Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non

docx 96 trang skquanly 30/06/2024 1700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
 TRƯỜNG MẦM NON TẢ THANH OAI B
 BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN THỰC HIỆN TỐT
CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
 CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
 Lĩnh vực : Quản lý
 •
 Cấp học : Mầm non
 Tên tác giả : Nguyễn Thị Tình
 Đơn vị công tác : Trường mầm non Tả Thanh Oai B
 Chức vụ : Phó hiệu trưởng
 NĂM HỌC: 2022 - 2023 * Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch “Trường học an toàn và phòng tránh 
tai nạn thương tích cho trẻ”.
 Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện công tác xây dựng trường học 
an toàn, phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ với mục tiêu: Nâng cao nhận thức, 
trách nhiệm cho cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh, từ đó thay đổi hành vi 
nếp sống phù hợp để hạn chế những tai nạn thương tích, chú trọng phòng tránh tai 
nạn giao thông, bạo lực học đường, đuối nước, dị vật đường thở, điện giật, bỏng, 
ngã trầy da... giảm tối đa tỉ lệ tai nạn thương tích trong và ngoài trường.
 Xây dựng kế hoạch trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích:
 Phối hợp xây dựng kế hoạch “Trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc” 
bám sát chủ đề năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì với 
nhiệm vụ trọng tâm chỉ đạo giáo viên 20 lớp xây dựng môi trường lớp học xanh, 
sạch, đẹp, đảm bảo an toàn cả về thể chất và tinh thần cho trẻ.
 Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn 
thương tích trong trường với đầy đủ các thành phần.
 Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống tai nạn 
thương tích, xây dựng lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc trong từng lớp.
 Xây dựng kế hoạch giáo dục năm học, chỉ đạo giáo viên các lớp lồng ghép 
tích hợp phòng chống chống tai nạn thương tích, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho 
trẻ vào trong các hoạt động giáo dục phù hợp với chủ đề, sự kiện tháng.
 Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn 
phòng chống tai nạn thương tích, “Xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, hạnh 
phúc”, “Lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc”, “Nhà vệ sinh thân thiện” qua website: 
 Fanpage trường.
 Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Phòng chống tai nạn thương tích” 
cấp huyện. Tự đánh giá các nội dung của bảng kiểm trường học an toàn, phòng 
chống tai nạn thương tích của nhà trường cuối năm học.
 Thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn 
thương tích cho trẻ:
 Triển khai thực hiện quy chế và kế hoạch cả năm học, hàng tháng có kế hoạch 
cụ thể với các nội dung phù hợp với từng thời điểm.
 Tổ chức học tập quy chế và kế hoạch tại buổi học tập nhiệm vụ đầu năm học. 
Phát tài liệu quy chế trường học an toàn và kế hoạch xây dựng trường học an toàn, 
phòng chống tai nạn thương tích tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên.
 Phối hợp với Ban giám hiệu phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận 
phù hợp với vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ được giao. * Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo vệ 
bản thân, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích vào chương trình chăm 
sóc giáo dục trẻ.
 Việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích 
cho trẻ theo hướng tích hợp với các hoạt động học, vui chơi, các trò chơi, tình 
huống giả định trong các hoạt động khác không những phù hợp với tâm lý trẻ mà 
còn tạo được nhiều cơ hội để giáo viên giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho 
trẻ, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục.
 Chỉ đạo giáo viên xây dựng ngân hàng, nội dung lồng ghép giáo dục trẻ nhận 
biết những nguy cơ không an toàn xảy ra với trẻ, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho 
trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ một cách cụ thể.
 Thông qua giờ đón, trả trẻ: Chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động trò chuyện 
giúp trẻ nhận biết các dấu hiệu gây ra tai nạn thương tích.
 Thông qua hoạt động học: Chỉ đạo giáo viên đổi mới tổ chức hoạt động học 
giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ thông qua các hoạt động 
khám phá, hoạt động làm quen văn học, làm quen với toán, phát triển vận động,... 
Trong đó, giáo viên cần lựa chọn đề tài đi sâu vào nội dung phòng tránh tai nạn 
thương tích đưa vào hoạt động khám phá, hoạt động nhận biết phù hợp với chủ đề 
tháng.
 Thông qua hoạt động ngoài trời: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép dạy trẻ những 
kỹ năng cần thiết để an toàn khi chơi, tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các lớp, 
giao lưu giữa các tổ trong lớp về kiến thức tự bảo vệ và cách xử trí các tình huống 
cô đặt ra.
 Thông qua hoạt động vui chơi: Giáo viên cho trẻ trải nghiệm trong môi 
trường phong phú, tạo cơ hội để trẻ được tiếp cận sâu, rộng hơn với thế giới hiện 
thực của người lớn.
 Thông qua giờ ăn, ngủ: Chỉ đạo giáo viên kể cho trẻ nghe những câu chuyện 
có nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
 Thông qua hoạt động nêu gương: Đưa một số nội dung kỹ năng tự bảo vệ 
vào tiêu chí nêu gương bé ngoan.
 Thông qua hoạt động ngoại khóa, vui chơi tập thể: Hướng dẫn giáo viên giáo 
dục trẻ ý thức tự bảo vệ bản thân, các hành vi văn minh khi tham gia giao thông.
 * Biện pháp 4: Tạo môi trường xanh, an toàn, hạnh phúc và tổ chức tốt 
chuyên đề “Phòng chống tai nạn thương tích” nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm 
vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
 Môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. 
Nó được ví như ngôi nhà thứ hai của trẻ, có vai trò quan trọng trong công giáo viên ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM, Montessori đổi mới tổ chức 
hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích. Sắp xếp thời gian dự giờ 
chuyên đề để đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm cho giáo viên trước khi tổ chức 
kiến tập toàn trường đến Ban giam hiệu, tổ chuyên môn và đại diện phụ huynh của 
nhà trường, của lớp đạt hiệu quả cao nhất.
 Bên cạnh đó, với nhiệm vụ trọng tâm của năm học tổ chức kiến tập chuyên 
đề “Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ cho đội 
ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non” do 
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì giao đạt kết quả tốt.
 * Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá giáo viên thực hiện công 
tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
 Để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại 
các lớp cũng như chất lượng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thì khâu kiểm tra, đánh 
giá, thăm lớp dự giờ đóng vai trò quan trọng.
 Tôi thực hiện kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác xây dựng môi trường 
lớp học, lồng ghép các nội dung phòng chống tai nạn thương tích, giáo dục kỹ 
năng tự bảo vệ cho trẻ qua tổ chức tốt các hội thi, chuyên đề trọng tâm trong năm 
học,... hay thăm lớp dự giờ hàng ngày là một biện pháp rất cần thiết và có hiệu quả 
trong công tác quản lý.
 Tôi luôn xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức 
của từng đợt kiểm tra
 Nội dung kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra việc thực hiện xây dựng môi trường 
giáo dục an toàn phòng chống nguy cơ gây thương tích cho trẻ, lồng ghép nội dung 
nhận biết nguy cơ gây thương tích cho trẻ cũng như nội dung giáo dục kỹ năng tự 
bảo vệ bản thân cho trẻ. Kiểm tra việc thực hiện quy chế trường học an toàn, quy 
chế chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại các lớp. Kiểm tra công tác tuyên truyền 
về chăm sóc sức khoẻ phòng chống dịch bệnh, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự 
phục cho trẻ tại các lớp.
 Hình thức: Kiểm tra đột xuất và kiểm tra báo trước.
 Phương pháp: Thông qua phiếu dự giờ và xây dựng mẫu phiếu kiểm tra, đánh 
giá giáo viên. Đánh giá qua kỹ năng của trẻ trong các hoạt động.
 * Biện pháp 6: Chỉ đạo giáo viên làm t ốt công tác tuyên truyền, phối 
hợp với phụ huynh và cộng đồng để phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
 Công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường 
mầm non thôi chưa đủ mà cần phải có sự kết hợp hài hòa từ phía gia đình trẻ và 
cộng đồng để đạt hiệu quả cao hơn, đồng bộ hơn. dưỡng, giáo dục trẻ, luôn nhận thức rõ phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 
trong trường mầm non là nhiệm vụ cấp thiết.
 Làm tốt công tác tham mưu với Hiệu trưởng, lãnh đạo các cấp bổ sung cơ sở 
vật chất cho các lớp, tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn về 
phòng tránh và xử lý các tai nạn thương gặp ở trẻ.
 Tổ chức các hoạt động truyền thông với phụ huynh và nhân dân trên địa bàn 
xã nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch bệnh, phòng 
chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường cũng như ở nhà.
 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc phòng chống tai nạn 
thương tích, phòng chống cháy nổ góp phần xây dựng môi trường giáo dục an 
toàn, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện 
nay.
 6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
 Qua một năm áp dụng các biện pháp “Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công 
tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” cùng với 
sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên trong trường, tôi đã thu được một 
số kết quả tốt, rất khả quan. Các biện pháp có tính lan toả tới các đồng nghiệp, đã 
được triển khai, áp dụng tại nhà trường đạt hiệu quả cao. Kết quả cụ thể như sau:
 * Hiệu quả về mặt kinh tế:
 Các biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác phòng, chống tai nạn 
thương tích cho trẻ trong trường mầm non là giải pháp hiệu quả góp phần xây dựng 
môi trường giáo dục an toàn cho trẻ tại nhà trường, sẽ làm giảm chi phí bổ sung 
các trang thiết bị phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, phòng chống cháy nổ, 
phòng cháy chữa cháy trong nhà trường. Giảm chi phí dành cho công tác bồi dưỡng 
nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng tránh tai nạn thương tích cho đội ngũ cán 
bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
 Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, kịp thời phòng ngừa, tránh 
lây lan dịch bệnh, vì vậy tiết kiệm được kinh phí cho công tác xây dựng trường 
học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ đều đạt, nhà trường được 
công nhận là “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ”.
 * Hiệu quả về mặt xã hội:
 Việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ 
quan trọng hàng đầu ở trong các cơ sở giáo dục mầm non góp phần đảm bảo sự an 
toàn tuyệt đối về thể chất cũng như tinh thần cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Các biện 
pháp đưa ra nhằm hạn chế tối đa những tai nạn, rủi ro đáng tiếc xảy ra với Đối với bản thân:
 Bản thân đúc rút, có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo 
các hoạt động chuyên môn trong nhà trường đặc biệt là công tác chỉ đạo giáo viên 
thực hiện tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại trường cũng như 
nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ tạo nên 
thương hiệu riêng “Trường học an toàn - hạnh phúc - Nơi ươm mầm nhân cách trẻ 
thơ” của nhà trường.
 7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần 
đầu hoặc áp dụng thử nếu có:
 Nhà trường đã thực hiện hiệu quả môi trường giáo dục bám sát chủ đề năm 
học “Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - hạnh phúc” đảm bảo an toàn 
phòng chống tai nạn thương tích theo Thông tư 13/2010 và Thông tư 51/2021 của 
Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định xây dựng trường học an toàn, phòng chống, 
tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non với chi phí thấp nhờ sự huy 
động sức sáng tạo cũng như nguồn lực từ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường, 
phụ huynh học sinh cũng như nhân dân trên địa bàn đã đóng góp chậu hoa, cây 
cảnh, cây ăn quả, đồ dùng, phương tiện, nguyên vật liệu phục vụ xây dựng môi 
trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và hạnh phúc cho trẻ.
 100% giáo viên trong trường đã nâng cao nhận thức của mình về vấn đề giáo 
dục trẻ nhận biết, phòng tránh nguy cơ không an toàn, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ 
cho trẻ và đã lập kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân phù hợp với lứa 
tuổi của trẻ; 95% trở lên giáo viên đưa các nội dung phòng chống tai nạn thương 
tích, kỹ năng tự bảo vệ bản thân lồng ghép vào dạy trẻ một cách linh hoạt, hiệu 
quả. 100% giáo viên nắm vững các kiến thức, kỹ năng sơ cứu và xử lý ban đầu với 
những tai nạn thương tích thường gặp với trẻ.
 Đa số trẻ có kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh các nguy cơ 
gây thương tích với bản thân và biết cách xử phù hợp với tình huống.
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Thanh Trì, ngày 18 tháng 4 năm 2023
 Người nộp đơn
 Nguyễn Thị Tình

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_chi_dao_giao_vien_thuc_hien.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác phòng chống tai nạn thương.pdf