân trong trường; phát 
động thi đua theo một chủ đề nhất định; tổ chức hoạt động văn nghệ, vui chơi 
giải trí; nghe nói chuyện chuyên đề; giao lưu giữa các tập thể lớp; tổ chức các lễ 
kỉ niệm
 6.2. Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
 Tiết sinh hoạt cuối tuần là một dạng hoạt động GDNGLL, là một hình 
thức tổ chức giáo dục tự quản cho HS và là một trong những biện pháp cơ bản 
góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Đây cũng là dịp để học sinh làm 
quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ 
năng cơ bản và cần thiết của người học sinh THCS. 
 Tiết sinh hoạt cuối tuần do học sinh cùng nhau tự tổ chức dưới sự 
giúp đỡ, cố vấn của giáo chủ nhiệm.
 Nội dung của tiết sinh hoạt lớp cuối tuần gắn với nội dung hoạt động 
của chủ điểm giáo dục tháng, phù hợp với nhu cầu và hứng thú của học sinh.
 6.3. Ngày hoạt động cao điểm trong tháng
 Mỗi chủ điểm giáo dục có một ngày hoạt động cao điểm, đó là ngày 
kỉ niệm lịch sử trong tháng. Đây là dịp để học sinh thể hiện kết quả hoạt động 
của một tháng và được coi là ngày hội của các em. Trong ngày hoạt động cao 
điểm, học sinh có thể tham gia với nhiều vai trò khác nhau.
 Ngày hoạt động cao điểm giúp học sinh có cơ hội mở rộng quan hệ 
giáo tiếp vớ bạn bè, với thầy cô giáo, với mọi người, với cộng đồng, với môi 
trường tự nhiên. Do đó nó có tác dụng bồi dưỡng cho học sinh thái độ và tình 
cảm trong sáng, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng cơ bản khác.
 Ngày hoạt động cao điểm có thể tổ chức theo đơn vị lớp, theo khối, 
qui mô toàn trường. 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_chi_dao_hoat_dong_giao_duc_n.doc